Thị trường EU:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua (Trang 43 - 47)

III. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XKTS CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM

3. Thị trường EU:

* Tình hình XKTS của Việt Nam sang EU

Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn cả thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ, EU là một thị trường có sức mua lớn và thống nhất thuế quan. Riêng đối với mặt hàng thuỷ sản, hàng năm EU chiếm tới 40% nhập khẩu toàn thế giới với mức tiêu dùng bình quân 43

đầu người 17kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là tôm và cá dưới dạng sản phẩm ăn liền (cá hộp, tôm nhúng,...), hàng đông lạnh, hàng tươi sống. EU không chỉ nhập khẩu mà còn xuất khẩu lớn các mặt hàng thuỷ sản. XKTS của EU hiện nay đạt trên 8 tỷ USD/năm. Trong khi đó, Uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997 - 2010 nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản. Do vậy nhu cầu nhập khẩu hải sản của EU rất lớn.

Hàng thuỷ sản nhập vào EU chủ yếu từ các nước châu Á như: Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam...

Tháng 11/1990, quan hệ Việt Nam và EU được bình thường hoá. Ngày 17/7/1995 Việt Nam và EU ký kết hiệp định hợp tác tại Brussel, trong đó EU dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi thuế quan (GSP). Năm 1997, Việt Nam được chính thức xuất khẩu hàng sang EU. KNXK mặt hàng này tăng rất nhanh trong những năm gần đây (khoảng 27,2%), năm 1996 đạt 92,5 triệu USD. Từ 1/1/1997, EU đưa ra quyết định cấm nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (sò, hến) từ một số nước trong đó có Việt Nam. Lệnh cấm cũng có ảnh hưởng đáng kể đến XKTS của ta sang thị trường này giai đoạn tháng 1/1997 - tháng 10/1999. Vì vậy, hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU chủ yếu là tôm đông lạnh và cua.

Cho đến nay, phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam xuất đi EU đều thông qua các công ty của ASEAN như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông...

Tuy KNXK thuỷ sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, thế nhưng hàng thuỷ sản của ta vẫn chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường này (5 - 7%). Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này rất cao. Từ đầu năm 2002 đến nay, việc EU đưa ra quy định khắt khe về kiểm tra dư lượng chất kháng sinh cụ thể là giới hạn 0,3 phần tỷ cho chất Chloramphenicol và Nitrfurans đang được coi là một thách thức lớn đối với việc XKTS Việt Nam vào thị trường này. Đã có thời điểm, EU phát hiện nhiều lô hàng của nước ta có dư lượng kháng sinh lớn hơn mức cho phép, nên sau đó toàn bộ số lô hàng này đều đã bị huỷ. Đây là một tổn thất không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến XKTS Việt Nam. Bên cạnh đó, cuối năm 2001, EU đã có quyết định kiểm tra 100% lô hàng thuỷ sản của Việt Nam trước khi nhập, điều này

ảnh hưởng lớn tới tâm lý của các doanh nghiệp, không ít các công ty đã tỏ ra e ngại khi xuất hàng vào đây...

Đứng trước thách thức trên, Bộ thuỷ sản đã đẩy mạnh công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng các hoá chất bị cấm. Vì vậy, đến tháng 10/2002, EU đã chính thức dỡ bỏ việc kiểm tra 100% đối với các lô hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, EU vẫn liên tục cảnh cáo chúng ta và trong 10 tháng đầu năm 2003, nước ta vẫn có 17 lô hàng bị cảnh cáo.

Bước sang năm 2003, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã dần quen với việc kiểm tra khắt khe dư lượng chất kháng sinh của EU, số lô hàng bị kiểm tra và giữ lại tại các cảng cũng có chiều hướng giảm mạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng song khó tính này, theo đó giá trị KNXK thuỷ sản vào EU trong năm cũng tăng lên đáng kể. Tính đến nay đã có 153 doanh nghiệp XKTS của Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thuỷ sản của EU (kể cả doanh nghiệp được xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ). Việc công nhận này không những đảm bảo xuất khẩu ổn định hàng thuỷ sản Việt Nam vào EU mà còn nâng cao uy tín về chất lượng thủy sản Việt Nam trên thị trường khác, tăng khả năng thâm nhập thị trường của nhóm hàng này, góp phần làm tăng KNXK thuỷ sản. Đến năm 2004 vừa qua, XKTS vào EU đạt 196,947 triệu USD.

* Quy định trong nhập khẩu thuỷ sản của EU

Đây là thị trường khó tính, chọn lọc với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Chỉ thị 91/493EEC ban hành tháng 6/1998 quy định các doanh nghiệp tại nước xuất khẩu phải có điều kiện sản xuất tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Đối với hàng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm, nơi sản xuất, điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Đặc biệt cấm nhập những sản phẩm thuỷ sản bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do các chất phụ gia không được phép sử dụng.

Những khó khăn của Việt Nam một phần do đặc điểm của thị trường EU như lượng hàng cung cấp phải ổn định quanh năm, trong thanh toán quốc tế phải mở LC trả chậm 6 tháng hoặc 1 năm, sự khác biệt về luật lệ và thói quen mua bán, chi phí vận 45

chuyển và bảo hiểm cao...Nhưng cản trở lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất hàng thuỷ sản sang EU vẫn là chất lượng sản phẩm. Yêu cầu chất lượng hàng thuỷ sản phải giữ nguyên trạng thái ban đầu (thuỷ sản tươi sống) hay chế biến theo những công trình nhằm duy trì tốt chất lượng nguyên thuỷ và tạo ra sản phẩm tiện lợi cho người tiêu dùng.

EU là thị trường có tính đa dạng cao, với nhiều nhóm dân cư có yêu cầu rất khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Về giá cả, thị trường EU cao hơn các thị trường châu Á khoảng từ 1,1 - 1,4 lần và ổn định, thích hợp với chế biến xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài các thị trường chính ở trên, chúng ta còn một số thị trường tiềm năng, đày triển vọng cho XKTS như: Trung quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore...Gần đây KNXK sang các thị trường này của hàng thuỷ sản Việt Nam ngày một gia tăng với tốc độ khá cao. Điều quan trọng để có thể tiếp tục gia tăng được GTXK tại các thị trường này là không ngừng đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và những quy định nhập khẩu ở các thị trường đó.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XKTS TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w