Phần khó khăn:

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng (Trang 50 - 55)

TNHH LD CHÍ HÙNG 2.1 Khái quát về công ty TNHH LD Chí Hùng :

2.3.2 Phần khó khăn:

Ngoài những thuận lợi trên thì công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn đối với việc thanh toán hàng hóa XNK khi áp dụng phương thức chuyển tiền.

* Rủi ro do công ty nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện giao hàng CIF mà bên xuất khẩu chọn hãng tàu không tin cậy và trong quá trình xếp hàng không đúng quy định hay chuyên chở làm ảnh hưởng gây hư hỏng hàng hóa của bên nhập khẩu. Rủi ro do bên xuất khẩu dùng chứng từ bảo hiểm không hợp lệ nếu bên nhập khẩu theo điều kiện CIF.

* Rủi ro công ty ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với hình thức thanh toán T/T trong 60 ngày sau khi giao hàng nên khách hàng sẽ thanh toán chậm trễ hơn so với trên hợp đồng đã ký. Công ty sẽ không kiểm soát được quyền chủ động

về việc thu tiền hàng xuất khẩu, khả năng khách hàng thanh toán chậm hơn khi sử dụng phương thức T/T và sẽ thanh toán không đủ giá trị hóa đơn thương mại từng lô hàng.

Biểu đồ tình hình thanh toán 2007-2009

-20,000 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Năm 1 0 0 0 U S D DT XK TT DT XK 99,003 109,449 58,351 TT 95,035 102,386 53,125 2007 2008 2009

Nguồn: phòng kế toán công ty

Biểu đồ 2.8 Tình hình thanh toán T/T xuất khẩu của công ty năm 2007-2009

Biểu đồ 3.8 cho ta thấy rằng do khách hàng thanh toán chậm không đủ doanh thu từng năm, làm ảnh hưởng thanh lý tờ khai hải quan xuất khẩu và chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng. Năm 2007 doanh thu là 99,003 ngàn usd nhưng chỉ nhận được giá trị thanh toán 95,035 ngàn usd, chứng từ thanh toán thiếu 3,968 ngàn usd. Trong hợp đồng ngoại thương điều khoản thanh toán là sau 60 ngày kể từ khi nhận hàng nhưng khách hàng trả chậm làm cho các tờ khai đến ngày thanh lý mà chứng từ thanh toán chưa hoàn toàn đầy đủ. Việc này gây tổn thất về thời gian cho công ty vì phải chờ đợi cho đến khi nào khách trả đủ tiền mới chuẩn bị hồ sơ thanh lý tờ khai nhập theo ngày đăng ký tờ khai xuất. Ngoài ra công ty sẽ bị phạt vi phạm hành chính nếu hồ sơ thanh lý chậm hoàn tất.

Tình huống 3: Ngày 01/08/2009 Công ty Chí Hùng và PT Chingluh Indonesia có ký hợp đồng xuất khẩu lô hàng đế giày, công ty xuất khẩu sang Indonesia với chi tiết sau:

- Số lượng : 19.136 đôi, trị giá khoảng 99,507.20 usd, số hóa đơn thương mại PCLI0908018. Ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu là 15/08/2009.

- Ngày giao hàng 18/08/2009, điều kiện giao hàng: FOB – Ho Chi Minh port - Điều kiện thanh toán : bằng T/T 100% sau 30 ngày giao hàng.

Với những thông tin trên hai bên căn cứ theo hợp đồng mà thực hiện công việc của mỗi bên. Nhưng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thanh toán trên thì bên mua Chingluh Indo đã thanh toán trễ hạn, vì cho đến ngày 25/09/2009 công ty Chí Hùng mới nhận được giấy báo có của ngân hàng (lưu ý: T/T đến trễ không do hệ thống mạng của ngân hàng)

Phân tích tình huống trên: sau khi giao hàng và gửi chứng từ cho bên mua, công ty có lập bảng kê chi tiết thanh toán của khách hàng và theo dõi quá trình T/T của khách. Phía công ty thì căn cứ vào ngày đăng ký tờ khai để đòi tiền bên mua, viết email nhắc nhở khách nhằm đề nghị khách hàng T/T. Nhưng phía khách hàng có email phản hồi là họ sẽ T/T sau khi họ nhận hàng. Ở đây có một vấn đề không rõ ràng đó là công ty căn cứ theo ngày tờ khai còn khách hàng căn cứ theo thời gian nhận hàng. Nếu căn cứ vào ngày đăng ký tờ khai xuất mà khách không trả tiền thì sẽ ảnh hưởng đến công tác thanh lý tờ khai nhập cho hàng xuất của công ty. Một vấn đề nữa, nếu đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp ví dụ như thiếu vốn để thanh toán cho nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải đi vay vốn của ngân hàng để trả tiền mua nguyên vật liệu, nếu vay vốn thì phải trả lãi làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng thanh toán chậm thì doanh nghiệp bị mất đi một khoản tiền lãi nhàn rỗi. Do vậy, công ty và khách hàng của mình khi đàm phán hợp đồng nên thương lượng rõ ràng các điều kiện trước khi ký kết.

* Phương thức T/T trả trước cũng mang đến rủi ro cho công ty nếu như đã thanh toán trước 30% giá trị lô hàng rồi nhưng chưa nhận hàng hay người bán không

giao hàng, hoặc giao hàng trễ gây lãng phí thời gian, chậm tiến độ sản xuất…Thay vì trả sau công ty sẽ yên tâm hơn trong việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Chuyển tiền trả trước mặc nhiên người bán đã hưởng lợi giá trị của lô hàng, xem như họ đã chiếm dụng một phần nguồn vốn của công ty trong khi họ chưa giao hàng. Phần trả trước chiếm tỷ lệ không nhỏ trong thanh toán quốc tế tại công ty và coi như đó là khó khăn khi thực hiện thanh toán trước cho người bán.

