Mục tiêu về chính sách tiền tệ của NHNN đến năm 2010

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP Quân đội (Trang 57 - 76)

Một là,hoàn thiện cơ chế lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hóa có sự điều hành gián tiếp của nhà nước thông qua lãi suất định hướng của NHNN(lãi suất chiết khấu,lãi suất cơ bản)

Hai là,hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng vừa linh hoạt trong ngắn hạn,vừa ổn định trong dài hạn,khuyến khích xuất khẩu,góp phần ổn định thị trường tiền tệ đặc biệt là thị trường vốn

Ba là,hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp,đặc biệt thị trường liên ngân hàng cả nội tệ và ngoại tệ,phát triển các công cụ tài chính của thị trường này như forward,option,future,nhằm tránh rủi ro về tỷ giá

Bốn là,xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở,phát triển một số trung tâm giao dịch cho các nghiệp vụ này,coi đây là một trong các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ giúp ngân hàng nhà nước điều tiếp kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ

Năm là,hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn đồng thời xây dựng hệ thống biện pháp kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế,đặc biệt là vốn ngắn hạn,kiểm soát nợ nước ngoài.Kiểm soát tiến tới xóa bỏ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm trong nội địa,tiến dần tới việc trên lãnh thổ

Việt Nam chỉ thanh toán và tiết kiệm bằng tiền đồng.

Sáu là,kiểm soát,hạn chế tiến dần tới việc chấm dứt tình trạng đôla hóa trên cơ sở nâng cao vị thế đồng nội tệ,đa dạng hóa các công cụ tài chính,các hình thức đầu tư,phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại hối nói trên.

3.1.2.Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM

Có thể thấy hoạt động kinh doanh ngoại hối ở nước ta trong những năm tới phải đối mặt với những khó khăn,thách thức lớn,đòi hỏi phải có những cố gắng vượt bậc để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh.Tuy nhiên,trong hoạt động kinh doanh của mình,đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối,đòi hỏi ngân hàng phải có những quan điểm định hướng đúng đắn với những tư tưởng xuyên suốt sau đây:

-Hoạt động kinh doanh ngoại hối phải dựa trên nền tảng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Dựa trên quan điểm này,đòi hỏi ngân hàng trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh phải tuân thủ theo chiến lược,mục tiêu xuyên suốt của đảng và nhà nước đã hoạch định nhằm xây dựng kinh tế thị trường nhà nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

-Phải biết kết hợp hài hòa giữa thị trường ngoại hối với các thị trường khác,tạo ra mối liên hệ chặt chẽ,bổ xung cho nhau giữa các thị trường,giúp duy trì nền kinh tế vĩ mô lành mạnh,tạo nền tảng phát huy tối đa nguồn nội lực và ngoại lực,thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.Muốn làm được như vậy thì hoạt động kinh doanh của NHTM trong lĩnh vực ngoại hối phải có tác dụng như cái van điều chỉnh nguồn vốn ngoại tệ căn cứ vào nhu cầu ngoại tệ thực tế và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

trong hoạt động kinh doanh.Để thực hiện được điều này đòi hỏi NHTM phải có quan điểm mở rộng mạng lưới khách hàng thông qua việc mở rộng và nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng trong kinh doanh,gắn bó chặt chẽ lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng.Trong điều kiện kinh tế thị trường theo hướng mở thì các NHTM phải tăng cường hỗ trợ các hoạt động ngoại thương thông qua việc đa dạng hóa các nghiệp vụ tài trợ cho khách hàng,qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

-Hoạt động kinh doanh ngoại hối có nhiều điểm không giống với một số hoạt động kinh doanh khác đó là thị trường mở có tính toàn cầu.Vì vậy hoạt động của các NHTM trong lĩnh vực này ngoài mục đích cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong và ngoài nước,các ngân hàng còn phải tự kinh doanh cho mình để kiếm lời.Cho nên ngân hàng phải có quan điểm đa dạng hóa các nghiệp vụ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

-Hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn chứa đựng rủi ro,do vậy ngân hàng cần duy trì trạng thái ngoại hối ở mức có thể kiểm soát được.

