Một số giải pháp điều chỉnh chính sách cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 64 - 66)

THÀNH VIÊN CỦA WTO

3.2.2 Một số giải pháp điều chỉnh chính sách cụ thể

Một là: Chủ động trong tiến trình hội nhập WTO, đảm bảo sự nhất quán trong các cam

kết với các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và các cam kết khi gia nhập WTO, cần phải hoạch định một phương án cam kết tổng thể, trọn gói tất cả các lĩnh vực(cho thương mại, dịch vụ, hàng hóa). Đó là cam kết về tiến trình sửa chữa các điểm chưa phù hợp với WTO trong chính sách; cam kết về mở cửa thị trường (ràng buộc về thuế quan, cam kết về các vấn đề trợ cấp, cam kết về các loại phí, cam kết về quản lý giá thành trong nước…). Trong đó, cam kết về thuế phải được xác định sau cùng khi đã có đầy đủ những cân nhắc, tính toán và dự kiến cho các cam kết khác, để đảm bảo rằng hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng được phép cho các DN trong nước, theo đúng quy định của WTO. Các cam kết về thuế cần được tính toán để đảm bảo khi đưa ra đàm phán phải đạt được mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nước có thể đứng vững và phát triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.

Hai là, việc sửa đổi các quy định trong hệ thống chính sách thuế và trong từng sắc

thuế theo quy định của WTO là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy nhiên việc sửa đổi này phải được tiến hành một cách thận trọng trong một khoảng thời gian xác định để đảm bảo không gây hụt hẫng nguồn thu ngân sách, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có đủ thời gian chuẩn bị thích ứng với những thay đổi trong chính sách cũng như trong cạnh tranh. Việc sửa đổi này có thể cần thực hiện trong một thời kỳ quá độ từ 8 - 10 năm. Mặt khác, việc cải cách chính sách thuế cho công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ đòi hỏi một thời hạn dài hơn, thậm chí đến 2020, vì chính sách thuế này đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho một hệ thống chính sách có chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ giảm một cách căn bản và theo đó tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu và thuế gián thu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ giảm mạnh; đồng thời thuế thu nhập và đặc biệt là thuế VAT sẽ trở thành hai sắc thuế chủ yếu. Tuy nhiên, về dài hạn khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp và đã thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN thì thuế thu nhập sẽ trở thành nguồn thu cơ bản từ thuế của NSNN, giống như thực tế hiện nay ở các quốc gia phát triển.

Ba là, việc xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế XNK phải trên nguyên tắc khuyến

khích xuất khẩu và bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn một số ngành sản xuất trong nước. Thông qua hệ thống các mức thuế được xác định một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển sản xuất, hệ thống chính sách thuế sẽ thực hiện vai trò khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hữu hiệu và đúng hướng cho những ngành có lợi thế cạnh tranh, hay những ngành sản xuất mũi nhọn trong kế hoạch công nghiệp hóa đất nước.

Tuy nhiên, các mức độ ưu tiên hay bảo hộ phải xác định một cách cụ thể và phải có lịch trình giảm dần phù hợp với các cam kết WTO và các hiệp định khu vực và quốc tế mà chúng ta cam kết, nhằm tạo áp lực buộc các DN trong nước vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh gay gắt khi thực hiện mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, dịch vụ. Đồng thời cần thiết nghiên cứu và ban hành một số loại thuế mới nhằm bảo vệ thị trường nội địa và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh như: thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng…

Bốn là, cần xây dựng một chính sách thuế nội địa thống nhất cho tất cả các loại

hình DN của mọi thành phần kinh tế không phân biệt DN trong nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi và hoàn chỉnh nội dung của hệ thống chính sách thuế, của từng sắc thuế: VAT, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, ban hành thuế thu nhập cá nhân thay thế cho thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, cần xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạt được của từng sắc thuế để có giải pháp thích hợp.

.Cần rà soát lại tất cả các sắc thuế khác cũng như các loại phí và lệ phí có liên quan tới quá trình hội nhập. Những gì cần xây dựng thành luật thì nhanh chóng tiến hành xây dựng và ban hành luật, những vấn đề gì cần sửa đổi bổ sung cũng cần khẩn trương tiến hành, những loại thuế, phí không phù hợp cần xem xét để xóa bỏ.

Bốn là, các biện pháp ưu tiên, ưu đãi, miễn giảm rất có ý nghĩa đối với việc khuyến khích đầu tư, thực hiện điều tiết vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, và thực hiện các chính sách xã hội, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, cần xác định thời hạn miễn giảm cụ thể, sau đó hạn chế và chuyển dần sang thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo tính trung lập và vai trò phân bổ các nguồn lực của thuế, đảm bảo tính công bằng và đảm bảo các cam kết với WTO.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w