Các hệ thống vệ tinh viễn thám

Một phần của tài liệu Đề tài “ Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 bằng công nghệ đo ảnh số có sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh “ potx (Trang 53 - 56)

- Phần mềm bổ trợ MGE (Modular GIS Enviroment) được xây dựng trên cơ sở phần mềm MicroStation và cơ sở dữ liệu do người sử dụng lựa chọn

3.Các hệ thống vệ tinh viễn thám

Hiện nay một số loại ảnh vệ tinh đang được sử dụng khá phổ biến ở Việt nam cũng như các nước trên thế giới. Tuỳ vào các mục đích khác nhau mà người ta lựa chọn ảnh có độ phân giải thấp, độ phân giải cao hay ảnh siêu

Vật

mang Mặt trời

Khí quyển

Rừng

Nước Cỏ Mặt đường Công trình xây dựng, nhà cửa Hấp thụ

mặt trời

Bức xạ mặt trời

Landsat của Mỹ, vệ tinh Spot của Pháp hay COSMOS của Liên xô cũ. Những hệ thỗng này cho ảnh vệ tinh độ phân giải thấp và trung bình. Gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ các quốc gia đã lần lượt đưa lên quỹ đạo các hệ thống vệ tinh có độ phân giải rất cao, cao đến 0.6m trong đó phải kể đến các hệ thống vệ tinh của Mỹ như; IKONOS phóng vào quỹ đạo năm 1999 và Quickbird phóng vào vào quỹ đạo năm 2001.

Không chỉ các quốc gia phát triển mà các quốc gia đang phát triển cũng đã có những vệ tinh viễn thám của riêng mình như thế hệ vệ tinh IRS của ấn độ phóng lên quỹ đạo lần đầu tiên vào năm 1988 cho đến nay đã có 5 thế hệ vệ tinh được phóng lên.

Hình 3.4 . Vệ tinh SPOT5 2002 CNES

Hình 3.5. Vệ tinh Quickbird

4.Xử lý ảnh vệ tinh

Các dữ liệu ảnh vệ tinh thu được trong kỹ thuật viễn thám thường được lưu dưới dạng số và được xử lý bởi máy tính để tạo ảnh đã được giải đoán ứng

dụng vào các lĩnh vực khác nhau. Quá trình xử lý ảnh bao gồm các công đoạn: - Khôi phục và hiệu chỉnh ảnh : đây là giai đoạn tiền xử lý mà phải được thực hiện trước khi tiến hành phân tích và tách các thông tin trên ảnh vệ tinh.Tiền xử lý bao gồm hiệu chỉnh hình học và bức xạ. Bức xạ để đảm bảo ảnh số nhận được những giá trị chính xác năng lượng bức xạ và phản xạ được thu bởi bộ cảm.Hiệu chỉnh hình học bao gồm những hiệu chỉnh do biến dạng hình học do sự thay đổi của bề mặt đất hay của sensor và chuyển đổi ảnh số về toạ độ thực của địa phương hay toàn cầu để thuận lợi cho việc tách các thông tin hữu ích trên ảnh vệ tinh.

- Biến đổi ảnh: là thao tác biến đổi ảnh gốc thành ảnh mới nhằm thể hiện ảnh được rõ ràng hơn, hay tạo điểm nhấn đối với các đối tượng cần quan tâm giúp cho công tác giải đoán hiệu quả và chính xác hơn.

- Phân loại và phân tích: thực chất là gộp các nhóm đối tượng nào đó có các tính chất tương đối đồng nhất trên ảnh, bằng cách tiến hành gán màu hay khoảng cấp độ sáng nhất định nhằm phân biệt các nhóm đó với nhau trong khuôn khổ ảnh.

- Xuất kết quả; sau khi hoàn tất các khâu xử lý, kết quả nhận được có thể xuất dưới dạng phim ảnh, dưới dạng số.

3.5.2. Khả năng kết hợp sử dụng ảnh viễn thám và ảnh hàng không trongcông nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo ảnh số công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo ảnh số

Trong thành lập bản đồ địa hình thì việc lựa chọn phương pháp thành lập phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tình hình khu đo cũng như tư liệu về trắc địa bản đồ hiện có của khu vực dự kiến đo đạc.

Đối với những khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt thì việc thành lập bản đồ bằng công nghệ đo ảnh là phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao.

Với những khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt và tư liệu trắc địa bản đồ không có hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu cầu đo đạc thì việc sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với ảnh hàng không trong thành lập bản đồ là một giải pháp công nghệ phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời tiết kiệm được thời gian thi công…

ảnh vệ tinh có thể phục vụ các nhiệm vụ như: làm tài liệu phục vụ cho dẫn đạc bay, thành lập bình đồ ảnh ,…

Chương 4. Thực nghiệm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 khu vực lòng hồ công trình thuỷ điện Hạ Sêsan 2 (Campuchia)

4.1.Khái quát về vị trí ,đặc điểm và tình hình khu đo 4.1.1.Vị trí khu đo

Khu đo nằm trọn trong 2 tỉnh Stungtreng và Ratanakiri trên lãnh thổ vương quốc Campuchia ( Xem phụ lục 1 ).

Phía Đông giáp: hai tỉnh Gia Lai và KonTum của nước CHXHCN Việt Nam. Phía Tây giáp : hai tỉnh Công-pông-Thơm và Campôt.

Phía Nam giáp : hai tỉnh Cratchê và Mông-đun-kiri.

Phía Bắc giáp : hai tỉnh Attapu và Champasak của nước CHDCND Lào.

4.1.2. Đặc điểm tình hình khu đo1. Điều kiện tự nhiên 1. Điều kiện tự nhiên

Công trình thuỷ điện Hạ sê san 2 được dự kiến thiết kế trên hợp lưu của sông Sê san và sông Sêrêpôk trên lãnh thổ Vương Quốc Cam pu chia với công suất dự kiến 420MW ứng với MNDBT 75m. Khu vực vùng hồ công trình nằm trên 2 tỉnh Stungtreng và Ratanakiri, địa hình tương đối bằng phẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực công trình chủ yếu là rừng rậm với chiều cao cây trung bình khoảng 30m ảnh hưởng rất nhiều đến việc đo nối khống chế ảnh và điều vẽ ngoại nghiệp.

Khu đo nằm trên lãnh thổ Căm Pu Chia, thời gian thi công vào cuối mùa mưa vì vậy công tác tổ chức thi công ở dã ngoại được chuẩn bị chu đáo và khoa học.

Địa hình khu vực thi công phức tạp, bị chia cắt bởi sông SêSan và sông SêrêPok.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 bằng công nghệ đo ảnh số có sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh “ potx (Trang 53 - 56)