LI MỜ Ở ĐẦU
3.2.6. Thực hiện tốt cơ chế đảm bảo tín dụng, thường xuyên phân loạ
linh hoạt vốn có, họ có thể sẽ không giống với những khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Vì vậy không phải trong trường hợp nào cán bộ tín dụng cũng áp dụng một phương pháp theo một lối mòn.
Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu về khách hàng trước khi yêu cầu khách hàng điền các thông tin cần thiết để tránh làm mất thời gian của khách hàng, vận dụng linh hoạt các quy định đối với các khách hàng truyền thống. Nhiều doanh nghiệp khi đến xin vay vốn ngân hàng lần đầu chưa có kinh nghiệm xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, có ý tưởng tốt nhưng tính toán chưa hợp lý dẫn đến mất nhiều thời gian xét duyệt. Cán bộ ngân hàng phải là người hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc hoàn tất những phần còn không hợp lý đó. Cán bộ tín dụng giúp doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và giảm bớt những khó khăn cho doanh nghiệp.
3.2.6. Thực hiện tốt cơ chế đảm bảo tín dụng, thường xuyên phân loại khách hàng khách hàng
Bảo đảm tín dụng tuy không phải là điều kiện tiên quyết song hiện nay nó là một yêu cầu bắt buộc đối với các DNVVN chưa được sự tín nhiệm của ngân hàng. Nhưng khi áp dụng hình thức đảm bảo không nên cứng nhắc, áp đặt. Với những DNVVN chưa có đủ điều kiện về tài sản thế chấp, hay đất đai chưa được cấp sổ đỏ… có thể tạo điều kiện chấp nhận bảo lãnh của bên thứ ba, hay đảm bảo bằng tài sản riêng của chủ doanh nghiệp. Việc đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, tuy làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng, nhưng lại giúp doanh nghiệp có điều kiện vay được vốn. Trong những trường hợp này, ngân hàng cần phải có quá trình theo dõi thường xuyên những tài sản đã được đem ra làm bảo đảm… để có thể xử lý kịp thời khi có sai phạm.
Khi định giá tài sản đảm bảo cần tham khảo thông tin giá cả thị trường và dự đoán tình hình biến động của nó ứng với thời hạn của khoản vay. Làm
được như vậy mới đảm bảo an toàn cho ngân hàng và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng cần được làm một cách nghiêm túc và thận trọng. Điểm tín dụng xếp loại doanh nghiệp sẽ quyết định thứ hạng, uy tín của doanh nghiệp đó. Việc này hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng hay không, xác định mức tín dụng, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, biệp pháp giám sát khách hàng, phát hiện những dấu hiệu xấu để can thiệp kịp thời. Điểm tín dụng còn liên quan đến chính sách khách hàng của ngân hàng, ví dụ như: sẽ quyết định một doanh nghiệp có được cấp tín dụng theo hình thức tín chấp hay không, những ưu đãi cho doanh nghiệp có uy tín. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng cho vay, chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng cón giúp phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có rủi ro thấp hơn, ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Đây là việc làm khó vì hầu hết các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán nên số liệu chưa đáng tin cậy nhiều doanh nghiệp gửi báo cáo còn không đúng thời điểm yêu cầu, các thông tin về doanh nghiệp cập nhập vào hệ thống còn chậm. Để xếp loại khách hàng thì phải chú ý tới hệ thống xử lý, lưu trữ thông tin và trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc theo dõi cập nhập thông tin vào hệ thống.