3.2.Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTMCPQD

Đối với bất kỳ thị trường nào,dù là thị trường hàng hóa hay thị trường tiền tệ thì việc đa dạng hóa cũng như nâng cao chất lượng của các sản phẩm là mục tiêu vô cùng cần thiết.Với thị trường ngoại hối,mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối không chỉ tập trung mở rộng các nghiệp vụ mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động,đó là tăng doanh số giao dịch,nâng cao chất lượng dịch vụ,mở rộng thị trường kinh doanh,khai thác triệt để nguồn ngoại tệ trôi nổi ngoài thị trường…Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên,đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp,trước hết các giải pháp đó phải xuất phát từ chính ngân hàng,sau đó là

các biện pháp hỗ trợ của NHNN,đồng thời nhà nước cũng cần tạo ra cho các ngân hàng một môi trường pháp lý thuận lợi,mang tính chất vĩ mô thì mới tạo ra được những giải pháp mang tính đồng bộ.

Mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối có nhiều ý nghĩa,không phải chỉ cho riêng ngân hàng mà còn cho khách hàng và cho toàn xã hội nói chung,cụ thể là:

Thứ nhất,nhằm tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng một cách kịp thời,thông qua đó tăng uy tín của khách hàng trong nước đối với các đối tác trên thị trường nước ngoài.

Thứ hai,tạo điều kiện cho thị trường thanh khoản hơn.

Thứ ba,mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng bằng những hợp đồng phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.

Thứ tư,về phía ngân hàng,tăng thu nhập,tăng vị thế trên thị trường trong môi trường cạnh tranh của quy luật thị trường.

Thứ năm,đối với xã hội,góp phần tăng thu nhập cho toàn xã hội,qua đó thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

3.2.1.Giải pháp đối với ngân hàng

Thứ nhất:hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi

Để hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi,yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là cần nắm vững quy trình,nội dung,kỹ thuật các nghiệp vụ kinh doanh,trong đó chú trọng từ việc xác định,thông báo hay niêm yết tỷ giá,thủ tục giao dịch và việc thực hiện hợp đồng ở ngày giá trị.

Về việ c xác đ ịnh tỷ giá spot và forward:

đối với tỷ giá spot:Hàng ngày tỷ giá VND/USD được xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối,tỷ giá VND và các ngoại tệ khác được xác định theo tỷ giá chéo trong đó USD đóng vai trò là đồng tiền trung gian.Các tỷ giá VND/ ngoại tệ được xác định ngay từ đầu giờ buổi sáng của mỗi ngày làm việc nhưng thực tế thì các tỷ giá này lại áp dụng cho cả ngày,ít khi thay đổi.Trong khi đó,các đồng tiền trên thế giới biến động từng phút,thậm chí từng giây,thì không có lý do gì tỷ giá VND lạ không thay đổi theo.Vì vậy tỷ giá spot VND/ngoại tệ được áp dụng trong ngày cũng cần phải điều chỉnh một cách linh hoạt để có thể phù hợp với sự biến động của các đồng tiền khác trên thế giới.

Như vậy,khi đáp ứng nhu cầu mua bán cho khách hàng,các giao dịch viên không chỉ căn cứ vào tỷ giá niêm yết đầu ngày tại ngân hàng mình mà còn căn cứ vào tỷ giá giao dịch của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế tại thời điểm giao dịch để đưa ra một tỷ giá hợp lý cho khách hàng.Ví dụ:

trước sự kiện ngày 11/9,tại New York,tỷ giá spot S(DEM/ USD)=2,0000/10.Trong khi đó,tại Việt Nam,tỷ giá Spot S(VND/USD)=14500/50

=>Tỷ giá chéo S(VND/DEM)=(7246-7275).Ngay sau đó,tỷ giá giao ngay S(DEM/USD)=1,9850/60 thì tỷ giá VND/DEM phải là7301-7329,qua tỷ giá này,USD mất giá so với DEM là 0.05% thì VND sẽ mất giá so với DEM là 0.39%

