Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 59 - 63)

II. Diễn biến vụ kiện

2. Phân tích lợi thế của phía Việt Nam trong vụ kiện

Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam chế biến và xuất khẩu cu tra, basa "bán phá giá" sang thị

_uất khẩu cá của Việt Nam thấp hơn giá cá nheo của Mỹ. Nhưng đây lại chính là lợi thế đầu tiên và cũng là lợi t0ế lớn n_7t của Việt Nam trong vụ kiện này và các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh ưu thế này là sự thật.

Lý do chính mà các nhà chế biến Việt Nam có thể giảm giá bán các sản phẩm cá tra, basa chính là nhờ "không ngừng cải tiến, áp dụng c°{ tiến b² khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống, nuôi, phòng và chữa bệnh cũng như chế biến".

Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cá tra, basa chủ yếu được nuôi trong lồng bè hoặc đăng quầng trên sông. Cá cũng được nuôi trong ao, nhưng năng suất và chất lượng không cao. Mỗi nhà bè nuôi cá, cũng đồng thời là nơi sinh hoạt của một hộ gia đình với đầy đủ tiện nghi. Bè cũng là nơi chứa nguyên liệu và là nơi chế biến thức ăn cho cá. Nhờ vậy, người nuôi cá không mất tiền thuê ao đìa nuôi cá, không cần thuê nhà ở. Tuy nhiên, vốn đầu tư để đóng 1 lồng bè 50-60 tấn mất khoảng 200 triệu đồng (5m x15 m x5 m) cũng khá lớn. Song bù lại có thể khấu hao 6 - 10 năm và chỉ cần lãi vài năm là hoàn vốn. Cá biệt có những bè lớn cho sản lượng 150- 200 tấn, trị giá cả tỷ đồng. Từ 2 tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp, nghề nuôi 2 loài cá da trơn này đã lan rộng sang các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre và cả Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy hiệu quả mang lại từ nghề nuôi cá tra, basa rất lớn.

So với nghề nuôi cá bè của các nước trong khu vực, nghề nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL đã đạt tới trình độ cao. Từ năm 1995, công nghệ sản xuất con giống ngày càng được hoàn thiện và chuyển giao rộng rãi cho người nuôi. Hiện nay, hầu hết người nuôi có thể tự cho cá tra đẻ nhân tạo. Nhờ đó, giá thành con giống giảm một nửa so với trước đây. Giá cá tra bột 2-3 đ/con, cá giống 300-500 đ/con. Con cá tra, basa được nuôi trong môi trường nước luôn luôn chảy nên có thể nuôi với mật độ cao gấp nhiều lần và tỷ lệ hao hụt rất

thấp so với nuôi cá catfish trong ao ở Mỹ. Khối lượng cá khi thu hoạch có thể đạt 120 -150 kg, thậm chí đến 170 kg/m3 lồng. Đó là chưa kể đến rất nhiều chi phí khác ở Việt Nam cũng thấp hơn ở Mỹ và hiện đang có xu hướng giảm, nhờ liên tục cải tiến lồng bè, sử dụng máy móc trong các khâu trộn thức ăn và cho cá ăn. Một nguyên nhân khác làm giá xuất khẩu cá da trơn giảm mạnh so với trước là do sự chuyển đổi từ cơ cấu sản phẩm. Năm 1999- 2000, filê cá basa (giá cao gần gấp 2 lần filê cá tra) chiếm 70% khối lượng xuất khẩu, trong khi hiện chỉ còn chiếm 10%. Giá thành nguyên liệu cũng giảm 43% (8,5 nghìn đ/kg cá tra so với 15 nghìn đ/kg cá basa) so với trước đây do nông dân thấy cá tra dễ nuôi hơn cá basa nên tập trung nuôi cá tra là chính.

Với giá bán cho nhà chế biến 14.000 đ/kg - tức là chưa đầy 1 USD/kg (giá cá nheo nguyên con khoảng 1,3 USD/kg) - người nuôi cũng lãi ít nhất 30%. Như vậy người nuôi có thể yên tâm sản xuất và nhà chế biến cũng không cần chính phủ trợ cấp. ở Mỹ, chi phí thức ăn nuôi cá nheo chiếm phần lớn giá thành sản xuất, vì người nuôi hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp chế biến từ ngô và đậu nành. Với ưu thế vựa lúa ĐBSCL, nông dân ta tận dụng cám và gạo tấm để trộn với cá tạp làm thức ăn, ít sử dụng thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, người nuôi chủ yếu lấy công làm lãi, nếu có thuê thêm thì tiền công cũng chỉ khoảng 400.000 đ/người/tháng, trong khi 1 giờ công lao động ở Mỹ là 8-10 USD, nên giá thành 1 kg cá thịt rất thấp.

