Qui trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại SGDI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 50 - 61)

Cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm tiếp khách hàng và hỗ trợ xác định sản phẩm tín dụng phù hợp. Sơ đồ 2.1 dưới đây tóm tắt quy trình này:

Phỏng vấn

Từ chối Đánh giá sơ bộ Hoãn/yêu cầu thêm

thông tin Đạt yêu cầu Cung cấp hồ sơ mẫu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu

Không đạt Kiểm tra hồ sơ Yêu cầu bổ sung

thêm thông tin Chấp nhận hồ sơ

Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết

Chuyển sang quá trình thẩm định

Tóm tắt các bước của qui trình cho vay tiêu dùng trong sơ đồ 2.1 a. Tiếp nhận đề xuất tín dụng

• Phỏng vấn ban đầu:

- CBTD phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu.

- CBTD hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV xác định xem yêu cầu vay vốn của khách hàng có phù hợp với kế hoạch chiến lược của chi nhánh đối với việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

- Trong giai đoạn này, CBTD có đủ những thông tin chi tiết về khách hàng (như thu nhập, tài sản, tình trạng việc làm …) để ra quyết định “từ chối”, và khách hàng được thông báo ngay.

- Nếu khách hàng có đủ các điều kiện vay vốn, CBTD hướng dẫn khách hàng về các tài liệu cần thiết để làm hồ sơ vay vốn.

• Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/ phân tích tín dụng

- CBTD phụ trách khách hàng cá nhân tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn, xem xét sự hoàn thiện và tính hiệu lực của các hồ sơ.

- Nếu hồ sơ vay vốn chưa đáp ứng yêu cầu, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiệu theo yêu cầu và đề nghị khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

- Nếu hồ sơ vay vốn đáp ứng yêu cầu, CBTD vào hồ sơ vay vốn và trình Trưởng phòng tín dụng cá nhân. Trưởng phòng có thể chấp nhận.

- Nếu trong thẩm quyền phê duyệt của mình, Trưởng phòng tín dụng cá nhân có thể quyết định đối với đề xuất vay vốn, trưởng phòng sẽ chuyển trả lại hồ sơ cho các bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng.

- Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Trưởng phòng tín dụng cá nhân, đề xuất vay vốn sẽ được trình Giám đốc chi nhánh ra quyết định.

b. Qui trình thực hiện giao dịch đã được phê duyệt

Giải ngân:

- CBTD chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho CBTD quản lý giải ngân cùng với các hướng dẫn cho việc giải ngân.

- CBTD quản lý giải ngân bảo đảm rằng các tài liệu yêu cầu và việc phê duyệt đã được thực hiện đầy đủ và tạo hai hồ sơ khách hàng mới:

+ Một hồ sơ văn bản pháp lý và các văn bản khác có giá trị được giữ dưới sự kiểm soát kép của hai người, hồ sơ bảo đảm tiền vay cần hạn chế tiếp cận.

+ Một hồ sơ khác là hồ sơ theo dõi khoản vay để lưu các văn bản liên lạc hoặc thu từ trao đổi được giữ lại để phục vụ cho cán bộ tín dụng.

- Nếu tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản tín dụng khác mở tại ngân hàng đầu tư được dùng làm tài sản cầm cố, CBTD quản lý giải ngân tiến hành đóng tài khoản đó, đảm bảo không được rút tiền từ tài khoản đó cùng với thông báo đến phòng kế toán để vào sổ kế toán.

- Nếu tiền gửi ở ngân hàng khách được dùng làm tài sản cầm cố, phải thông báo cho ngân hàng đó và nhận được thư xác nhận từ ngân hàng đó.

- CBTD gửi một bản sao quyết định cho vay, cùng với thông báo do cán bộ này ký, thông tin chi tiết về việc giải ngân, lịch giải ngân (nếu có) cho phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán). Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) có trách nhiệm giải ngân khi nhận được những tài liệu này.

