Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 97 - 106)

II. Một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng của Luật chống bán phá giác ủa

2.Các giải pháp cụ thể

Đối sách đầu tiên và cũng là đối sách hàng đầu trong việc hạn chế ảnh hưởng Luật chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam chính là phải biết biến bất lợi thành lợi thế. Phải tập quen dần với cuộc chơi. Đứng trước một vụ kiện chống bán phá giá, để thành công Việt Nam cần phải chủ động chuẩn bị thật tốt hai yếu tố: kỹ thuật và pháp lý. Về kỹ thuật, cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh ngay từ khâu nguyên liệu đến nuôi trồng, chế biến…Chúng ta cần phải có những hồ sơ trình bày kỹ thuật thật hoàn chỉnh để đối phương không thể bắt bẻ mình. Về mặt pháp lý, việc đầu tiên là chúng ta không chỉ biết lo liệu cho mình mà còn phải thu thập thông tin đầy đủ về đối phương ví dụ như việc họ sẽ nhờ công ty luật nào, lobby ra sao, quan hệ của họ cũng như mẫu thuẫn giữa họ với các nhà nhập khẩu… Hay phải xác định được rằng giá cả cá nheo cũng như của nhiều mặt hàng thủy sản khác của Mỹ tăng cao là do hậu quả của một loạt những yếu tố như: sự hợp nhất giữa các công ty cá nheo, một nền kinh tế suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi và sự kiện ngày 11/9… chứ không phải nguyên nhân giá cá tra, cá basa rẻ hơn là do Việt Nam bán phá giá. Điều này có lẽ sẽ rất cần thiết khi sắp tới đây Mỹ sẽ kiện Việt Nam bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ. Lần này Mỹ sẽ phải đối đầu với 16 nước, trong đó Việt Nam đã dày dạn kinh nghiệm và chủ động hơn;

Về phía các cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn công tác quản lý xuất nhập khẩu và việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam nhằm kiểm soát được chính xác số liệu hàng xuất khẩu của Việt Nam đồng thời hạn chế tối đa việc C/O bị làm giả hoặc bị lợi dụng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi qua thực tế các vụ kiện chống bán phá giá vừa qua giữa Việt Nam và các nước khởi kiện thường có sự khác biệt lớn về số liệu thống kê hàng xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam;

Thêm nữa, Chính phủ cũng nên giúp doanh nghiệp tổ chức các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm cá tra và cá basa trên đất Mỹ để quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng Mỹ;

Về phía các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing ở Mỹ. Trước tiên để thâm nhập một thị trường lớn phải tìm những khách hàng mua lớn. Đây chính là kinh nghiệm thành công của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc…Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến những nhà bán lẻ trên toàn nước Mỹ. Nên mời họ đến Việt Nam, xây dựng mối quan hệ với họ, sau đó sẽ mời họ đặt hàng. Đây là những khách hàng lớn, đồng thời sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Họ sẽ nhận hàng của Việt Nam tại một điểm và phân phối khắp nước Mỹ. Trước mắt là như vậy, về lâu dài thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải xây dựng một hệ thống phân phối của mình. Từ đó có thể kiểm soát được mức giá bán chung và tránh được việc các doanh nghiệp tự mình phá giá để cạnh tranh với nhau;

Liên kết với các nhà nhập khẩu Mỹ để có thể sản xuất cá tra và cá basa ngay trên đất Mỹ. Việc đó không những giảm được chi phí vận chuyển khi xuất khẩu mà còn giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách kinh doanh trên thương trường Mỹ, tạo được sự ủng hộ của chính người dân Mỹ. Nhằm thực hiện giải pháp này, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch triển khai mô hình nuôi cá tra và cá basa trên đất Mỹ và ngược lại sẽ nuôi cá nheo Mỹ tại Việt Nam. Đây là chương trình hợp tác thương mại song phương đồng thời kết quả của nó sẽ là minh chứng cụ thể nhất khẳng định giá thành cá tra và cá basa thấp và Việt Nam không bán phá giá loại cá này vào thị trường Mỹ;

Đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua các hội chợ thương mại, các chiến dịch quảng cáo. Để làm được việc này trước tiên các doanh nghiệp cần tự “tổng kiểm tra sức khoẻ” của

chính mình, phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ), và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới công nghệ sản xuất, và cải thiện cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng không nên quên rằng cần phải tập trung khắc phục điểm yếu lớn nhất của mình đó là năng lực sản xuất còn hạn chế - đây chính là yếu tố cản trở nguồn cung xuất khẩu vào Mỹ;

Đổi mới cách tiếp cận thị trường Mỹ, nên chăng các doanh nghiệp Việt Nam cần điều chỉnh cách sản xuất của mình để đạt hiệu quả hơn khi xuất khẩu thủy sản vào Mỹ? Chúng ta có thể thực hiện chen mùa vụ, nuôi trồng thuỷ sản, người Mỹ nuôi trồng theo mùa vụ, mùa đông tại Mỹ quá lạnh, cá, tôm không phát triển nên họ nghỉ, ta nên tự điều chỉnh chen mùa vụ, mùa sản xuất chính của họ ta nên xuất ít, đến vụ nghỉ đông của họ ta nên xuất nhiều. Hoặc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nếu họ hay bán cá tươi tại chợ, thì ta không nên làm giống họ mà chế biến thành cá nướng hoặc các thành phẩm khá và điều chỉnh về giá cho phù hợp với thị trường Mỹ; Một điều thuận lợi nữa là hiện nay Mỹ chỉ đánh thuế chống bán phá giá cá philê còn các sản phẩm chế biến từ cá basa thì không. Các doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng khai thác lợi thế này;

Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ để tránh xung đột quyền lợi đến mức kiện tụng lên toà án. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều bất lợi ở thị trường Mỹ nếu không có chiến lược sống chung với các đối thủ mạnh có thế lực ở ngay xứ sở của họ; Các doanh nghiệp cần phải biết rằng khi một nước xuất khẩu đến một nước khác những sản phẩm có nhiều ưu thế hơn về chất lượng, giá cả thì chắc chắn dù ít hay nhiều cũng sẽ đụng phải phản ứng của những nhà sản xuất cùng sản phẩm trong nước đó. Đây có thể là phản ứng không công bằng nhưng thực tế vẫn thường xảy ra và ta phải chấp nhận nó như một quy luật của thương trường. Vấn đề mấu chốt là chúng ta phải dự báo và định lượng

được mức độ phản ứng đó ngay cả lúc trước khi đem hàng qua bán để đề ra được những sách lược đối phó thích hợp;

Nắm chắc thể chế, chính sách hiện hành của Mỹ đối với hàng nhập khẩu, Luật Thương mạiệợà Luật Khống bán phá giá. Đồng thời, Việt Nam cũng nên chú ý nghiên cứu thật kỹ Luật Thương mại quốc tế và các Quy định điều ước quốc tế đa biên để không bị các cường quốc kinh tế như Mỹ lấn át. Cũng như nhanh chóng hoàn thiện Pháp lệnh về Chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Công cụ này không chỉ được sử dụng một cách hữu hiệu để bảo vệ thị trường trong nước mà còn có thể dùng như một biện pháp để “trả đũa” trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế mà Mỹ hay làm. Tuy nhiên Việt Nam cũng cần biết rõ rằng Hiệp định Chống bán phá giá của WTO thừa nhận các biện pháp chống bán phá giá là một công cụ hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước khi có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu và hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước nhưng cũng không nên quá lạm dụng Luật chống bán phá giá để tạo ra lợi thế thương mại không bình đẳng cho mình và tạo nên tiền lệ xấu cho chủ nghĩa bảo hộ phát triển;

