Các nhân tố chủ quan.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex (Trang 25 - 27)

Là các yếu tố vi mô, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp xuất khẩu lao động, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu lao động. Bao gồm:

- Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động. Một cán bộ có năng lực, có quan điểm tức thời, biết phân tích đánh giá, tổng hợp những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, khéo léo vượt qua mọi rủi ro... sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng hoạt động, các doanh nghiệp nên có kế hoạch và cách làm thích hợp để bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ của mình theo nhiều chuyên đề khác nhau, đặc biệt là:

+ Luật pháp liên quan đến hoạt động Xuất khẩu lao động, đặc biệt là luật và các văn bản mới ban hành hướng dẫn thực hiện luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

+ Kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác thị trường;

+ Kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn cho người lao động trong tuyền chọn lao động, trong quản lý lao động ở nước ngoài

- Sự đại khái trong công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng đã dẫn đến chất lượng tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người

lao động của doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam còn thấp so với lao động của các nước khác, cũng như còn thấp so với yêu cầu của đối tác. Đây là tồn tại, là điểm yếu của một bộ phận doanh nghiệp, nhưng cũng là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp nếu muốn vượt qua chính mình để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

- Sự gắn kết và hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa được chặt chẽ, khiến cho lao động Việt Nam rơi vào thực trạng ‘‘ba không’’: không nghề, không ngoại ngữ, không có tính kỷ luật. Thực tế, việc dạy ngoại ngữ trong các trường dạy nghề hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, học sinh ra trường không đủ trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế, từ trước đến nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều tự tạo nguồn và tự đào tạo lấy lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ yếu là đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng, còn doanh nghiệp nào có cơ sở dạy nghề thì chủ yếu dạy nghề ngắn hạn. Số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trường dạy nghề rất ít, và cũng không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng về nghề của thị trường lao động quốc tế. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động Việt Nam, làm giảm uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuy có nhiều nhưng phần đông ở quy mô nhỏ, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp, hiệu quả kém. Trong số 141 doanh nghiệp thì có đến 89 doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, bình quân hàng năm các doanh nghiệp này chỉ tiêu chỉ đưa đi được dưới 200 lao động đi nước ngoài. Họ không có đủ năng lực để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo tiếp cận thị trường. Trong khi đó, chỉ có 18 doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên doanh, có chức năng hoạt động xuất khẩu lao động là nhiệm vụ chính thì có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w