Qua ví dụ trên ta có thể đưa ra kết luận:tỷ giá spot không thể cố định được xác định trong cả ngày giao dịch mà biến đổi theo quan hệ cung cầu của thị trường.Vì đại bộ phận các đồng tiền yết tỷ giá với USD,do vậy khi giá của USD thay đổi so với các đồng tiền khác thì giá của VND so với các đồng tiền khác cũng thay đổi

Đối với tỷ giá kỳ hạn:Theo lý thuyết,tỷ giá kỳ hạn(F) được xác định trên cơ sở của tỷ giá giao ngay(S) và điểm kỳ hạn(P) trong đó (P) được xác định trên cơ sở chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền trong hợp đồng mua bán kỳ hạn.Tại Việt Nam,(F) là kết quả của tỷ giá giao ngay với tỷ lệ mức trần cho phép của NHNN đối với giao dịch kỳ hạn.Trong tương lai, để tiến tới một tỷ giá kỳ hạn phù hợp với tỷ giá thị trường,cần phải dựa vào lãi suất thị trường của ngoại tệ và lãi suất của VND.

Tỷ giá kỳ hạn được xác định đúng và sát với thị trường sẽ có tác dụng: -Đối với khách hàng:Kích thích tăng giao dịch với ngân hàng để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá và đảm bảo an toàn về ngoại hối

-Đối với ngân hàng:Có điều kiện để hoàn thiện nghiệp vụ giao dịch ngoại hối kỳ hạn,đồng thời góp phần phát triển nhanh thị trường ngoại hối

Về thủ tục giao dịch:

Trên thế giới,một số nước có đồng tiền tự do chuyển đổi và không áp dụng chế độ quản lý ngoại hối một cách nghiêm ngặt,việc mua bán ngoại tệ hoàn toàn tự do nên thủ tục mua bán hết sức đơn giản.Trong khi đó tại Việt Nam,do đồng tiền chúng ta chưa có khả năng chuyển đổi,cán cân thương mại luôn luôn bội chi.Để hạn chế về căng thẳng cầu ngoại tệ trên thị trường,mỗi khoản thanh toán hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ cần có sự kiểm soát chặt chẽ các chứng từ có liên quan trước khi quyết định bán ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán cho khách hàng nước ngoài.

Đ

ối với nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn và hoán đ ổi:

mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá.Bởi vì trong cơ chế thị trường,tỷ giá là yếu tố nhạy cảm với nhiều biến cố,do đó nó luôn biến động khôn lường.Với một chính sách tỷ giá với biên độ hẹp như hiện nay,không tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển

các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi.Điều này nói lên rằng định hướng trong chính sách quản lý tỷ giá của NHNN phải nới lỏng biên độ để xác định các tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi cho các NHTM nhằm tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng,có như vậy mới phản ánh đúng thực tế của mối quan hệ cung cầu trên thị trường.

Thứ hai: Phải tiến hành phát triển nghiệp vụ quyền chọn

Nghiệp vụ quyền chọn và tương lai là 2 nghiệp vụ được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới,trong đó có Mỹ,Úc,Anh và một số nước khác.Song, nghiệp vụ này đối với các NHTM của VN lại hoàn toàn mới mẻ và sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình nghiên cứu vận dụng vào VN.Nghiệp vụ quyền chọn rất có ý nghĩa trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thực hiện đầu cơ đối với các khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu,tuy nhiên để giành được quyền chọn thì người mua quyền phải chi ra một khoản phí nhất định cho người bán quyền.

Điều kiện thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ của NH:

*Trước hết NHNN cho phép các NHTM thực hiện nghiệp vụ quyền chọn,đây là nghiệp vụ khó khăn và phức tạp nên đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện từng bước từ đơn giản cho tới phức tạp,cụ thể là:

-Đầu tiên,chỉ thực hiện nghiệp vụ quyền chọn đối với đồng VN và USD,sau một thời gian áp dụng có thể mở rộng sang một số ngoại tệ khác với VND,khi thị trường VN đã phát triển cao hơn thì mới thực hiện nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ.

