Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 31 - 34)

LI MỜ Ở ĐẦU

1.3.2.4.Vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp

Trong khi các công ty lớn, doanh nghiệp nhà nước và những đối tượng có hạn mức tín dụng cao thường vay vốn mà không phải sử dụng tài sản thế chấp thì hầu hết khách hàng của ngân hàng phải có tài sản thế chấp khi xin vay để đảm bảo cho việc thanh toán nợ. Lí do là khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho ngân hàng những tổn thất lớn. Quy định tài sản thế chấp được thực hiện nhằm đáp ứng hai mục tiêu của ngân hàng. Thứ nhất, nếu người vay không có khả năng hoàn trả thì ngân hàng có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay. Thứ hai, việc thế chấp sẽ tạo ra lợi thế về tâm lý cho người vay. Bởi vì các tài sản cụ thể đã được dùng để thế chấp cho khoản vay nên người vay sẽ cảm thấy cần phải làm việc tích cực hơn để thanh toán khoản nợ của mình, tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị. Nếu ngân hàng quá chú trọng về tài sản thế chấp và mức vốn chủ sở hữu tối thiểu phải có thì các dự án đầu tư cần nhiều vốn của các DNVVN rất khó được cấp vốn.

Các cuộc điều tra cho thấy máy móc, trang thiết bị trong các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung là máy móc lạc hậu, so với các nước đang phát triển trong khu vực thì lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Chính sử dụng các máy móc lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém, tiêu thụ chậm, lợi nhuận thấp. Mặt khác, do máy móc lạc hậu nên việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thẩm định làm giảm ý muốn cho vay của cán bộ tín dụng. Rủi ro cho ngân hàng khi tài sản thế chấp của doanh nghiệp là các thiết bị máy móc lạc hậu là rất cao nên khi tính giá trị cho vay trên tài sản đảm bảo ngân hàng thường tính với tỷ lệ thấp.

1.3.3. Các nhân tố khác

Các chủ thể trong xã hội bao gồm các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân đều chịu ảnh hưởng, hay bị tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội.

Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là các văn bản pháp luật, quy định, chính sách của cơ quan Nhà nước được ban hành ra để quản lý, điều chỉnh hành vi của đối tượng hay chủ thể nào đó. NHTM là một tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng luôn được đặt dưới một hệ thống quy định chặt chẽ do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, chất lượng tín dụng, tình trạng vốn chủ sở hữu và cả cách thức ngân hàng phát triển, mở rộng hoạt động với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng. NHTM bị quản lý bởi cơ quan chủ quản là Ngân hàng Nhà nước. Một số quyết định sau đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

+ Ngân hàng Nhà nước là người ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn cho NHTM, quy định khung lãi suất huy động… Quy định này ảnh hưởng tới nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Khi nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, những khách hàng truyền thống, khách hàng có quan hệ lâu năm, những khách hàng có uy tín sẽ được ưu tiên cấp vốn, còn những khách hàng nhỏ, những khách hàng mới sẽ ít có cơ hội tiếp cận được vốn của ngân hàng, nếu tiếp cận được thì cũng phải chịu lãi suất cao.

+ Ngân hàng Nhà nước cũng quy định về mức vốn chủ sở hữu phải có trong một dự án, các quy định về tài sản đảm bảo,... mục đích là để phòng ngừa rủi ro cho các ngân hàng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện được cấp vốn của khách hàng.

Cơ quan Nhà nước tác động tới doanh nghiệp bằng cách tác động đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, bằng các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế,… tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Các quyết định, các biện pháp can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước, ảnh hưởng tới nhu cầu vốn đầu tư, ý muốn đầu tư của doanh nghiệp.  Môi trường kinh tế –xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, tiêu dùng của doanh nghiệp và dân cư. Sự biến động ít nhiều của môi trường kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành viên trong môi trường đó.

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng thì số lượng các doanh nghiệp được thành lập mới tăng nhanh và các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh do đó sẽ cần nhiều đến tín dụng ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Và ngược lại, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái đa số doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất, giảm đầu tư. Sự tăng trưởng dân số, mức thu nhập của dân cư, khả năng thanh toán của họ… cũng là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp và vì vậy là ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.

Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những nhân tố không thuộc về ngân hàng thương mại được coi là những nhân tố khách quan. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh hoạt động theo sự thay đổi của các nhân tố đó. Để giảm rủi ro và gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải luôn dự đoán những thay đổi trong môi trường kinh doanh, sự thay đổi trong cơ sở khách hàng đưa ra những giải pháp kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện các qui chế chính sách, nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và ngày càng cao của khách hàng, mục đích cuối cùng là gia tăng khả năng sinh lợi và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 31 - 34)