LI MỜ Ở ĐẦU
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH
THĂNG LONG
2.3.1. Kết quả
NHNo&PTNT Việt Nam được nhiều người biết đến là một ngân hàng có mạng lưới rộng nhất phân bố trên phạm vi cả nước và cũng là ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất. Danh mục cho vay của NHNo&PTNT chủ yếu tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực tài chính ở nông thôn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long chúng ta sẽ thấy khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng dư nợ tín dụng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng (khoảng trên 80%) còn cao hơn một số ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Điểm khác biệt này của chi nhánh Thăng Long là do chi nhánh nằm trong khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, chính địa bàn hoạt động đã tạo nên kết cấu danh mục khách hàng cho một ngân hàng. Chính sách tín dụng của chi nhánh Thăng Long là hướng tới những khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả, tăng cường mở rộng quan hệ tín dụng với những khách hàng nhỏ nhiều tiềm năng cũng là một nhân tố quan trọng mang lại thành công cho chi nhánh trong thời gian vừa qua.
Để đứng vững và phát triển được trên địa bàn Hà Nội, cán bộ công nhân viên của chi nhánh Thăng Long luôn lỗ lực không ngừng để thực hiện tốt chính sách tín dụng của NHNo&PTNT và các chỉ tiêu mà chi nhánh đặt ra. Hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
Về qui mô tín dụng: Trong thời gian vừa qua, mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch kết hợp với chính sách khách hàng phù hợp đã đem đến cho chi nhánh Thăng Long nhiều khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng được tăng lên qua các năm, dư nợ tín dụng của các DNVVN năm 2004 tăng trưởng rất mạnh, năm 2005 có giảm nhưng có xu hướng giảm ít hơn so với dư nợ của các thành phần
khác. Cùng với sự tăng trưởng về quy mô tín dụng, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế ngày càng đa dạng, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng dần qua các năm.
Về chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng đối với DNVVN luôn là điều mà nhiều cán bộ tín dụng phải lo lắng. Nhưng thực tế, mức dư nợ xấu của các DNVVN trong các năm qua luôn ở mức cho phép. Đây là một thành công rất lớn của ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá và kiểm tra khách hàng.
Hoạt động tín dụng ngày càng đa dạng với nhiều phương thức cho vay linh hoạt đã góp phần nâng cao uy tín của chi nhánh, thu hút nhiều doanh nghiệp muốn thiết lập quan hệ tín dụng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với khả năng của chi nhánh, thể hiện:
Quy mô tín dụng: Doanh số cho vay, dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hai năm 2003, 2004 tăng rất mạnh. Năm 2005 cả hai chỉ tiêu này đều giảm. Mặc dù dư nợ tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm ít hơn so với các đối tượng khách hàng khác, nhưng so với các ngân hàng trên cùng địa bàn tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN trong tổng dư nợ còn thấp, chưa bằng mức bình quân chung của khu vực Hà Nội.
Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực nhà nước số lượng ít nhưng dư nợ cho vay chiếm đến 25%, cho chúng ta thấy doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh. Dư nợ tín dụng khu vực ngoài quốc doanh còn thấp mặc dù số lượng lớn. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn của ngân hàng. Thành phần doanh nghiệp tư nhân khá đông đảo nhưng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi
nhánh rất ít. Chi nhánh không có quan hệ tín dụng với công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong thời gian tới, chi nhánh Thăng Long cần có những biện pháp thích hợp để thu hút những khách hàng tiềm năng này.
Phương thức cho vay: Phương thức cho chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. NHNo&PTNT chưa có phương thức cho vay luân chuyển, hoạt động cho vay thấu chi, tài trợ cho dự án của các DNVVN cũng rất hạn chế. Sự gắn kết sản phẩm tín dụng với các sản phẩm khác của ngân hàng còn chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ.
Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn đối với các khách hàng nói chung và đối với DNVVN còn thấp. Nhiều DNVVN có nhu cầu đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Yêu cầu về tài sản đảm bảo cho các món vay trung và dài hạn đã hạn chế nhiều doanh nghiệp được cấp vốn, cho dù phương án sản xuất kinh doanh được đánh giá là có tính khả thi.
Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh thể hiện qua chỉ tiêu dư nợ xấu, nợ quá hạn so với các khách hàng khác là tương đối ổn định. Mức dư nợ xấu năm 2005 tăng so với năm 2004 nhắc nhở chi nhánh phải tăng cường các biện pháp thu thập, kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cho vay nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2005 có nhiều diễn biến phức tạp, sự biến động của giá dầu mỏ, giá thép, đại dịch cúm gia cầm,... ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân. Mặt khác, chính sách điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN làm tăng chi phí vốn, tạo sức ép về vốn đầu tư của các NHTM. Giá vàng tăng cao và USD, EURO biến động mạnh, sự đóng băng của thị trường bất động sản làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiền tệ tín dụng - ngân hàng và hoạt
động đầu tư của khách hàng. Những thay đổi này đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của chi nhánh Thăng Long.
Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động của ngân hàng đã được cải thiện, nhưng vẫn còn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa theo kịp những biến động phức tạp của thị trường tài chính và hoạt động ngân hàng. Giữa các văn bản luật ngân hàng và các luật khác có liên quan như luật đất đai, luật doanh nghiệp, luật dân sự… chưa đồng bộ, nhiều khi còn mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp thì rất khó giải quyết tốn nhiều thời gian, chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì quyền sử dụng đất của doanh nghiệp là tài sản thế chấp chủ yếu. Nhưng hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều chậm trễ gây khó khăn và làm mất nhiều thời gian cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, kéo dài thời gian xin vay của khách hàng.
Xây dựng khuôn khổ pháp lý về các tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước còn chưa tốt. Việc phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho doanh nghiệp còn hạn chế. Sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của DNVVN còn mờ nhạt. Các hiệp hội này chưa làm tốt chức năng là cầu nối cho các doanh nghiệp đến với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng còn chưa sát với đặc điểm tình hình của địa bàn Hà Nội, chưa theo kịp với những biến động của môi trường kinh doanh trên địa bàn và những thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất trên các mặt sau:
- Chính sách khách hàng: Nhiều ngân hàng đã gắn tên tuổi của họ với các hoạt động tài trợ cho các DNVVN từ trước những năm 2000 như ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương. Trong những năm gần đây Ngân hàng Á Châu,
Ngân hàng Cổ phần Kỹ thường, Ngân hàng VPBank và một số ngân hàng cổ phần khác đã có những chương trình tài trợ riêng cho các DNVVN. Ví dụ, Ngân hàng Á Châu với chương trình cho vay trung, dài hạn đối với DNVVN. Trong khi đó, NHNo&PTNT chỉ mới ban hành văn bản hướng dẫn cho vay DNVVN đầu năm 2006. Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp đã ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của các chi nhánh của NHNo&PTNT trên địa bàn Hà Nội nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng.
- Lãi suất: Lãi suất áp dụng theo khung lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam còn cao so với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh của chi nhánh. Sản phẩm tín dụng được thực hiện theo một quy trình chứ không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Khách hàng chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm trong và sau khi sử dụng. Khách hàng đến với ngân hàng phần nhiều dựa trên uy tín của ngân hàng và dựa vào việc xem xét, so sánh mức lãi suất, phí suất tín dụng với các ngân hàng khác. Mặc dù, lãi suất cho vay là lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, nhưng áp một khung lãi suất cao sẽ làm giảm ý định muốn vay của khách hàng.
Hiện nay khi các ngân hàng cổ phần đã, đang khẳng định được uy tín của mình và còn được đánh giá trội hơn các NHTM quốc doanh về phương pháp, cách thức phục vụ khách hàng. Điều này đã hấp dẫn được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là khách hàng nhỏ. Do vậy để thu hút được những khách hàng nhỏ hơn thì NHNo&PTNT cần điều chỉnh lãi suất theo kịp với những thay đổi của thị trường, đảm bảo sức cạnh tranh cho các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.
Cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng tại chi nhánh Thăng Long phần lớn là trẻ chưa có kinh nghiệm với số lượng được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân hàng chiếm tỷ trọng không nhỏ, cán bộ từ nơi khác chuyển về chưa am hiểu thị trường Hà Nội. Yếu tố con người luôn được xem là nhân tố quyết
định trong nhiều ngành nghề, trong hoạt động tín dụng nhân tố đó lại càng quan trọng. Cán bộ tín dụng tại chi nhánh Thăng Long chưa thực sự am hiểu tình hình và thiếu kinh nghiệm đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng quy mô và chất lượng tín dụng nói chung và DNVVN nói riêng.