Một lợi thế khác mà nghề nuôi cá nheo ở đồng bằng sông Mississippi khó có thể sánh được là khí hậu ở ĐBSCL rất thích hợp cho sự sinh trưởng quanh năm của cá không như ở Mỹ cá rất chậm lớn về mùa đông. Cá nheo Mỹ sau 18 tháng nuôi mới đạt 1,5 pao (680 g). Cùng sử dụng thức ăn tự chế biến giàu đạm, cá tra chỉ cần 8-10 tháng đạt 1 kg và cá basa là 12-14 tháng đạt 1,5 kg. Gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục đổi mới dây chuyền

sản xuất. Phế liệu cá còn được chế biến thành thức ăn gia súc. Ngoài các sản phẩm philê cá đông lạnh, các DN liên tục đưa ra thị trường các mặt hàng mới như chà bông (ruốc) cá, khô cá, xúc xích cá, cá kho tộ, cá hun khói... Xương cá được chế biến thành dược liệu có giá trị kinh tế cao. Bao tử cá và da cá được chế biến thành món đặc sản. Nhờ vậy đã giúp các nhà chế biến giảm 5- 10% giá thành sản phẩm. Ngoài ra, với nguồn cung cấp nguyên liệu quanh năm, nên các nhà chế biến phát huy tối đa công suất dây chuyền sản xuất tới 300 ngày sản xuất/năm và khấu hao nhanh.

Những lý do thực tế trên đã chứng minh hết sức rõ ràng tại sao giá cá xuất khẩu của Việt Nam lại rẻ hơn giá cá nheo của Mỹ.

Mặt khác Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận đặc biệt là sự ủng hộ của chính người tiêu dùng Mỹ trong vụ kiện này. Ngoại trừ các bang ở phía Nam nước Mỹ ủng hộ CFA, các bang còn lại cho rằng đây là một vụ kiện phi lý. Trước đây, CFA rêu rao rằng “cá Việt Nam giống cá Mỹ như con mèo giống con bò”, giờ họ quay lại nói rằng con mèo ấy đang gây hại cho con bò. Đó là sự tráo trở trong lập luận mà không ai kể cả người Mỹ ưng cả. Các nhà nhập khẩu Mỹ thì cho rằng lý lẽ của CFA không đúng bởi đây là hai nhóm cá khác nhau, tiêu thụ trên thị trường khác nhau. Cá tra và cá basa của Việt Nam không phải là sản phẩm thay thế của cá nheo Mỹ mà chỉ mang thêm sự lựa chọn cho khách hàng mà thôi. Cá nheo của Mỹ chỉ chủ yếu tiêu thụ ở các bang miền nam nước Mỹ, thị trường hạn chế hơn cá basa nhiều.

Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cũng gửi thư cho DOC và ITC để phản đối vụ kiện cá tra, cá basa. Nội dung bức thư nêu rõ thuế chống bán phá giá đã được DOC tính theo phương pháp bất công, không phản ánh công bằng các hoạt động nuôi và chế biến thủy sản của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Sáu thượng nghị sỹ Mỹ thuộc cả hai đảng (Cộng hoà và Dân chủ),

tại 6 bang cũng gửi thư đến ITC kêu gọi cơ quan này đưa ra kết luận công bằng, đúng đắn.

Còn giới báo chí Mỹ thì cho rằng “Cá basa Việt Nam đã viết nên huyền thoại về ngoại giao và những tranh cãi quanh bàn ăn về bảo hộ”. Họ cho rằng trên vũ đài của Luật chống bán phá giá, ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ được nâng đỡ quá nhiều so với đối thủ đến từ nước ngoài. Đối với những ai mong muốn Washington giang tay bảo trợ cho công nhân nước mình thì vụ kiện cá basa quả là đáng khích lệ. Nhưng những ai muốn Mỹ trung thực hơn trong việc biến khẩu hiệu tự do thương mại thành hiện thực thì cho rằng vụ kiện này quả là một trò hề.

Việt Nam không giàu để đi bán phá giá và người dân Việt Nam cũng không yêu quý người Mỹ tới mức hoan hỉ cho không số cá của họ. Một bộ óc thông thường chẳng đời nào làm như vậy.

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)