Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công Ty Hải Sản 404.doc (Trang 25 - 27)

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước mà còn trực tiếp

ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam vận hành thả nổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước do đó chịu ảnh hưởng rất lớn của quan hệ cung cầu ngoại tệ trong nước. Trong thời gian từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010, tỷ giá USD/VND không ngừng biến động nhưng có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là trong 2 năm gần đây do đó tạo thuận lợi nhiều hơn cho các nhà xuất khẩu.

Trong năm 2007, tỷ giá USD/VND tại các thị trường là tương đối ổn định biến động xung quanh mức giá từ 16.000 – 16.243 VNĐ/USD. Với chủ trương chung tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong năm 2007, 2008 và 2009 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh biên độ tỷ giá hối đoái để tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt hơn sát với cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

14.515 15 15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 19.5 20

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Hình 2: Diễn biến tỷ giá hối đoái bình quân giai đoạn 2007 – 6th/2010

Năm 2008 được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Trong năm 2008, đồng USD liên tục mất giá so với đồng tiền của Trung Quốc, Thái Lan, Phillipin và Indonexia trong khi đồng Việt Nam bị neo vào đồng USD thậm chí có nhiều lúc mất giá so với đồng USD điều này gây bất lợi cho nhập khẩu của Việt Nam nhưng lại kích thích xuất khẩu. Tỷ giá tăng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tuy nhiên do diễn biến bất thường nên cũng gây

khó khăn không ít vì tỷ giá thay đổi liên tục với sự biến động lớn. Riêng đối với Công ty 404 thì do phần lớn chi phí nguyên phụ liệu để chế biến chả cá surimi và cá tra phi lê xuất khẩu là từ nguồn trong nước chỉ có một số ít hóa chất và các chất phụ gia được nhập từ nước ngoài nên việc tỷ giá đồng USD tăng liên tục trong thời gian qua không ảnh hưởng nhiều hay nói cách khác là có lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó do công ty cũng thực hiện hoạt động nhập khẩu để phân phối lại cho các công ty khác trong nước nên tỷ giá tăng phần nào cũng gây thiệt hại đến hoạt động này của công ty.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công Ty Hải Sản 404.doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w