- Khi thực hiện vào sổ kế toán, phòng dịch vụ khách hàng cá nhân (phòng kế toán) thông báo cho CBTD và CBTD quản lý giải ngân về số tài khoản dùng cho các chứng từ liên quan đến khoản vay.

c. Các vấn đề khác có liên quan

• Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ: Cán bộ tín dụng có trách nhiệm:

- Kiểm tra sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay. - Theo dõi hoạt động của khách hàng

- Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng

- Theo dõi đánh giá tình hình phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ.

- Theo dõi, đánh giá biện pháp, tài sản đảm bảo tiền vay. - Thực hiện các yêu cầu khác của BIDV (nếu có).

• Xử lý phát sinh

- Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì CBTD quản lý giải ngân phối hợp CBTD xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp độ được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.

- Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay được chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả nợ gốc và nợ lãi và được bàn giao sang bộ phận xử lý nợ xấu tại chi nhánh, và chịu sự kiểm soát của Ban Quản lý tín dụng BIDV.

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại SGD I và 1 số ngân hàng khác tại SGD I và 1 số ngân hàng khác

Khi phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại SGD I chúng ta sẽ xem xét các tiêu chí dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu dùng để phân tích khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đã đề cập tại chương I. Để có được cái nhìn tổng thể về vị trí của SGD I so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn, một số chỉ tiêu sẽ được phân tích trong tương quan so sánh với các chi nhánh ngân

hàng khác như: ngân hàng Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) chi nhánh Hà Nội.

Qui mô cho vay tiêu dùng tại SGD I

Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại SGD I

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ Tỉ trọng (%) Dư nợ Tỉ trọng (%) So với năm 2005(%) Dư nợ Tỉ trọng (%) So với năm 2006(%) Dư nợ CVTD 69.8 1.43 73.47 1.47 5.26 79 1.52 7.53 Dư nợ CV khác 4744. 2 98.5 7 4927.5 98.5 3 3.86 5106 98.4 7 3.63 Tổng 4,814 100 5000.9 7 100 5,18 5 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên tại SGD I năm 2005-2007)

Từ bảng trên cho thấy dư nợ CVTD tại SGD I đã có sự tăng trưởng liên tục trong 3 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trung bình là 6,2%, tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây là năm 2007.

Về tỉ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay, trong 3 năm gần đây tăng tương đối đồng đều, riêng có năm 2007 cho vay tiêu dùng tăng đáng kể với 79 tỷ đồng chiếm 1,52% trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2007 tăng so với 2006 là 7,53%.

Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2006 tăng 5.26% so với năm 2005, năm 2007 tăng 7.53% so với năm 2006, có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng tại SGD I ngày càng tăng còn dư nợ khác đang có xu hướng giảm.

Bảng 2.6: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tên

NH

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ CVTD Tỉ trọng (%) Dư nợ CVTD Tỉ trọng (%) Dư nợ CVTD Tỉ trọng (%) 1 SGD I 69.8 1.43 73.47 1.47 79 1.52 2 SCB 28.12 3.59 31.24 5.01 62.49 5.94 3 ACB 49.04 6.2 51.49 6.9 55.61 7.2

(Nguồn: Báo cáo dư nợ CVTD chi nhánh SCB, ACB, SGD I năm 2005-2007)

Qua bảng trên ta có thể thấy tỉ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng SCB và ACB đều rất cao. Năm 2007, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại ACB chiếm 7.2%, với SCB chiếm 5,94% so với tổng dư nợ. Trong khi đó tại SGD I, tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 1.52% so với tổng dư nợ. Tuy mức dư nợ cho vay tiêu dùng tại SGD I tăng qua các năm nhưng tốc độ không cao bằng các ngân hàng cổ phần. Có thể nhận thấy cho vay tiêu dùng tại SGD I vẫn chưa được chú trọng nhiều.

