1.2.5.1.Khái niệm
Quyền chọn là công cụ tài chính mang lại cho người sở hữu nó quyền mua hoặc bán(nhưng không bắt buộc)một số lượng ngoại tệ nhất định với giá ấn định(giá thực hiện)vào hoặc tới một ngày ấn định.Người mua hợp đồng quyền chọn phải trả cho người bán hợp đồng một số tiền lệ phí nhất định.
-Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ:Là hợp đồng,trong đó người mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định.
-Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:Là hợp đồng,trong đó người mua hợp đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định.
*Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn:Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia:người bán hợp đồng và người mua hợp đồng
-Mua một hợp đồng quyền chọn có thể là:mua quyền chọn bán,hay mua quyền chọn mua.Người mua hợp đồng,sau khi trả phí mua quyền chọn,luôn quan tâm đến quyền tiến hành giao dịch,nếu thấy có lợi,hoặc là không tiến hành giao dịch,nếu như thấy bất lợi.
-Bán một hợp đồng quyền chọn có thể là:bán quyền chọn bán,hay bán quyền chọn mua.Người bán hợp đồng sau khi đã thu phí bán quyền chọn,có nghĩa vụ luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch tại mức tỷ giá thỏa thuận,nếu người mua thực hiện quyền chọn của mình.
*Tỷ giá quyền chọn:trong giao dịch quyền chọn tiền tệ thì tỷ giá trong các hợp đồng quyền chọn được hình thành ngoài yếu tố cung cầu,còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp,do đó nó có thể cao hơn hay thấp đáng kể so với các hợp đồng giao ngay hay hợp đồng kỳ hạn.
*Phí hợp đồng quyền chọn là khoản tiền mà người mua hợp đồng quyền chọn phải trả cho người bán.Phí hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý,sao cho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ của người bán và không quá đắt xét từ góc độ của người mua.Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch,thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra,đó là khoản phí quyền chọn mà người mua trả tiền cho người bán.Như vậy,thu nhập của người bán bị giới hạn và tối đa chỉ bằng khoản phí quyền chọn đã
thu.
*Các nhân tố ảnh hưởng lên phí hợp đồng quyền chọn
-Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn:là giá trị ở trạng thái”được giá quyền chọn”.Nói cách khác,giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷ giá quyền chọn và tỷ giá hiện hành của thị trường.Phí của hợp đồng sẽ là một số không nhỏ hơn giá trị nội tại của hợp đồng.
-Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn:là giá trị còn lại của hợp đồng sau khi trừ đi giá trị nội tại của hợp đồng.
-Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn:càng dài thì càng có khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn đối với hợp đồng quyền chọn mua và thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán.Do vậu,thời hạn hợp đồng càng dài thì người mua sẵn sàng trả phi hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao.
1.2.5.2.Những quy tắc ứng dụng quyền chọn tiền tệ
-Giao dịch quyền chọn tiền tệ thường là phương án tốt nhất thứ hai sau giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.Do đó,nếu nhà kinh doanh có niềm tin chắc chắn vào xu hướng biến động của thị trường thì ưu tiên giao dịch giao ngay hay giao dịch kỳ hạn hơn là giao dịch quyền chọn.
-Nếu thị trường ngoại hối ổn định thì:
+Phương án bán quyền chọn tỏ ra hiệu quả,bởi vì người bán thu được phí bán quyền chọn.Do thu được phí,giao dịch quyền chọn sẽ tỏ ra có hiệu quả hơn giao dịch giao ngay và kỳ hạn
+Phương án mua quyền chọn tỏ ra kém hiệu quả nhất,bởi vì người mua phải trả chi phí quyền chọn mua,trong khi đó thị trường lại không biến
động.
-Giao dịch quyền chọn chỉ là một phương án,chứ không phải là cứu cánh để thay thế giao dịch giao ngay hay kỳ hạn.
-Các hợp đồng quyền chọn mua thuộc tài sản có và các hợp đồng quyền chọn bán thuộc tài sản nợ.Do thị trường ngoại hối luôn luôn biến động,là xuất hiện các cơ hội hấp dẫn có thể bán lại hay mua lại(chuyển nhượng) hợp đồng quyền chọn nhằm đảm bảo lãi kinh doanh ngoại hối.Không nên thụ động chờ đến khi hợp đồng đáo hạn mà không làm bất cứ điều gì trước đó.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM
-Quan hệ kinh tế đối ngoại:Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác trên thế giới và với các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế,trong đó quan hệ ngoại thương,dịch vụ đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ là những quan hệ kinh tế quan trọng,đó là những nhân tố thúc đây hoạt động ngoại hối phát triển.Thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế làm nảy sinh hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các nhà xuất nhập khẩu và thúc đẩy ham muốn kiếm tiền của các nhà kinh doanh đầu cơ kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro ngoại hối.
