Các nhân tố khách quan.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương cầu giấy (Trang 35 - 38)

Các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động cũng như sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, trong đó có DNNVV. Trình độ càng cao thì giới hạn tiêu thức phân loại ngày càng được nâng lên. Điều đó có nghĩa là các DNNVV sẽ có điều kiện phát triển nhiều hơn, có sự liên kết chặt chẽ hơn không chỉ với chính các DNNVV mà còn với cả các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng trở nên gay gắt hơn. Nhưng chính điều đó tạo động lực buộc các DNNVV phải tự đổi mới mình, phải nâng cao năng lực hoạt động về mọi mặt. Từ đó, các DNNVV sẽ phát triển ổn định hơn, có phương hướng rõ ràng hơn, vững bền hơn. Đây là yếu tố quan trọng để các DNNVV tiếp cận với nguồn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn. Các DNNVV có thể đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay của ngân hàng cũng như chứng minh được năng lực tài chính của mình – đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để ngân hàng xét duyệt cho vay.

Mặt khác, khi nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng phát triển lớn mạnh hơn, cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên. Điều đó khiến các ngân hàng phải không ngừng mở rộng thị trường và đối tượng khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận. Trong khi đó, các DNNVV lại đang là thị trường đầy tiềm năng khiến các ngân hàng không thể bỏ qua đoạn thị trường này. Từ đó, các ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Các điều kiện cho vay của ngân hàng cũng được nới lỏng hơn bởi ngân hàng kỳ vọng vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Môi trường pháp lý:

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DNNVV. Một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển. Những chính sách và cơ chế quản lý ảnh hưởng

trực tiếp tới sự tồn tại và khả năng phát triển của DNNVV cũng như việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này. Những ưu tiên về vốn tín dụng, lãi suất, chế độ thuế, sử dụng công nghệ, chính sách đất đai, đào tạo… là tiền đề quan trọng hỗ trợ và định hướng cho các DNNVV thực hiện được những nhiệm vụ kinh tế- xã hội được đặt ra với khu vực kinh tế này. Từ đó ảnh hưởng tới quyết định tài trợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp này.

Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua, nhiều văn bản có liên quan mật thiết tới hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được ban hành. Phải kể đến đầu tiên và quan trọng nhất là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định này như một luồng gió mới làm thức tỉnh hoạt động của các DNNVV vố chiếm một tỷ lệ khá đông đảo trong tổng số doanh nghiệp cả nước. Nhờ đó, các doanh nghiệp này đã không ngừng phát triển, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế. Nghị định 90 đã đưa ra hàng loạt các chính sách trợ giúp DNNVV như khuyến khích đầu tư; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV; chính sách ưu đãi, hỗ trợ mặt bằng; trợ giúp thị trường và tăng khả năng cạnh tranh, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ về thông tin tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên Nghị định vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan ban ngành địa phương, cơ chế chính sách cũng chưa đồng bộ đã dẫn tới hệ quả tất yếu là các DNNVV phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn.

Ngoài ra, những quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng cũng gây nhiều khó khăn cho các DNNVV. Chẳng hạn như những quy định về bảo đảm tiền vay chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hơn là hỗ trợ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong khi đó những doanh nghiệp lớn, thường là những doanh nghiệp Nhà nước, đều có các cơ quan chủ quản

hoặc Nhà nước bảo lãnh vay vốn mà không cần tài sản thế chấp. Điều này ngược lại với các DNNVV, đã khó vay vốn lại phải có tài sản bảo đảm.

Hiện nay, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển hơn, thu hút được nhiều vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp được niêm yết ngày một nhiều hơn, huy động được nhiều vốn hơn, tăng tính minh bạch và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng DNNVV tham gia thị trường này còn rất hạn chế. Những điều kiện và quy định liên quan để được niêm yết còn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp này. Vì vậy, thị trường chứng khoán không phải là kênh thu hút vốn hiệu quả và phổ biến đối với các DNNVV. Mà nguồn vốn chủ lực vẫn là đi vay ngân hàng.

Tóm lại, để đảm bảo cho các DNVVN phát triển, môi trường pháp lý cần được hoàn thiện đồng bộ và tăng cường tập trung khuyến khích DNVVN hơn nữa.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương cầu giấy (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w