Công tác nguồn vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 39 - 45)

LI MỜ Ở ĐẦU

2.1.3.1.Công tác nguồn vốn

Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. NHNo&PTNT với mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước, tuy nhiên hoạt động huy động vốn ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, để đáp ứng nhu cầu cho vay thì NHNo&PTNT đã đang và sẽ phải tăng cường hoạt động huy động vốn, trong đó hướng tới khu vực các đô thị lớn là việc làm tất yếu.

Bảng 1: Nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến 2005

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 6,998 100.0% 8253 100.0% 7451 100.0% I.Phân loại theo thời gian

1.Tiền gửi không kỳ hạn 3,680 52.6% 4266 51.7% 3787 50.8% 2.Tiền gửi có kỳ hạn < 12Th 1,222 17.5% 1346 16.3% 1529 20.5% 3.Tiền gửi có kỳ hạn >12Th 897 12.8% 1311 15.9% 1072 14.4% 4.Tiền vay TCKT=12Th 1,150 16.4% 1250 15.1% 900 12.1%

5.TK, kỳ phiếu24Th ĐP 49 0.7% 80 1.0% 163 2.2%

II Phân theo đồng tiền

Nội tệ 6,096 87.1% 7059 85.5% 6286 84.4%

Ngoại tệ 902 12.9% 1194 14.5% 1165 15.6%

III Phân theo thành phần kinh tế

1.Tổ chức kinh tế, xã hội 2912 41.6% 4227 51.2% 3879 52.1%

2.Dân cư 1102 15.7% 993 12.0% 1156 15.5%

4.Tiền gửi, tiền vay khác 2680 38.3% 3033 36.8% 2416 32.4%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long) Nhận xét: Nguồn vốn huy động của chinh nhánh năm 2004 tăng rất mạnh so với năm 2003 (tăng23%), năm 2005 tổng nguồn huy động là 7451 tỷ đồng giảm 9,7% so với năm 2004. Trong đó, vốn huy động được chủ yếu là VND. Năm 2003 nguồn vốn nội tệ chiếm 87.1%, năm 2004 tỷ lệ này là 85.5% và năm 2005 chiếm 84.4%.

Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, và một phần không nhỏ từ vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác. Tuy nhiên vốn huy động từ dân cư lại giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động theo các năm. Nhìn vào cơ cấu vốn theo thời hạn ta thấy tỷ trọng vốn vay các tổ chức kinh tế =12Th khá lớn, cho thấy chi nhánh Thăng Long có mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, có lợi nhuận cao.

Giá vàng tăng cao và USD, EURO biến động mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến ý muốn gửi tiền tiết kiệm của một bộ phận dân cư. NHNo&PTNT Thăng Long có một thuận lợi rất lớn đó là chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh, có uy tín và mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Nhưng trong những năm gần đây, các NHTM cổ phần hoạt động trên cùng địa bàn cũng đã dần tạo được chỗ đứng trên thị trường tiền tệ, hơn nữa mức lãi suất huy động của họ thường cao hơn mức lãi suất huy động của NHNo nên đã thu hút được một bộ phận khách hàng vốn là khách hàng cũ của chi nhánh.

Tuy vậy, do luôn ý thức được vai trò của công tác huy động vốn đối với sự phát triển của chi nhánh và của cả hệ thống NHNo&PTNT, biết phát huy lợi thế của mình, có những biện pháp tiếp cận khách hàng thích hợp như tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giải thưởng lớn, tăng cường cung cấp các dịch vụ tiện ích như thu chi tại điểm, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thẻ... nên trước những biến động của môi trường kinh doanh, chi nhánh vẫn thu hút được lượng vốn khá lớn đảm bảo cho hoạt động tín dụng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng có rủi ro cao nhất của NHTM. Trong năm 2005 doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh bị giảm sút so với năm 2004.

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền Tăng trưởng Số tiền Tăng trưởng

Doanh số cho vay 3787 9063 239.3% 6608 72.9% Ngắn hạn 3030 6741 222.5% 5384 79.9% Trung hạn 534 1305 244.4% 967 74.1% Dài hạn 223 1017 456.1% 257 25.3% Doanh số thu nợ 2877 7565 262.9% 7326 96.8% Ngắn hạn 2615 5599 214.1% 6052 108.1% Trung hạn 205 1113 542.9% 1028 92.4% Dài hạn 58 853 1470.7% 246 28.8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long)

Biểu đồ 1: Doanh số cho vay phân loại theo thời hạn tín dụng

0 2000 4000 6000 8000 2003 2004 2005 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Nhận xét: Ta thấy doanh số cho vay năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003, nhưng năm 2005 doanh số cho vay lại giảm mạnh so với năm 2004. Năm 2003 doanh số cho vay là 3787 tỷ đồng, năm 2004 là 9063 tỷ đồng (tăng 239.3%), năm 2005 doanh số cho vay 6608 tỷ đồng (giảm 27.1%) so với năm 2004. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 tăng tăng so với năm 2004, tương ứng là tỷ trọng vay trung, dài hạn giảm. Doanh số thu nợ năm 2004, năm 2005 rất cao do các món vay ngắn hạn năm 2004 chiếm đến đến hơn 74% và 81% vào năm 2005. Kết quả không mấy khả quan của năm 2005 dẫn đến dư nợ tín dụng năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004. Thực trạng này do hai nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, môi trường kinh doanh có nhiều biến động không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, do tăng trưởng tín dụng năm 2004 tăng rất mạnh và nợ phải thu hồi năm 2005 lớn nên trong năm 2005 ngân hàng phải tập trung nhiều vào việc kiểm tra giám sát và thu hồi nợ đến hạn. Công việc này đã làm cho việc tìm kiếm khách hàng và xét duyệt cho vay mới bị ảnh hưởng.