-Chính sách quản lý ngoại hối của các quốc gia:Chính sách quản lý ngoại hối là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường ngoại hối của mỗi quốc gia.Trên cơ sở các quan hệ mua bán chuyển nhượng,đầu tư ngoại hối…nó còn quyết định tính biệt lập hay thông suốt của thị trường này đối với thị trường khác.
phép đồng tiền các quốc gia này tự do tham gia vào thị trường quốc tế,tự do chuyển đổi ra tiền tệ nước ngoài.Tại các nước này không có chế độ cấp phép kinh doanh ngoại tệ,tỷ giá hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường,nhà nước không khống chế và không kiểm soát tỷ giá.Sự vận hành và phát triển của thị trường ngoại hối hoàn toàn theo cơ chế điều tiết thị trường
Chế độ quản lý ngân hàng tại các nước kém phát triển và đang phát triển:Đó là nhà nước quản lý chặt chẽ các luồng vậ động của ngoại hối.Trong phạm vi quốc gia,việc lưu hành ngoại tệ bị giới hạn,những tổ chức kinh tế hay các nhân có hoạt động thương mại,dịch vụ hay đầu tư quốc tế mới được phép mua bán ngoại tệ.Mọi nguồn ngoại tệ có được đều phải bán cho NHTM.Chính cơ chế quản lý ngoại hối kiểu này đã kìm hãm sự phát triển của thị trường ngoại hối cũng như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cả về lượng lẫn về chất.
-Sự biến động của tỷ giá:Tỷ giá hối đoái là phạm trù bắt buộc từ trao đổi hàng hóa,dịch vụ dẫn đến trao đổi về tiền tệ.Tỷ giá biến động luôn là sự quan tâm của mọi chủ thể trong xã hội.Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và hội nhập trong từng khu vực,các hoạt động kinh tế không ngừng tác động trực tiếp lên tỷ giá hoặc ngược lại,tỷ giá cũng làm cho hoạt động trao đổi thương mại quốc tế phát triển mạnh lên hoặc kìm hãm nó.Trong chế độ tỷ giá thả nổi,sự biến động của các đồng tiền dẫn tới nhiều nghiệp vụ mới ra đời.Kể từ năm 1973 tới nay,các nghiệp vụ quyền chọn và tương lai đã xuất hiện và phát triển khá mạnh mẽ,đặc biệt được áp dụng nhiều tại Mỹ,Đức và một sối nước thuộc khu vực châu Á.Sự ra đời các nghiệp vụ này cộng với khối lượng mua bán ngày càng tăng lên đã đánh dấu bước phát triển mạnh của lãnh vực kinh doanh ngoại hối.
NHTM,ngoài các nghiệp vụ liên quan tới đồng nội tệ,còn có các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ như huy động vốn,cho vay thanh toán quốc tế,bảo lãnh vay vốn nước ngoài bằng ngoại tệ.Giữa các nghiệp vụ này có mối quan hệ chặt chẽ,nghiệp vụ này sẽ làm cơ sở,tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ khác.Trong đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt độnh kinh doanh ngoại hối.
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCPQD
2.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Qua 12 năm xây dựng và trưởng thành,ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã có những bước phát triển vững chắc và trờ thành địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàngtrong và ngoài nước.Với mục tiêu kinh doanh an toàn,tuân thủ,tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng đã tạo ra cho MB sự ổn định,minh bạch,hiệu quả và liên tục tăng trưởng
Tính đến ngày cuối năm 2006, vốn điều lệ của MB đã đạt 1.045 tỷ đồng, tăng hơn 50 lần so với ngày đầu thành lập, trong đó có hơn 4.000 cổ đông pháp nhân và thể nhân, thể hiện sự đa dạng hoá trong sở hữu của MB. Huy động vốn tính đến ngày 31/12/2006 đạt 11.200 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng, chiếm 50% tỷ lệ nguồn vốn huy động, vượt kế hoạch của cả năm là 20%. Lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch. Tổng tài sản đạt 13.864 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2005, dư nợ đạt xấp xỉ 6.200 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần của MB luôn dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP. Đặc biệt, tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông năm 2006 là 60% trong đó 42% được chia bằng cổ phiếu và 18% được chia bằng tiền mặt.
Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý, đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân
hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chatered Bank, UBOC; được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong hai năm liền 2005 và 2006; đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt, ngành hàng: Ngân hàng – tài chính năm 2006; …và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác.
2.1.2.Tổ chức bộ máy của NHTMCPQD
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005 đến đầu năm 2007, gần 600 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Bởi vậy, hiện nay hơn 1.000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng. Dự kiến đến cuối năm 2007, con số này sẽ tăng lên 50-60%.
Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý.
Mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng:
Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình Ngân hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
2.1.3.Tổ chức hoạt động kinh doanh tại NHTMCPQD
2.1.3.1.Kinh doanh trong nước
*Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh
-Phòng kinh doanh ngoại hối tại trụ sở chính của ngân hàng,phòng này có chức năng và nhiệm vụ cơ bản:
+Chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng,thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống
+Là đầu mối duy nhất của ngân hàng được quyền kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và trên thị trường quốc tế.
+Có chức năng chỉ đạo,kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các chi nhánh thuôc hệ thống ngân hàng
-Phòng kinh doanh ngoại hối tại các chi nhánh
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh ngoại hối tại các chi nhánh bao gồm: +Thực hiện mua bán với trụ sở chính và với các tổ chức kinh tế là pháp nhân của VN có nguồn ngoại tệ và nhu cầu ngoại tệ phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
+Được phép mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng,nhưng không được phép bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng(kể cả cho các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng),nếu dư thừa ngoại tệ,chi nhánh phải bán lượng dư thừa đó cho trụ sở chính để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống
+Chi nhánh được quyền ấn định tỷ giá VND với các ngoại tệ khác trên cơ sở tỷ giá do trụ sở chính thông báo,đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh trên từng địa bàn
Tại các chi nhánh:Mua bán giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi có thể thực hiện với khách hàng là các nhân hay tổ chức kinh tế trên địa bàn của chi nhánh (thực hiện theo quyết định số 17/1998//QD/NHNN),ngoài các giao dịch nêu trên,các chi nhánh cũng được kinh doanh chênh lệch giá giữa khách hàng trong nước với thị trường nước ngoài thông qua trụ sở chính
Tại trụ sở chính:Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi có thể được thực hiện giữa trụ sở với các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng,với các khách hàng trên địa bàn,giao dịch với các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng,kinh doanh chênh lệch giá và thực hiện giao dịch Swaps với NHNN theo quyết định số 893 và 894/2001/QD/NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN
2.1.3.2.Kinh doanh trên thị trường quốc tế
Cùng với các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước,thì NHTM còn tham gia trên thị trường quốc tế nhằm đa dạng hóa các loại ngoại tệ phục vụ cho khách hàng trong thanh toán và đầu tư quốc tế,đồng thời tạo điều kiện để tăng lợi nhuận cho ngân hàng của mình
Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ phục vụ cho khách hàng,tại trụ sở chính cũng đã tiến hành ngiệp vụ đầu cơ trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua các ngân hàng nước ngoài trên các thị trường lớn như:London,Singapore.Nhờ có hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế mà các nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng đã được đáp ứng,đồng thời qua hoạt động này,ngân hàng có thể khai thác được hoạt động đầu cơ kiếm lời.Đây là một trong những nghiệp vụ khó đòi hỏi các nhân viên cần phải có trình độ chuyên môn cao,có khả năng phân tích tình hình biến động của thị trường,các thông tin về kinh tế,chính trị xảy ra hàng ngày và ảnh hưởng của các thông tin đó đến các đồng tiền lớn trên thế giới,có như vậy mới nắm bắt được quy luật biến động của các đồng tiền đó.Đồng thời yếu tố
quan trọng hiện nay đối vớic các NHTM VN là muốn mua bán được với nước ngoài thì trước hết phải thiết lập được các hạn ngạch gia dịch hối đoái với các ngân hàng đại lý.Các hạnn ngạch này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với các ngân hàng đại lý như mức độ đánh giá tín nhiệm của họ đối với ngân hàng mình..
2.1.3.3.Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
Đối với các NHTM thì việc kinh doanh ngoại hối được xem như là sản