Thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua (Trang 40 - 42)

III. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XKTS CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

1. Thị trường Mỹ:

* Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Đối với hàng thuỷ sản, Mỹ là 1 trong 3 thị trường lớn của thế giới: Mỹ là 1 trong những nước đứng đầu thế giới về XKTS với trị giá xuất bán khoảng 2,5 tỷ USD/năm, 60% trong số này Mỹ xuất sang Nhật. Và Mỹ cũng là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 2 trên thế giới, với trị giá nhập khẩu hàng năm trên 8 tỷ USD. Mỹ nhập khẩu nhiều loại mặt hàng thuỷ sản nhưng nhiều nhất là tôm, cá philê, cá ngừ hộp.

Sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam được bãi bỏ thì XKTS của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh. Năm 1986, hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ mới có 8 triệu USD, năm 1987 đã tăng đã tăng 4,5 lần. Những năm sau tăng lên 10 lần so với năm 1986 và gấp đôi so với năm 1987. Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 129,5 triệu USD hàng thuỷ sản, chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ và chiếm 10% giá trị XKTS của Việt Nam, tăng gần 18 lần so với năm 1986.

Tốc độ XKTS của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh và qua các năm, bình quân giai đoạn 1994 - 1999 là 90,98%. Đến năm 2000, đã có 120 doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang Mỹ, với GTXK đạt 300 triệu USD. Năm 2001, XKTS của Việt Nam sang Mỹ đạt khối lượng 71 nghìn tấn, giá trị 489 triệu USD, tăng so với năm 2000 tương ứng là 86,8% và 62,4%, chiếm 27,5% tổng giá trị XKTS và là thị trường số 1. Năm 2003, nhập khẩu 851,2 triệu USD hàng thuỷ sản, chiếm 38% trong tổng GTKNXK thuỷ sản của

Việt Nam. Nhưng đến năm 2004 vừa qua, do ảnh hưởng của vụ phá giá cá tra, cá basa và tôm Mỹ đã rớt xuống vị trí thứ 2 với giá trị nhập khẩu 592 triệu USD, chiếm 24,75 trong tổng GTKNXK thuỷ sản của Việt Nam.

Mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là: nhóm mặt hàng tôm (nhất là tôm đông lạnh), cá...ngoài ra còn xuất khẩu điệp, sò thịt, me...

Qua tính toán, có khoảng 30% lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam đựơc tiêu thụ bằng nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là thông qua hoạt động tái sản xuất của các nước Singapore, Đài Loan, Hồng Kông.

* Về quy định nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ

Hàng rào phi thuế quan của Mỹ đối với hàng thuỷ sản khá là khắt khe. Từ sau 18/12/1997, Mỹ áp dụng tiêu chuẩn HACCP cho việc nhập khẩu hàng thuỷ sản. Theo quy định này, hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ phải có chứng chỉ của cơ quan có thẩm quyến của nước xuất khẩu chứng nhận lô hàng được sản xuất tại cơ sở đã ứng dụng HACCP. Nội dung HACCP của Mỹ tập trung vào việc đảm bảo an toàn thực phẩm, các yếu tố chất lượng được gắn với hệ thống quy phạm sản xuất (GMP) và các yếu tố vi sinh (SSOP). Tính đến nay đã có khoảng 80 doanh nghiệp XKTS của Việt Nam đạt tiêu chuẩn này.

Mỹ thường đưa vấn đề chống phá giá vào chính sách nhập khẩu thuỷ sản. Như đã nêu ở trên, Mỹ là nước sản xuất thuỷ sản lớn của thế giới. Mỹ có nhiều mặt hàng sản xuất trong nước với khối lượng lớn như tôm, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá nheo. Lấy lý do bảo hộ nền sản xuất trong nước, Mỹ thường đưa luật chống phá giá để áp đặt đối với các nước xuất khẩu các mặt hàng giống hoặc gần giống với các mặt hàng do Mỹ sản xuất. Vấn đề cá tra và cá basa, con tôm của Việt Nam là thí dụ điển hình cho chính sách này của Mỹ.

* Hiện tại và tương lai, Mỹ vẫn là một thị trường vô cùng rộng lớn đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên thuỷ sản Việt Nam muốn vào được thị trường Mỹ thì cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, bảo đảm và nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản theo yêu cầu của thị trường Mỹ. Muốn vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam phải chú ý đến chất lượng nguyên kiệu đưa vào chế biến, đổi mới công nghệ chế biến và phải áp dụng HACCP theo quy định của FDA tại các cơ sở chế biến hàng thuỷ sản.

Thứ hai, cần phát triển các hình thức liên kết, liên doanh sản xuất hàng thuỷ sản dưới nhãn hiệu của các công ty đã có sẵn hệ thống kênh tiêu thụ tại thị trường Mỹ, trong đó có các công ty của Mỹ, Hồng Kông và châu Âu.

Thứ ba, nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thương mại chính thức giữa 2 quốc gia và hỗ trợ sự hoạt dộng của các ngân hàng thương mại Mỹ tại Việt Nam, sẽ có tác dụng tốt cho việc tăng cường cơ hội đầu tư và thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w