Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 72 - 73)

II. Diễn biến vụ kiện

5.2.Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam

5. Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng của vụ kiện đối với cả hai phía

5.2.Ảnh hưởng của kết quả cuối cùng đối với Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ nửa đầu năm nay chiếm tỷ trọng gần 40% về giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đạt 393 triệu USD. Kết quả này tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Mỹ đang đứng đầu về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Mất tỷ trọng xuất khẩu trên thị trường Mỹ, đối với Việt Nam sẽ là một đòn giáng vào một trong những nước nghèo nhất Châu Á hiện nay.

Những cố gắng trước đây của phía Mỹ nhằm hạn chế triệt để mặt hàng cá da trơn của Việt nam trên thị trường nước này (bằng cách viện cớ rằng cá không đảm bảo vệ sinh, sau đó là cấm sử dụng tên thương mại catfish) đã làm rất nhiều nông dân Việt Nam thua lỗ và chịu hậu quả nặng nề. Mặc dù xuất khẩu cá sang Mỹ tăng 10,2% (năm 2002) nhưng xuất khẩu catfish đã giảm mạnh nhất là tới 65% trong tháng 3 và tháng 4/2002 so với cùng kỳ năm 2001.

Phán quyết cuối cùng của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ hôm 24/7/2003 một lần nữa lại khiến hàng vạn ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mất nghề và không có nghề sinh nhai do chưa có điều kiện làm nghề khác. Điều này không chỉ đúng với các chủ trại nuôi cá mà còn đúng với các lao động làm thuê trong các bè và hầm cá do đây là nghề truyền thống đã có từ lâu của họ. Việc thay đổi nghề không phải một sớm một chiều mà làm được nhất là khi thị trường đầu ra cho sản phẩm mới còn chưa được định hình. Để hình thành một nghề cần phải có thời gian. Bà con nông dân cần được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, con giống và cơ chế vay vốn. Đó là chưa kể đến hàng vạn người khác sống phụ thuộc vào nghề nuôi cá tra và cá basa, như công nhân trong các nhà máy chế biến, lao động trong khu vực kỹ thuật dịch vụ nghề nuôi, các doanh nghiệp cung cấp thức ăn và vật liệu nuôi cá. Có nhiều gia đình sẽ trở thành con nợ lâu dài và khó trả. Họ đã vay mượn rất

nhiều để đầu tư vào bè, hầm, với mong muốn được thay đổi cuộc sống. Nếu phải từ bỏ nghề này, rất nhiều gia đình sẽ lâm vào cảnh túng thiếu và nợ nần.

Số liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang cho thấy, số lồng bè cá tra và cá basa hiện được đăng ký chính thức tại Hội là 3400 lồng và 1430 ha hầm cá. Số ngư dân tham gia nuôi cá bè không dưới 10.000 người và khoảng 20.000 người nữa tham gia cung cấp dịch vụ cho các bè cá. Đó là chưa kể đến các ngư dân ở các tỉnh lân cận khác, con số này có thể lên tới 100.000 người.

Phán quyết hôm 24/7/2003 cũng làm cho nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa coi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực lâm vào cảnh khốn đốn. Việc phải giảm sản lượng xuất khẩu cá tra và cá basa sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn công nhân của mình cũng như cuộc sống của hàng vạn ngư dân nghèo sống phụ thuộc vào nghề cá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi các doanh nghiệp chưa tìm được thị trường đầu ra mới.

Kết luận của ITC đã gây ra một tổn thương nặng nề cho quá trình thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ tháng 12/2001. Một lần nữa nước lớn lại “đúng” trong buôn bán với nước nhỏ mà không cần biết đến các cam kết hay thoả thuận mà chính mình đã xây dựng và ký kết, và chẳng biết đến bao giờ nông dân và người nghèo ở các nước đang phát triển mới có thể có một cơ chế thương mại công bằng?

Một phần của tài liệu Đề tài Luật chống bán phá giá của Mỹ và những Bài học rút ra từ vụ kiện bán phá giá.pdf (Trang 72 - 73)