II. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
4. Một số bài học kinh nghiệm
4.1. Bài học về thị trường và hội nhập:
Thị trường tiêu thụ quan trọng của chúng ta là thị trường nước ngoài, bất cứ biến động nào của thế giới cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nếu ta không chủ động hội nhập. Hội nhập là một thực tế khách quan. hiện nay có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp chưa chủ động hội nhập. Thực tế chứng minh rằng trước hết cơ quan nhà nước, bao gồm cả hệ thống tổ chức, năng lực cán bộ cũng như luật pháp, chính sách, phải đi trước trong quá trình hội nhập. việc đổi mới hệ thống văn bản pháp chế kỹ thuật trong quản lý an toàn thực phẩm xây dựng cơ quan Nhà nước trong ngành Thuỷ sản có thẩm quyền tương đương với các nước là một thí dụ cụ thể. Suy ra các vấn đề công nghệ. Môi trường, chính sách cũng phải vươn lên theo kịp yêu cầu hội nhập. có ý kiến lo ngại rằng nếu các nước phát triển đưa ra những quy định thiếu bình đẳng, áp đặt,
yêu cầu, đôi khi vô lý so với trình độ của ta. Cách tiếp cận chung vẫn là phải quyết tâm đổi mới theo yêu cầu thị trường, trong quá trình đó sẽ ti9m được những phương pháp thực tế để vượt qua, thường thì phải vận dụng các biện pháp tổng hợp cả kỹ thuật kinh tế và ngoại giao.
4.2. Bài học về huy động sức dân:
Từ những năm 80 ngành thuỷ sản đã đề ra phương châm phát triển nghề cá nhân dân, với ý nghĩa người lao động nghề cá, các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế là chủ thể của nền sản xuất thuỷ sản. Hiện nay, trên 95% sản lượng nguyên liệu là do khu vực kinh tế dân doanh tạo ra. Trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu, sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang tăng lên rất nhanh, hiện chiếm khoảng 30% doanh số XKTS, so với tỷ trọng gần như bằng không khoảng 10 năm trước đây. Các doanh nghiệp tư nhân đã nhanh chóng vươn lên thành các doanh nghiệp hàng đầu của XKTS Việt Nam, đã xuất hiện những công ty TNHH có GTXK trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có hiệu quả đã thực sự đi đầu, chủ đạo trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, mở đường cho các doanh nghiệp dân doanh phát triển theo, nhưng tỷ trọng tham gia của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ cấu kinh tế thuỷ sản đã giảm nhiều so với trước đây. Mặc dù vậy, trong quá trình đổi mới để hội nhập, cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh đã có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp dân doanh. Từ thực tế phát triển XKTS có thể đi đến kết luận rằng: chủ thể của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là hệ thống thống nhất các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế dân doanh đều là lực lượng không thể thiếu được, hỗ trợ và tác động lẫn nhau.
4.3. Bài học về tổ chức hệ thống quản lý:
Tổ chức hệ thống là thể hiện quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển và thay đổi thì tổ chức cũng cần phải thay đổi. Đối với các Tổng công ty Nhà nước cần tìm ra mô hình tổ chức thích hợp trong điều kiện mới của toàn cầu hoá, cạnh tranh và hội nhập. Đối với hệ thống quản lý Nhà nước cũng vậy. Nói riêng lĩnh vực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, khi đã mở rộng diện quản lý ra tất cả các vùng sản xuất nguyên liệu thì nhất thiết phải có cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa phương. Vì vậy chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế là cần thiết, nhưng 39
phải xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ quản lý trong thời kỳ mới, không thể đồng loạt, dập khuôn. Trong diều kiện nền kinh tế tri thức, việc nắm thông tin, xử lý thông tin để đưa ra quyết định quản lý kịp thời là rất cần thiết, cả ở phạm vi doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập và xu thế toàn cầu hoá mỗi Bộ ngành nhất thiết phải có tổ chức để nghiên cứu dự báo các vấn đề chiến lược phát triển.
Bước vào thế kỷ XXI, thế và lực của ngành thuỷ sản đã thay đổi, môi trường và bối cảnh trong nước, quốc tế cũng có nhiều thay đổi, điều đó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra những bài học kinh nghiệm của thời kỳ vừa qua và tiếp tục không ngừng đổi mới để tìm ra những con đường phát triển mới. Đổi mới không ngừng là bài học lớn dẫn đến thành công.