Lộ trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 66 - 67)

THÀNH VIÊN CỦA WTO

3.2.3 Lộ trình thực hiện.

Biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành có tổng cộng 1.246 nhóm hàng, bao gồm 10.680 dòng thuế. Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì sau 5 - 7 năm, mức thuế suất thuế nhập khẩu bình quân cuối cùng của Việt Nam phải giảm từ 17,4% hiện nay xuống còn 13,4%.

Trong đó, 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5%) phải cắt giảm ở mức thấp hơn mức hiện hành, 3.170 dòng thuế được ràng buộc ở mức thuế trần (mức cao hơn thuế suất hiện hành).

Để đáp ứng các cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu, sắp tới đây, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Biểu khung thuế xuất khẩu, Biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi để thay thế Biểu khung thuế xuất khẩu, Biểu khung thuế nhập khẩu hiện hành. Ngoài ra, việc ban hành khung thuế xuất nhập khẩu mới còn nhằm thực hiện Danh mục Biểu thuế chung ASEAN (AHTN 2007), bởi trong AHTN 2007 (Việt Nam phải thực hiện từ năm 2008), việc mô tả nhiều nhóm mặt hàng đã được thay đổi so với Biểu thuế hiện hành của Việt Nam.

Nhằm thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đồng thời góp phần giảm thuế đầu vào đối với những nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, theo Bộ Tài chính, trong tổng số 1.246 nhóm hàng chịu thuế nhập khẩu, việc sửa đổi lần này sẽ được thực hiện với 1.146 nhóm hàng (chiếm 92% trong tổng số nhóm hàng chịu thuế). Cụ thể, giảm mức thuế suất trần khung đối với toàn bộ 1.146 nhóm hàng, đồng thời giảm khung thuế suất thuế nhập khẩu đối với những nhóm hàng đang được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp hơn khung thuế suất hiện hành. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm mức thuế sàn khung đối với 199 nhóm hàng để phù hợp lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu mà Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO.

Mặc dù gia nhập WTO, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phế liệu kim loại, không cam kết cắt giảm thuế với tất cả các mặt hàng còn lại. Tuy nhiên, nhằm tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế, Bộ Tài chính kiến nghị vẫn tiếp tục giữ nguyên khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế trong Biểu khung thuế xuất khẩu ưu đãi mới, ngoài việc điều chỉnh giảm mức thuế trần và sàn đối với nhóm mặt hàng phế liệu sắt thép từ 30 - 40% xuống 10 - 30%; phế liệu kim loại màu từ 40 - 50% xuống còn

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên; nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng là các khung thuế suất thuế xuất khẩu hiện hành đối với những mặt hàng này khá thấp, nên cho dù Bộ Tài chính có điều chỉnh lên mức thuế suất trần, thì vẫn khuyến khích hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu thô. Nhằm hạn chế tình trạng này, Bộ Tài chính cũng kiến nghị tăng khung trần thuế suất thuế xuất khẩu đối với các nhóm mặt hàng dầu mỏ (nhóm 2709) từ 0 - 8% lên 0 - 20%; than đá từ 0 - 5% lên 0 - 20%; quặng kim loại từ 0 - 3% và 0 - 5% lên 0 - 20%.

Với Biểu khung thuế xuất khẩu, Biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi mới chính sách thuế XNK sẽ tiếp tục phát huy vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, thuế XNK tiếp tục bảo đảm nguồn thu cho ngân sách với số thu bình quân hàng năm chiếm khoảng 15,5% trong tổng số thu về thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w