Số lượng cán bộ tín dụng so với tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh còn thấp (có 79 cán bộ tín dụng trên 255 cán bộ toàn cơ quan, chiếm 31%). Lượng công việc của cán bộ tín dụng tại chi nhánh khi thực hiện dự án WB quá vất vả so với các phòng nghiệp vụ khác, đặc biệt gánh thêm công tác kế toán, ngân quĩ nên chưa có kinh nghiệm kiểm, nhận biết tiền, khó khăn trong xử lý nghiệp vụ. Việc cắt cử cán bộ đi đào tạo đã để lại một khối lượng công việc lớn cho các cán bộ còn lại trong phòng, gây khó khăn cho họ trong việc tiếp nhận, theo dõi khách hàng của cán bộ cũ. Cán bộ tín dụng chưa chủ động đến với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Một số cán bộ tín dụng vẫn còn mang tâm lý e ngại và quá thận trọng khi cho vay DNVVN, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Quy trình, thủ tục tín dụng: Quy trình tín dụng được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, qui mô doanh nghiệp. Vì vậy, các món vay nhỏ ít được quan tâm do tốn nhiều thời gian chi phí cho việc thẩm định khách hàng. Khách hàng vẫn còn phàn nàn về thủ tục vay vốn và thời gian xem xét cho vay.
Tài sản đảm bảo: Yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo đã hạn chế rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu thấp, nhiều tài sản còn thiếu cơ sở về mặt pháp lý, trang thiết bị lạc hậu nên khi đánh giá tài sản thế chấp, ngân hàng thường hạ thấp giá trị của tài sản và chỉ cho vay với một tỷ lệ thấp trên tổng tài sản thế chấp. Tuy việc làm này có thể tăng tính an toàn cho ngân hàng, nhưng nó ảnh hưởng tới hoạt động của khách hàng và làm giảm qui mô tín dụng của ngân hàng. Những món vay của DNVVN hầu hết đều bắt buộc phải có tài sản làm đảm bảo. Hình thức đảm
bảo bằng bảo lãnh và đảm bảo bằng tài sản hình thành trên vốn vay được áp dụng rất ít.
Công tác tuyên truyền, quảng cáo, khuyếch trương hoạt động của chi nhánh chưa tốt. Hầu như các DNVVN đều tự tìm đến chi nhánh chứ chi nhánh Thăng Long chưa chủ động tiếp xúc, quảng bá hình ảnh, sản phẩm cho các doanh nghiệp. Công tác tiếp thị được quan tâm nhưng chưa được đều khắp và thường xuyên tới các phòng, tổ trong cơ quan. Vì vậy chưa gắn kết được các sản phẩm dịch vụ khác với dịch vụ tín dụng. Ngân hàng đã đề ra chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các dịch vụ đối với một khách hàng giao dịch thay vì cung cấp những sản phẩm đơn lẻ theo nhu cầu của khách hàng như trước đây. Nhưng điều này chỉ có thể làm được khi các phòng, các nhân viên của chi nhánh thực sự quan tâm và chia sẻ thông tin cho nhau.
Cơ cấu tổ chức nhân sự và phân công nhiệm vụ: Chi nhánh Thăng Long chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện cho vay DNVVN đã hạn chế việc tiếp cận cũng như theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng. Hiện nay cán bộ tín dụng vẫn đảm trách nhiều loại khách hàng thuộc nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh doanh. Tổ chức như vậy là chưa hợp lý vì có nhiều cán bộ tín dụng trẻ thiếu kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được nhiều đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh và địa bàn hoạt động của khách hàng. Việc phân công nhiệm vụ theo cách thức: cán bộ tín dụng chỉ là người nhận sự phân công của trưởng phòng tín dụng xem xét hồ sơ xin vay của khách hàng, họ không có nghĩa vụ tìm kiếm khách hàng dễ hình thành cho cán bộ tín dụng tâm lý trông chờ không tích cực tìm kiếm, tìm hiểu nhu cầu cũng như theo dõi khách hàng sau khi cho vay.
Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay chưa được làm sát sao, kịp thời. Cán bộ tín dụng không thường xuyên kiểm tra khách hàng dẫn đến một số trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn cho ngân hàng.
Việc xây dựng hệ thống thông tin về DNVVN về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu. Các tiêu chuẩn để so sánh không có hoặc có nhưng đã bị lỗi thời gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định – yếu tố quyết định chất lượng của một món vay.
Theo xu thế phát triển của thị trường, khách hàng là DNVVN sẽ là những khách hàng chiếm dư nợ tín dụng cao của ngân hàng trong tương lai và loại khách hàng này cũng có rủi ro lớn. Các ngân hàng phải nắm bắt xu thế và thực tế đó để đưa ra các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận và giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.
Nguyên nhân xuất phát từ phía các DNVVN
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là do công tác hạch toán kế toán ở