Bảng 3: Cơ cấu đầu tư qua các năm của chi nhánh Thăng Long

(đơn vị : tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1845 100.0% 3343 100.0% 2675 100.00% Theo thành phần kinh tế 1.DNNN 1118 60.6% 1652 49.4% 1183 44.22% 2.Doanh nghiệp(luật doanh ngiệp) 382 20.7% 1106 33.1% 984 36.78% - Cty cổ phần 134 7.3% 332 9.9% 366 13.68% - Cty TNHH 210 11.4% 719 21.5% 617 23.07%

- Doanh nghiệp tư nhân 38 2.1% 55 1.6% 0.9 0.03% 3.Hợp tác xã 0 0.0% 0 0.0% 0 0.00% 4.Doanh nghiệp nước ngoài 0 0.0% 0 0.0% 0 0.00% 5.Cá nhân, hộ sản xuất 219 11.9% 585 17.5% 506 18.92%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Long) Nhận xét : Xem xét cơ cấu dư nợ của chi nhánh ta thấy là dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, đó là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn thành phố phục vụ chủ yếu cho nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và các DNNN là những khách hàng đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy là tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Năm 2003 dư nợ của DNNN chiếm tới 60.6%, năm 2004 giảm còn 49.4%, năm 2005 loại hình doanh nghiệp này chỉ còn chiếm 44.22%. Tỷ trọng dư nợ của DNNQD tăng nhanh đặc biệt là của công ty cổ phần, trái ngược lại là sự giảm sút mạnh của thành phần kinh tế tư nhân. Tình trạng này là do trong những năm gần đây Nhà nước chủ trương đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty cổ phần được thành lập mới cũng tăng mạnh. Bên cạnh việc tăng nhanh số lượng các công ty cổ phần thì cổ phần hoá cũng làm cho tình hình tài chính của công ty cổ phần được minh bạch hơn, hoạt động hiệu quả hơn nên việc xem xét cho vay cũng dễ dàng hơn. Doanh số cho vay, dư nợ của loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng.

Tính tới thời điểm 31/12/2005 DNNN đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh Thăng Long là 44 doanh nghiệp, có dư nợ là 1183 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ chiếm 44.22%. Tổng dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh là 984 tỷ đồng. Trong việc đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay là khó khăn nhất nên cũng phần ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng của loại hình doanh nghiệp này.

Bảng 4: Tình hình dư nợ xấu của chi nhánh

(đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005

Dư nợ xấu 24275 142572 Dư nợ xấu/Tổng dư nợ 0.73% 5.33%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng)

Đánh giá chất lượng tín dụng năm 2005:

 Nợ nhóm 3: 37,828 triệu đồng, chiếm 1.4% tổng dư nợ, chiếm 26% dư nợ xấu

 Nợ nhóm 4: 129 triệu đồng, chiếm 0.09% tổng dư nợ xấu

 Nợ nhóm 5: 104,615 triệu đồng, chiếm 3.9% tổng dư nợ, chiếm 74% dư nợ xấu. Nếu chỉ nhìn vào các con số thì tình hình nợ xấu của chi nhánh trong năm 2005 đáng cảnh báo. Có rất nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Đối với nợ xấu nhóm 3 và nhóm 4: Nguyên nhân phát sinh là do các biến động về giá cả của thị trường làm cho việc thực hiện phương án kinh doanh không đúng như dự kiến vì vậy gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn trả nợ ngân hàng khi đến hạn. Ngoài ra cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng thường gặp khó khăn đột xuất hoặc đi công tác dẫn đến việc trả nợ không đúng kỳ hạn nên phải chuyển nợ xấu.

- Đối với nợ xấu nhóm 5: Đây là nhóm khách hàng do một số lý do bất khả kháng không thể trả nợ ngân hàng như công ty TNHH Việt Tiến với dư nợ 1,300 triệu đồng (món nợ có tài sản đảm bảo). Công ty TNHH công nghệ Việt Mỹ với dư nợ 103,302 triệu đồng, đây là món nợ xấu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ xấu của chi nhánh. Do trong năm 2005 tình hình bão lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vì vậy không có nguồn thu trả nợ.

Việc xử lý thu hồi nợ của chi nhánh còn những khó khăn như: Mối quan hệ với cấp uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị đoàn thể có liên quan trong việc cho vay thu nợ, xử lý nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay chưa được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao. Việc kết hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được đồng bộ nên rất hạn chế trong việc phát mại tài sản để thu nợ.

Mặt khác, do ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm nên còn có các con nợ chây ỳ, việc thu hồi nợ quá hạn đã xử lý có kết quả không đáng kể.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long (Trang 39 - 45)