Đẩy mạnh việc sản xuất cá theo mô hình khép kín. Từ đó chủ động được vấn đề cung cấp nguyên liệu sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn do cắt giảm chi phí vận chuyển, tận dụng được nguồn chất thải công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP từ khâu nuôi trồng đến khâu sản xuất chế biến, giảm thiểu được lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quan. Mục đích của việc này là nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường Mỹ. Một trong những yếu tố quan trọng nữa nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu sang Mỹ là chúng ta cần xây dựng một hệ thống phương tiện, máy móc kỹ thuật hiện đại. Cụ thể là EU vừa qua gặp vụ việc thịt gà, sữa nhập khẩu có hàm lượng dioxin

cao, họ có đủ phương tiện kiểm tra nhanh, chính xác hàm lượng này, trong khi Việt Nam chỉ có một nơi duy nhất nhưng lại cho kết quả chỉ mang tính tham khảo chứ không phải là kết luận có độ chính xác cao. Hàng thuỷ sản cũng vậy, muốn kiểm tra dư lượng cloramphenicol cần xây dựng được những trung tâm hiện đại với vốn đầu tư vài ba triệu USD. Trong khi chúng ta đang ngần ngại với số vốn trên thì nguy cơ mất hàng chục triệu USD kim ngạch xuất khẩu cũng như sự sụt giảm về thị trường xuất khẩu có lẽ ít ai nghĩ đến.

Như vậy trước mắt dù các sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam có bị đánh thuế chống bán phá giá cao đi chăng nữa thì với một sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh như vậy thì chúng ta vẫn có thể trụ vững trên thị trường Mỹ, vẫn giữ được thị phần của mình.;

Tìm đối tác trung gian giúp mình xuất khẩu cá để giữ thị phần cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ. Ví dụ các doanh nghiệp Việt Nam có thể đặt văn phòng đại diện tại Panama. Đây là một nước nhỏ chỉ có 2,8 triệu dân nên nếu xuất khẩu vào nước này cho dân họ tiêu thụ thì sản lượng ít nhưng quan trọng là ở Panama có khu mậu dịch tự do, diện tích khoảng 400 ha và có đến 2000 doanh nghiệp của hơn 30 nước tập trung tại đây để tạm nhập tái xuất riêng Việt Nam chưa có văn phòng đại diện nào. Ở khu này thuế tạm nhập tái xuất là 0% hơn nữa một số doanh nghiệp của Panama đang hỏi về cá tra và cá basa của Việt Nam để bán sang thị trường Mỹ và các nước khác;

Một điều tối quan trọng mà Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là cần phải có giải pháp bảo vệ thương hiệu cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ. Bởi lẽ phán quyết cuối cùng của Mỹ còn có nguy cơ làm mất thương hiệu cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ khi một số doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài lợi dụng mức thuế suất 0% mà Mỹ đã “vung tay ban phát”, để mua cá từ thị trường Việt Nam về đóng nhãn mác mới rồi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cần phải nhanh

trường Mỹ (chi phí đăng ký khoảng 5000USD) mà còn ở các thị trường tiềm năng khác (ví dụ như thị trường Nhật Bản với chi phí là 8000USD)…

Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ đã mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền thương mại hai nước và đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các thương nhân Mỹ. Đứng trước một thị trường Mỹ đầy tiềm năng và thách thức các doanh nghiệp Việt Nam nên tự tin vào chính mình, chủ động tiếp cận và vượt qua các rào cản thương mại trên thị trường Mỹ một cách khôn khéo và nhất định sẽ thu được nhiều thành công bởi không có chiến thắng vẻ vang nào mà lại dễ dàng đạt được. Điều này cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác đã từng có tranh chấp thương mại với Mỹ, tuy nhiên sau đó họ đều đã thành công trong việc tiếp cận thị trường này.