-Thời gian đầu chỉ thực hiện nghiệp vụ quyền chọn qua quầy(OTC),về sau,khi thị trường ngoại hối phát triển thì có thể tổ chức trên sở giao dịch như tại các nước phát triển đang áp dụng.

nghiệp vụ quyền chọn chỉ xảy ra tại thời điểm hợp đồng đến hạn.Vì hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng,do vậy mang nặng tính đầu cơ và chưa phù hợp với nước ta trong thời gian đầu.

-Thời hạn hợp đồng quyền chọn ở nước ta trong giai đoạn đầu nên trong vòng 3 tháng là hợp lý nhất.Khi nào thị trường phát triển thì thời hạn sẽ do ngân hàng và khách hàng tự quyết định.

*Việc áp dụng nghiệp vụ quyền chọn tại nhiều nước trên thế giới là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sớm đưa nghiệp vụ này vào áp dụng trong thực tế của các NHTM.

*Ngân hàng nhà nước cũng đã đặt nhiệm vụ mục tiêu đến năm 2010 là”hoàn thiện hệ thống thị trường tiền tệ thứ cấp,đặc biệt là thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng”.”Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này(các công cụ kỳ hạn,quyền chọn và tương lai)nhằm mục đích tránh rủi ro về tỷ giá”.Đây là định hướng có tính chiến lược của NHNN,là điều kiện để các NHTM có dịp ứng dụng các nghiệp vụ này.

*Kiến thức mới về ngoại hối tuy khó nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể tiếp cận được.Hơn thế nữa,trong điều kiện hội nhập và mở cửa như hiện nay,chúng ta có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc trao đổi các thông tin,hơn nữa,con người VN vốn rất thông minh và nhạy bén.

Thứ ba:Khai thác triệt để các nguồn ngoại tệ

Thu hút khách hàng có nguồn ngoại tệ:

Lượng ngoại tệ mà ngân hàng có thể thu hút được có từ nhiều nguồn khác nhau:

-Tiền mặt của cư dân là người cư trú và không cư trú,kiều hối…

-Ngoại tệ thu được của các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng và từ các ngân hàng khác ngoài hệ thống

Mỗi nguồn vốn ngoại tệ có một đặc điểm riêng do vậy để khai thác hiệu quả các nguồn vốn này thì phải có chính sách hợp lý cho từng nguồn vốn như chính sách tỷ giá,lãi suất..

-Nguồn ngoại tệ từ các đơn vị xuất khẩu là một trong những nguồn ngoại tệ lớn nhất cung cấp cho thị trường ngoại hối.Theo quy chế hiện hành(quyết định số 61/2001/QD-Ttg ngày 24/4/2001) của chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức và thông tư số 05/2001/TT-NHNN hướng dẫn thi hành quyết định 61/2001/QD- Ttg,đối với nguồn thu từ giao dịch vãng lai,người cư trú là tổ chức phải bán ngay cho các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ 40%,số còn lại được phép sử dụng vào mục đích khác của mình như gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất.Tuy nhiên,ngân hàng có thể mua với tỷ lệ cao hơn mà không có sự áp đặt hay gò bó nào đối với khách hàng khi lãi suất ngoại tệ không còn đủ hấp dẫn,bên cạnh đó tỷ giá mua của ngân hàng lại phù hợp với tỷ giá của thị trường.Khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng dễ dàng thì ngân hàng cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng mua ngoại tệ từ ngân hàng mình một cách thuận lợi khi họ có nhu cầu thực sự,có như vậy mới giảm được tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân chúng và các tổ chức kinh tế hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu,đồng thời góp phần giảm bớt căng thẳng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.Mua bán ngoại tệ sôi động trên thị trường sẽ làm cho sự vận động của thị trường càng trở nên trơn chu hơn,tiếp sức cho nền kinh tế phát triển vững mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM CP Quân đội (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w