Thị trường Hồng Kông

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công Ty Hải Sản 404.doc (Trang 39 - 42)

Bảng 16: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Hồng Kông

Năm Khối lượng

(tấn)

Kim ngạch (1000USD)

Chênh lệch khối lượng Chênh lệch kim ngạch

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2007 432,03 1.205,42 - - - - 2008 605,31 1.562,3 173,28 40,1 356,88 29,6 2009 460,9 1.178,3 (144,41) (23,9) (384) (24,6) 6th/2009 172,8 441,9 - - - - 6th/2010 235,7 671 62,9 36,4 229,1 51,8 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 12

ĐVT: USD/kg

Năm Giá Chênh lệch so với năm trước

2007 2,79 - 2008 2,58 (0,21) 2009 2,56 (0,02) 6th/2009 2,56 - 6th/2010 2,85 0,29 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 12

Tuy không chiếm tỷ trọng lớn như Hàn Quốc nhưng Hồng Kông cũng là một thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty thì tuy chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ từ 6,4 đến 14% nhưng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông luôn lớn hơn khối lượng, cơ cấu kim ngạch dao động trong khoảng từ 1,5 đến 1,8 lần cơ cấu khối lượng và hầu như không có sự biến động nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ giá xuất khẩu sang Hồng Kông có mức ổn định tương đối cao. Cũng giống như Hàn Quốc, xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang Hồng Kông cũng có sự biến động theo chiều hướng không đồng đều qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010 thì cơ cấu xuất khẩu sang cả Hồng Kông và Hàn Quốc có sự sụt giảm nhẹ do sự thay thế của các thị trường mới. Năm 2008, xuất khẩu sang thị trường này tăng cả về lượng và giá trị nhưng mức tăng về lượng cao hơn nhiều so với mức tăng về giá trị do giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này giảm 0,21 USD/kg so với năm 2007. Sang năm 2009, do sản phẩm cá tra của Việt Nam gặp phải một số sự cố về chất lượng và giá cả tại một số thị trường khác nên ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Hồng Kông do đây là thị trường nhập khẩu cá tra phi lê lớn nhất của công ty khiến không chỉ giảm khối lượng mà giá xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2008, giảm 0,02 USD/kg. Do giá và khối lượng xuất khẩu đều giảm nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này cũng giảm theo, giảm 384 nghìn USD, tương đương 24,6%.

Sang năm 2010, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tăng cao trong khi thiếu hụt nguồn cung từ các doanh nghiệp xuất khẩu khác nên xuất khẩu của công ty vào Hồng Kông đã tăng trở lại cả về lượng và giá xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu đã tăng 229,1 nghìn USD tương đương 51,8% so với cùng kỳ năm 2009.

Đối với thị trường châu Á thì ngoài Hàn Quốc và Hồng Kông thì công ty còn xuất sang hai thị trường nữa là Malaysia và Singapo nhưng với khối lượng không đáng kể. Bên cạnh đó thì từ năm 2009, Nhật Bản, Brunây và Philipin là những thị trường mới của công, tuy với số lượng không lớn nhưng trong tương lai hứa hẹn đây là những thị trường rất tiềm năng do có những thuận lợi về nhu cầu tiêu thụ cũng như chính sách thương mại song phương của các nước này với Việt Nam.

Xét về giá xuất khẩu bình quân của công ty sang Hồng Kông thì nhìn chung mức giá cao hơn so với xuất sang Hàn Quốc phần lớn là do sự khác biệt trong mặt hàng xuất khẩu. Mức giá bình quân xuất sang Hồng Kông có xu hướng giảm từ năm 2007 đến năm 2009 và tăng trở lại vào 6 tháng đầu năm 2010.

4.2.2.3 Thị trường Ai Cập

Tuy chỉ mới chỉ biết đến sản phẩm cá tra và cá basa đông lạnh của Việt Nam từ năm 2005 nhưng Ai Cập đã trở thành đối tác quan trọng của công ty vì ngay từ thời gian đầu nhập khẩu thuỷ sản đặc biệt là cá tra từ Việt Nam thì Gepimex đã là sự lựa chọn của nhiều nhà nhập khẩu Ai Cập.

Năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang Ai Cập tăng 227,5% về lượng và 231,1% về giá trị điều này thể hiện đây là một thị trường rất tiềm năng tiêu thụ cá tra phi lê của công ty nên nếu công ty có thể duy trì sự ổn định về chất lượng sản phẩm và tăng cường khâu marketing thì đây thực sự sẽ là một thị trường lớn trong tương lai. Do sự tăng trưởng đột biến nên xuất khẩu sang Ai Cập từ chỗ chỉ chiếm 3,8% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty năm 2007 đã tăng lên 12,5% trong năm 2008, gần bằng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông.

Bảng 18: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Ai Cập

Năm Khối lượng

(tấn)

Kim ngạch (1000USD)

Chênh lệch khối lượng Chênh lệch kim ngạch

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2007 170,55 420,52 - - - - 2008 558,55 1.392,16 388 227,5 971,64 231,1 2009 112,67 263,4 (445,88) (79,8) (1.128,76) (81,1) 6th/2009 54,85 131,1 - - - - 6th/2010 87,2 226,7 32,35 59 95,6 72,9 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 12

ĐVT: USD/kg

Năm Giá Chênh lệch so với năm trước

2007 2,47 - 2008 2,49 0,03 2009 2,34 (0,15) 6th/2009 2,34 - 6th/2010 2,60 0,26 Nguồn: Tổng hợp từ bảng 12

Tuy nhiên, năm 2009 do cá tra Việt Nam gặp một số sự cố tại thị trường Nga nên bị giới truyền thông tại nước này viện cớ bôi nhọ dẫn đến tiêu thụ cá tra Việt Nam tại thị trường này giảm mạnh do đó xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị, giảm 79,8% về lượng và 81,1% về giá trị. Dẫn đến cơ cấu khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này củng giảm theo, thấp hơn cả mức năm 2007, chỉ chiếm 2% về lượng và 3% về giá trị.

Sang năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này đã tăng trưởng trở lại cả về khối lượng và giá xuất khẩu. Trong đó, khối lượng tăng 59% và kim ngạch tăng 72,9%, đơn giá xuất khẩu trung bình tăng tương đối mạnh, tăng 0,26 USD/kg so với cùng kỳ năm 2009.

Về giá xuất khẩu bình quân sang Ai Cập có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với giá xuất bình quân sang Hồng Kông và không có sự biến đổi nhiều. Năm 2008, giá xuất khẩu bình quân sang Ai Cập tăng nhẹ 0,03 USD/kg so với năm 2007 nhưng sang năm 2009 lại giảm 0,15 USD/kg so với năm 2008 và đơn giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng trở lại và đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 2,6 USD/kg.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công Ty Hải Sản 404.doc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w