KT LUN

Vụ kiện cá basa coi như đã kết thúc hoặc có thể chưa kết thúc nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục kiện lên Toà án Liên bang của Mỹ. Nhưng ngay từ bây giờ chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng rằng thị trường thế giới trong đó lớn nhất là thị trường Mỹ không hề minh bạch và sòng phẳng như ta tưởng. Đó là một cái chợ, nơi kẻ giàu ăn hiếp người nghèo, kẻ mạnh áp đặt “luật chơi” lên người yếu, mọi quan hệ kinh tế nhiều khi chịu thua những “trò chơi chính trị”. Bước vào cái chợ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần rất bình tĩnh, và cách tốt nhất là kiên trì, không mệt mỏi phát huy tối đa nội lực của mình. Mặt khác, thị trường Mỹ không chỉ đơn giản mang tính chất quốc gia, khu vực mà đây còn là thị trường quốc tế. Nếu chúng ta có thể “dằn mặt” Mỹ trong trận chiến này cũng có nghĩa ta đã làm bao đối thủ khác phải khiếp sợ, buộc họ phải xem xét lại nếu có ý đồ tấn công nước ta bằng các đòn cạnh tranh bất bình đẳng về kinh tế.

Từ vụ kiện trên có thể thấy, để hội nhập và phát triển, Việt Nam còn phải đối mặt khốc liệt hơn với sức ép cạnh tranh thiếu công bằng của các nhà sản xuất, kinh doanh thuỷ sản các nước nhập khẩu trong đó có Mỹ. Nhận thức được điều này sẽ giúp Việt Nam điều chỉnh chính sách hội nhập kinh tế của mình cho phù hợp.

Sự thành công của chiến lược phát triển quốc gia;

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia trên trường quốc tế; Sự hoàn chỉnh của các quy ước quốc tế;

Sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và khu vực.

Là 4 điều kiện, trong đó 2 điều kiện đầu được coi là điều kiện cần, 2 điều kiện sau là điều kiện đủ để một quốc gia đang và kém phát triển như Việt Nam có thế thắng thế trong môi trường cạnh tranh quốc tế không bình đẳng.

TÀI LIU THAM KHO

Luật chống bán phá giá của Mỹ (United States – Anti-Dumping Act

of 1916);

Báo Thương Mại các số 25,29,10 năm 2003;

Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên 2002, Trường Đại học Ngoại Thương;

Báo Kinh tế Sài Gòn số 28/2003 (625) ngày 3/7/2003; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo Thương Mại Thuỷ sản, tháng 5-6/2003, tháng 8/2003 (Bộ Thuỷ sản);

Báo Kinh tế Việt Nam số 32 ngày 12/8/2003;

Báo Doanh nghiệp Thương mại số 179 ngày 1/5/2003;

Tin Kinh tế số 119 TTX ngày 28/5/2003;

Báo Đầu tư số 90 ngày 28/7/2003;

Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 65 tháng 11/2002;

Dự thảo 4 Pháp lệnh về chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam số 4/2003/PL-UBTVQH11 ngày 11/10/2003;

Báo Vnexpress trang www.http://vnexpress.com; www.atimes.com/atimes/Front-page/DK29Aa01.html;

Sách trắng do VASEP công bố về vụ kiện cá tra và cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ;

Những thông tin thu thập thực tế từ Ban Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại (31 Tràng Tiền, Hà Nội); Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Thông tin, Bộ Thuỷ sản (20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội); Ban Pháp chế Phòng Công nghiệp Việt Nam (số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội); Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (20 Hoàng Văn Thụ, Hà Nội).

MỤC LỤC

LỜI MỞĐẦU

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA MỸ...1

I. Giới thiệu chung... 1

1. Lịch sử phát triển Luật chống bán phá giá của Mỹ... 1

2. Các cơ quan có thẩm quyền thi hành... 2

II. Nội dung Luật chống bán phá giá của Mỹ... 3

1. Phạm vi điều chỉnh ... 3

2. Điều kiện để khởi xuất một vụ kiện bán phá giá ... 4

3. Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Mỹ... 4

4. Bắt đầu điều tra ... 5

5. Chứng cứ để kết luận hàng hoá có bán phá giá hay không ... 7

5.1. Bảng câu hỏi ... 7

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 97 - 106)