Mở rộng hoạt động thiết kế cho thịtrờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc dầy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà Nội (Trang 74 - 76)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Dệt may Hà Nội.

5.Mở rộng hoạt động thiết kế cho thịtrờng xuất khẩu

Nghiên cứu, phát triển mặt hàng mới đối với các doanh nghiệp may mặc thực chất là việc nghiên cứu sáng tạo ra các loại mẫu mốt thời trang phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trờng để có thể chiếm lĩnh và phát triển đợc thị trờng.

Công tác nghiên cứu thiết kế các mẫu mốt thời trang thực sự cha đợc các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng giành sự quan tâm thỏa đáng bởi hầu hết hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp may mặc nớc ta là gia công hàng xuất khẩu với nguyên phụ liệu đợc cung cấp và mẫu mã có sẵn. Do đó mặc dù các doanh nghiệp này đều có bộ phận tạo mẫu nhng tính thụ động còn cao, chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thiết kế mẫu một số mặt hàng đơn giản, hoặc dựa trên những mẫu hàng gia công để tạo ra những sản phẩm mới.

Đối với Công ty Dệt may Hà Nội cha có trung tâm thiết kế thời trang để tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của thị trờng để thiết kế các loại mẫu mốt mới, đa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trờng. Hiện nay sản phẩm may cảu công ty mới chỉ dừng lại ở sản phẩm dệt kim và quần áo bò. Những sản phẩm bán FOB và bán nội địa của Công ty chủ yếu lấy mẫu mã từ những sản phẩm mà Công ty sản xuất gia công. Mà những sản phẩm Công ty gia công chủ yếu là xuất sang thị trờng Châu Âu với mẫu mã, hình thức không phù hợp với sở thích và thị hiếu của ngời tiêu dùng Việt Nam. Do đó sản phẩm của Công ty sản xuất ra khó đợc ngời tiêu dùng nội địa chấp nhận. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và thiết kế mẫu vải và sản phẩm lên một tầm cao mới không những đáp ứng đợc sở thích ăn mặc trong nớc mà phải đáp ứng đợc nhu cầu của khách hàng nớc ngoài.

Với kinh nghiệm thành công của các nớc trong khu vực và trên thế giới cũng nh từ thực trạng của các doanh nghiệp may nớc ta, để nghiên cứu phát triển mẫu mốt thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh sắc bén trong chiến lợc chiếm lĩnh và phát triển thị trờng, những biện pháp mà Công ty cần quan tâm thực hiện là :

- Tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm thời trang hàng dệt may trong nớc; nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận thời trang quốc tế thông qua Catalog của những hãng thời trang hàng đầu thế giới, thông qua những buổi biểu diễn thời trang quốc tế, thông qua những chuyến đi khảo sát thị trờng quốc tế do Bộ Thơng mại tổ chức…

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu thị hiếu ngời tiêu dùng, thông qua quan hệ công chúng, thông qua những cuộc thăm dò ý kiến của khách hàng để đa sản phẩm thiết kế của Công ty bám sát với nhu cầu thực tế của ngời tiêu dùng, tránh tình trạng thiết kế theo cảm hứng, tạo ra những sản phẩm không phù hợp với thẩm mỹ, thói quen và truyền thống đạo đức của dân tộc. Đồng thời trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững đặc điểm tiêu dùng sản phẩm may mặc của thị trờng, chú trọng kịp thời đa ra các sản phẩm có cấp chất l- ợng giá cả khác nhau. Bên cạnh đó cũng phải thờng xuyên tìm tòi nghiên cứu để thay đổi mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu ngời tiêu dùng.

- Công ty nên đầu t nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào việc phát triển thiết kế mẫu vải mới để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm của công ty trên thị trờng trong và ngoài nớc.

- Mở rộng năng lực thiết kế mẫu để tập trung phát triển sản phẩm đa vào từng thị trờng xuất khẩu cụ thể.

Công ty cần chú trọng nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng sản phẩm mũi nhọn dựa trên truyền thống sản xuất, nhu cầu thị trờng và lợi thế so sánh của công ty. Chú ý nghiên cứu những loại nguyên liệu mới, công nghệ sản xuất mới nhằm tìm ra những sản sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao hơn và đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm để từ đó công ty có khả năng chiếm lĩnh đợc thị phần nhất định trên thị trờng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc dầy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà Nội (Trang 74 - 76)