Chính sách sử dụng lại nguồn lao động đã hết hạn làm việc tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex (Trang 69 - 74)

nước ngoài.

Giải quyết việc làm cho lao động hết hạn về nước là một vấn đề hết sức quan trọng. Tỷ lệ lao động đi làm việc trong những năm gần đây so với số việc làm được giải quyết hàng năm khá cao. Sau một thời hạn nhất định họ phải về nước làm tăng số lao động cần giải quyết việc làm hàng năm.

Vấn đề việc làm sau khi về nước cũng là một nỗi lo của người lao động đi Xuất khẩu lao động. Họ luôn suy nghĩ là khi về nước mình sẽ làm gì? Làm việc ở đâu? Và như thế nào?

Trong quá trình hội nhập và phát triển, chúng ta đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực, có chất lượng – trình độ kỹ thuật, kỹ năng nghề cao. Tuy nhiên, mỗi năm có hàng chục ngàn lao động xuất khẩu trở về nước mang theo hành trang tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp, hiện đại, lại không được tái sử dụng. Trong khi đó để đào tạo một lao động đạt trình độ kỹ thuật, tay nghề cao ở trong nước, nhà nước và người lao động phải đầu tư một số tiền khá lớn. Và nhiều năm qua, dù than vãn thiếu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề, nhiều địa phương hầu như chưa quan tâm và có chiến lược tái sử dụng nguồn nhân lực xuất khẩu trở về.

Thật vậy, sau nhiều năm tham gia vào lĩnh vực Xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường, Việt Nam đã đưa trên 42 vạn lao động đến gần 50 nước, vùng lãnh thổ làm việc. Bình quân, mỗi năm VN đưa khoảng 60-70 ngàn lao động đi nước ngoài làm việc, trong đó 2/3 làm việc trong những nhà máy công nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau. Nhờ nguồn thu nhập hàng tháng cao gấp nhiều lần trong nước, số lao động đang làm việc ở nước ngoài gởi về nước khoảng 1,5 tỷ USD/năm, trong đó năm 2005 tăng lên 1,6 tỷ USD.

Nguồn ngoại tệ thu được từ ngành công nghiệp mới mẻ này được người lao động và gia đình họ sử dụng như thế nào? Có bao nhiêu lao động xuất khẩu trở về biết sử dụng kinh nghiệm làm ăn và những đồng vốn tích cóp từ những tháng năm lao động vất vả, cực nhọc để tự tạo việc làm hoặc trở thành chủ doanh nghiệp, chủ trang trại?

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thì chưa có địa phương nào thống kê và báo cáo về bức tranh “hậu” xuất khẩu lao động ở địa phương mình ra sao.

Thực tế cho thấy, ngoài ưu tiên cải thiện cuộc sống, xây dựng nhà cửa, mua đất đai, vật dụng gia đình…, chỉ có một số ít dùng nguồn vốn này để đầu tư sinh lợi, tự tạo việc làm hoặc làm chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trang trại. Mặt khác, do trở về nước không có việc làm và không được chính quyền, cơ quan chức năng tại địa phương tư vấn dùng nguồn vốn làm gì cho hiệu quả, nhiều người trở thành tay trắng sau vài năm về nước.

Theo các chuyên gia về lao động, thời gian qua do đất nước còn nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao, chúng ta chỉ mới chú trọng khâu mở thị trường và đưa nhiều lao động đi nước ngoài làm việc. Như thế, mục đích mà chúng ta đặt ra mới giải quyết được phần ngọn - đó là tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ đổi đời, xóa nghèo nhanh. Trong khi đó, cái được lớn hơn không đơn thuần là tiền - thu nhập thì chưa được chúng ta khai thác.

Chính vì vậy, chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương cần phải quan tâm bằng cách tư vấn, chỉ dẫn cách đầu tư đồng vốn sao cho hiệu quả hoặc giới thiệu việc làm phù hợp với tay nghề, kỹ thuật của người lao động thì họ sẽ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đồng thời Nhà nước và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần có chế độ tiền lương hợp lý để thu hút lượng lao động này vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp của địa phương và của cả nước. Bên cạnh đó cần

thông tin rộng rãi những cơ hội việc làm sau khi lao động về nước cho người lao động. Muốn vậy, phải có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa ngành thương binh và xã hội với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ tận dụng được nguồn lao động có tay nghề đã qua đào tạo, phát huy được vai trò của họ trong sự phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Với những lợi ích thiết thực và hiệu quả to lớn mà Xuất khẩu lao động đem lại cho đất nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả quan.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động Xuất khẩu lao động của Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex trong những năm vừa qua, cho thấy Trung tâm đã có những mục tiêu, phương hướng đúng đắn và phù hợp với mục tiêu của toàn ngành, và yêu cầu phát triển của Trung tâm. Trong những năm vừa qua Coma-Imex đã đạt được những kết quả khả quan, đóng góp không nhỏ vào chủ trương đẩy mạnh Xuất khẩu lao động trên toàn quốc.

Đạt được những kết quả đó là nhờ sự cố gắng của Lãnh đạo cơ quan cùng tập thể cán bộ công nhân viên trong Trung tâm. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được, Coma-Imex còn một số hạn chế cần khắc phục, bởi nó ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hoạt động Xuất khẩu lao động. Để khắc phục những hạn chế đó, Coma-Imex cần có những biện pháp thiết thực trong việc mở rộng và phát triển thị trường, đồng thời phải chuẩn bị lực lượng lao động có chất lượng tốt để cung ứng cho thị trường lao động quốc tế, có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt.

Hiện nay thị trường Xuất khẩu lao động trên thế giới đang được mở rộng, với kinh nghiệm và khả năng của Trung tâm cùng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế, chắc chắn Trung tâm sẽ đạt được những

kết quả cao hơn nữa, góp phần tích cực vào sự phát triển của hoạt động Xuất khẩu lao động trên cả nước.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt

động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex” đã

phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động Xuất khẩu lao động tại Coma- Imex, đồng thời chỉ ra những mặt tích cực cũng như tồn tại của hoạt động Xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu lao động cho Trung tâm trong thời gian tới.

Do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn đọc để em có thể hiểu sâu sắc và hoàn thiện chuyên đề của mình hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w