Sự cần thiết mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNN

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương cầu giấy (Trang 42 - 45)

DNNVV

Sự cần thiết của mở rộng cho vay đối với DNNVV thể hiện qua vai trò của tín NHTM. Tiếp cận vốn tại các NHTM luôn là mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của các ngân hàng. Nhu cầu tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Trong nền kinh tế thường có nhiều nguồn vốn nhàn rỗi. Chẳng hạn như một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp như tiền khấu hao tài sản cố định, tiền trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả, tiền tích luỹ để tái sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư… Các khoản tiền này thường được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư sinh lời. Mặt khác, một bộ phận lớn dân cư cũng có khoản tiền để dành mà chưa có nhu cầu sử dụng. Họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời. Trong khi đó lại có một bộ phận các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, những người thiếu vốn và những người thừa vốn lại khó có thể gặp trực tiếp để cho vay, hơn nữa chi phí lại cao và không kịp thời. Điều này đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra làm cầu nối đáp ứng nhu cầu của cả hai bên. Do vậy, NHTM là tổ chức trung gian tài chính đi vay để cho vay. Vai trò của NHTM tạo ra sự liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Đối với DNNVV ở Việt Nam, vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn cổ phần và vốn vay các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, điều kiện để phát hành cổ phiếu, trái phiếu yêu cầu nhiều nên DNNVV, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, không đáp ứng được. Các điều kiện đó là phải có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có uy tín trên thị trường… Mặt khác, thị trường chứng khoán của nước ta chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc huy động vốn trung và dài hạn của DNNVV gặp khó khăn. Khi có nhu cầu vốn, các DNNVV vẫn phải tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Do đó, có thể nói tín dụng là một “kênh” chủ yếu để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.

Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy các DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, sử dụng có mục đích và dựa trên phương án vay vốn.Các DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng đã khó nhưng sử dụng nó sao cho có hiệu quả còn khó hơn. Các doanh nghiệp thường thích sử dụng vốn vay hơn là vốn tự có. Vì vậy trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn vay bao giờ cũng cao. Đối với các DNNVV thì vốn tự có thấp nên vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay. Tuy nhiên, khi sử dụng vốn vay thì các doanh nghiệp phải trả lãi. Điều này tạo động lực cho các doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả đảm bảo trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Do vậy, tín dụng ngân hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hoá, tăng tốc độ lưu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mặt khác, tín dụng ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia như hạn mức tín dụng, lãi suất, thông qua các chính sách khác như điều kiện vay vốn, ưu tiên về ngoại tệ hay thu nợ… các ngân hàng sẽ kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đi kèm với vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như: thanh toán, tư vấn, trả lương qua tài khoản…Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rút ngắn một số khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương cầu giấy (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w