Mục tiêu xuất khẩu 5 năm(2006 – 2010)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

2.1.2. Mục tiêu xuất khẩu 5 năm(2006 – 2010)

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, dự kiến khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xuất khẩu (không kể dầu thô) trong 5 năm tới là 106,5 tỷ USD, tăng 22,3%/năm.

Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dự kiến 86 tỷ USD, tăng 13,2%/năm. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 111,2 tỷ USD, tăng 18,4%/năm. Nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 61,45 tỷ USD, tăng 15,6%/năm.

Nhiệm vụ phát triển các nhóm và mặt hàng chủ yếu:

Nhóm nguyên, nhiên liệu (dầu thô, than đá): Dự kiến lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm. Lượng xuất khẩu dầu thô thời kỳ 2006 – 2010 đạt khoảng 87 triệu tấn, than đá 52 triệu tấn.

Nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản (thủy sản, gạo, cà phê, cao su…) tập trung thúc đẩy phát triển những sản phẩm lợi thế có năng suất cao; đảm bảo chất lượng quốc tế và giá trị gia tăng cao…. Thời kỳ 2006 – 2010, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng cả nước có xu hướng giảm dần và đến năm 2010 là 24,1%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn tới sẽ tăng 12,8%/năm, năm 2010 là 5,0 tỷ USD; Dự kiến lượng gạo xuất khẩu không tăng so với thời kỳ trước, giữ ở mức 4 triệu tấn/năm. Năm 2010, dự kiến xuất khẩu 0,9 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu chè tăng 8,1%/năm, năm 2010 đạt 130 nghìn tấn. Xuất khẩu cao su dự kiến đạt tốc độ tăng 7,7%/năm, năm 2010 đạt 0,85 triệu tấn.

Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt 1 tỷ USD, hạt tiêu 300 triệu USD, tăng tương ứng là 14,7%/năm và 14,8%/năm.

Nhóm sản phẩm chế biến và chế tạo (dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, dây điện và cáp điện, cơ khí đóng tàu, thực phẩm chế biến…), ngoài hai mặt hàng chủ lực là dệt may và giầy dép, cần tăng cường phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như đóng tàu biển, các sản phẩm cơ khí, điện; các sản phẩm có nhiều tiềm năng như thủ công mỹ nghệ; thực phẩm chế biến; sản phẩm gỗ; hóa phẩm tiêu dùng; sản phẩm nhựa….

Dự kiến xuất khẩu dệt may 2006 – 2010 tăng 15,6%/năm, năm 2010 khoảng 10 tỷ USD; giày dép tăng 16,4%/năm, năm 2010 khoảng 6,5 tỷ USD.

Hình 2-1: Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2007 đạt 10,483 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2006; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,799 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2006 (Bảng2- 4)

Bảng2- 4: Xuất nhập khẩu quý I năm 2007

QI-2007 (tỷ USD) QI-2007/QI-2006 (%)

Xuất khẩu cả nước 10,483 117,8

- DN 100% vốn trong nước 4,646 124,7 - DN vốn FDI 5,837 112,9 Nhập khẩu cả nước 11,799 133,6 - DN 100% vốn trong nước 7,556 139,8 - DN vốn FDI 4,243 123,8 Cán cân TM cả nước - 1,316

- So với KN xuất khẩu (%) 12.55

- DN 100% vốn trong nước -2,910

- DN vốn FDI 1,594

Cán cân thương mại dịch vụ -120

- So với KN xuất khẩu (%) 9,5

Nguồn: Bộ Thương mại (2007) Bước vào tháng 4, giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá tiếp tục tăng cao so với tháng trước. Theo số liệu của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu tháng 4 của cả nước đạt 3,95 tỷ USD, góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của 4 tháng đầu năm 2007 đạt 14,515 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu của tháng 4 tiếp tục tăng mạnh, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm lên 16,776 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là giá trị nhập siêu 4 tháng đầu năm nay đã lên đến 2,261 tỷ USD, bằng 15,57% kim ngạch nhập khẩu (cùng kỳ năm 2006 là 6,13%), gấp hơn 3 lần giá trị nhập siêu trong 4 tháng đầu năm 2006.

Sản phẩm gỗ là nhóm hàng cần được khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới. Dự kiến giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ nước ta sẽ tăng 26,2%/năm, năm 2010 đạt 5 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu (NK) khoảng 82 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm ngoái và nhập siêu dự kiến khoảng 18 - 18,5 tỷ USD. Tuy nhiên, theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra, năm 2009 phấn đấu tăng trưởng XK 13% so với năm 2008, tương đương với kim ngạch XK khoảng 72 tỷ USD. Đây là một chỉ tiêu không dễ thực hiện trong tình hình kinh tế thế giới đang khủng hoảng.

Nhà nước triển khai các biện pháp hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu như tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất cơ bản trong tháng 12 và điều chỉnh lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường trong năm 2009; Nghiên cứu cơ chế khuyến khích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay XK với lãi suất ưu đãi thông qua việc giảm lãi suất tái cấp vốn, hỗ trợ lãi suất và các hình thức hỗ trợ khác; xem xét tạm thời không áp dụng thuế NK các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng XK với các mặt hàng nhựa, nguyên liệu thủy sản, điều nguyên liệu, xơ sợi… tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh..

Ngoài ra, Nhà nước cần có các hình thức hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc nghiên cứu các hình thức hỗ trợ nông dân phù hợp cam kết WTO về hỗ trợ nông nghiệp; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại theo phương thức tập trung hỗ trợtrực tiếp cho các mặt hàng và

hợp đồng xuất khẩu, quan tâm đến các thị trường lớn, truyền thống như Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ La tinh ở cả cấp Chính phủ và doanh nghiệp.

Dự kiến tốc độ tăng của nhóm hàng điện tử, vi tính và linh kiện khoảng 23%/năm, năm 2010 đạt kim ngạch 4 tỷ USD. Dự kiến kim ngạch sản xuất, gia công phần mềm đạt trên 600 triệu USD vào năm 2010.

Tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ dự kiến đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2010 và khoảng 34-35 tỷ USD cả giai đoạn 2006 – 2010, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ như du lịch, sửa chữa tàu biển, xuất khẩu lao động và chuyên gia.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w