Tình huống 4: Ngày 01/06/2009 Công ty Chí Hùng (bên A) và công ty Prime Asia LTD ở Pusan, Hàn Quốc (bên B) ký hợp đồng nhập khẩu dung dịch keo hóa chất. Sau khi hai bên bàn bạc thống nhất bên A sẽ mua hàng của bên B sau: - Hàng hóa: keo hóa chất với số lượng 1500 kg, trị giá lô hàng khoảng 176,250.15 usd

- Điều kiện giao hàng: CIF – HCM port. Ngày giao hàng 10/06/2009

- Phương thức thanh toán : T/T trả trước 30%, phần còn lại 70% sẽ T/T khi nhận đủ hàng. Bên B sẽ cung cấp hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) cho bên A để thực hiện nghĩa vụ chuyển tiền trước 30%. Vì cần hàng gấp để sản xuất nên bên A đã chấp nhận thanh toán giá trị 176,250.15 usd *30% = 52,875.05 usd vào ngày 05/06/2009.

- Sau khi đã thanh toán 30% nhưng không thấy bên B giao hàng vào ngày 10/06/09. Bên A email, điện thoại hối thúc giao hàng nhưng không nhận được sự phản hồi của bên B. Bên A kiểm tra lại chứng từ hàng hóa thì chỉ có duy nhất hợp đồng đã ký cùng hóa đơn chiếu lệ, đây là nhà cung cấp mới lần đầu tiên công ty hợp tác. Do công ty quá tin tưởng vào sự hợp tác này nên phải chấp nhận rủi ro và công ty đã kiện lên tòa án kinh tế nhờ xem xét giải quyết. Rủi ro này đã gây ra những tổn thất cho công ty như sau: làm cho một dây chuyền sản xuất bị đình trệ, giảm chất lượng sản phẩm làm ra vì không có đủ nguyên vật liệu sản xuất, tốn chi phí đi lại để lấy lại món tiền đã chuyển, mất đi một phần lãi tiền gửi thanh toán, giảm một phần vốn thay vì phải trả cho nhà cung cấp khác.

* Trong hoạt động thanh toán quốc tế việc chuyển tiền thanh toán cho người hưởng lợi là một bên thứ ba không được ngân hàng chấp nhận vì theo công văn

quy định của ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối thì không cho phép các ngân hàng thương mại chuyển tiền cho bên thứ ba. Điều này làm cho doanh nghiệp phải mất thêm một khoảng thời gian để điều chỉnh lại hợp đồng thương mại.

* Tốc độ thanh toán của ngân hàng còn chậm mặc dù công ty đã yêu cầu ngân hàng trích nợ nhưng sau 4 ngày nhà cung cấp gửi email phàn nàn với công ty là họ chưa nhận được tiền, điều này có ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

* Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát làm tỷ giá hối đoái biến động đã ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế tại công ty. Tại thời điểm tháng 10 năm 2009 tỷ giá VND/USD là 17001 (xem phụ lục 2 đính kèm), ở thời điểm này công ty nhập lô hàng theo tỷ giá trên nhưng lô hàng này không thanh toán ngay mà sau 365 ngày mới thanh toán, do tỷ giá biến động nên khi thanh toán thì sẽ có phần chênh lệch tỷ giá thanh toán. Phần chênh lệch này được kết chuyển vào chi phí tài chính của công ty, nếu tỷ giá càng tăng chi phí tài chính sẽ tăng theo mà chi phí tăng thì lợi nhuận của công ty giảm vì phần lợi nhuận được tính theo doanh thu và chi phí. Chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước mỗi năm đều tăng, tỷ giá tăng đã ảnh hưởng đến nhập khẩu của công ty, theo báo cáo hoạt động kinh doanh 2007-2009 cho thấy chi phí tài chính do chênh lệch tỷ giá gia tăng từng năm kéo theo lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí giảm xuống.

* Do các hợp đồng thương mại, hóa đơn, vận đơn chủ yếu là sử dụng bằng tiếng Anh nên khi kiểm tra các loại chứng từ này các nhân viên thường có những sai sót, khi gặp những từ ngữ dùng trong ngoại thương thì phải tra từ điển rất mất thời gian, do đó hiệu suất làm việc sẽ bị giảm sút. Mặt khác, giá trị thanh toán quốc tế tại công ty rất nhiều mà nhân viên thanh toán rất mỏng chỉ có từ 2 – 4 người phụ trách toàn bộ khối lượng các công việc thanh toán, tổ chức nhân sự chưa thật sự hài hòa. Do nhân sự mỏng nên các nhân viên phải tích cực hơn trong công việc, họ làm cũng có đạt hiệu quả nhưng chế độ đãi ngộ của công ty còn thấp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên. Ngoài ra, nhân viên phụ trách thanh toán thiếu trình độ chuyên môn chưa qua đào tạo kỹ càng về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhân viên làm không đúng chuyên ngành, nhân viên kế toán

nhưng lại thực hiện công việc kiểm tra các chứng từ thanh toán quốc tế, nhân viên kế toán thì chỉ có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực kế toán nên họ có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại thương nhất là công việc thanh toán quốc tế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cách xem, kiểm tra bộ chứng từ.

Qua phân tích thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền tại công ty cho thấy những ưu điểm và tồn tại những khó khăn cần phải khắc phục, và chương 4 là chương đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát huy những thế mạnh khi vận dụng phương thức này.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện thực trạng sử dụng phương thức chuyển tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty TNHH LD Chí Hùng (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w