Đồ thị 2.1: Dư nợ cho vay tiêu dùng tại SGD I

Đơn vị: Tỷ đồng 6 9 . 7 7 3 . 4 7 7 9 6 4 6 6 6 8 7 0 7 2 7 4 7 6 7 8 8 0 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7

(Nguồn: Báo cáo thường niênSGD I)

Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại SGD I

Bảng 2.7: Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại SGD I

Đơn vị:Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Thu lãi CVTD 0.9 1.1 1.18

Thu lãi tín dụng chung 60.1 62.5 80.1

Tỉ trọng thu lãi CVTD /thu lãi tín dụng chung

1.49 1.76 1.47

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I)

Từ bảng ta có thể thấy, thu lãi của SGD I tăng qua các năm do mức dư nợ cho vay tín dụng của SGD I tăng qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trong thu lãi tín dụng chung thì năm 2007 thu lãi giảm chiếm 1.47% trong thu lãi tín dụng, trước đó, vào năm 2006, thu lãi cho vay tiêu dùng chiếm 1.76% trong thu lãi tín dụng chung. Có thể thấy tuy tốc độ cho vay tiêu dùng có tăng đều qua các năm nhưng cho vay khác cũng tăng đáng kể và thu được nhiều lợi nhuận hơn cho vay tiêu dùng.

Chất lượng cho vay tiêu dùng tại SGD I

Bảng 2.5: Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD/Tổng dư nợ cho vay

Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ CVTD 0.79 0.83 0.9 Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay

6.1 6.41 6.9

Như vậy ta có thể thấy tỉ lệ dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của SGD I tăng giữa năm 2005,2006 và năm 2007. Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 0.79%, năm 2007 là 0.9%. Nhận thấy, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của SGD I tăng theo dư nợ cho vay tiêu dùng của SGD I.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ cho vay của SGD I tăng qua các năm, cao nhất là năm 2007 là 6.9%, điều này là rất cao so với các ngân hàng trong cùng địa bàn. Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng so với tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ là thấy, có thể thấy được mức an toàn trong cho vay tiêu dùng so với cho vay khác.

Bảng 2.9: Tỉ lệ nợ quá hạn CVTD/Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Đơn vị: % STT 2005 2006 2007 1 SGD I 0.79 0.83 0.9 2 SCB 0.1 0.09 0 3 ACB 0.12 0.07 0

(Nguồn:BCKQKD tại ACB,SCB,SGDI năm 2005-2007)

Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng của các chi nhánh SCB, ACB thấp so với SGD I, năm 2007 nợ xấu cho vay tiêu dùng của ACB và SCB gần bằng 0% trong khi đó nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của SGD I là 0.9%.

Sản phẩm trong Cho vay tiêu dùng tại SGD I

Bảng 2.10: Tỷ trọng sản phẩm cho vay tiêu dùng tạo SGD I

Sản phẩm

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư Tỉ trọng (%) Số dư Tỉ trọng (%) Số dư Tỉ trọng (%) Nhà mới 42.57 60 44.8 60.9 48.19 61 Ô tô xịn 10.47 15 11.02 15 11.92 15.08 Du học 2.01 2.8 2.2 3 2.37 3

Cho vay tiêu dùng khác

14.75 22.2 14.62 20 16.52 20.02

Tổng 69.8 100 73.47 100 79 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGDI)

Đồ thị 2.2: Cơ cấu cho vay tiêu dùng

Đơn vị: %

Nhµ míi 61% ¤ t« xÞn 15%

Du häc 3%

CVTD kh¸c 21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD I)

Từ bảng kết quả trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét cơ bản: sản phẩm Nhà mới vẫn chiếm ưu thế nhất, đạt tỉ trọng 61% trong tổng CVTD. Sản phẩm ô tô xịn mới chỉ chiếm 15% trong tổng dư nợ, cho vay du học chỉ đạt 3% trong cơ cấu cho vay của SGD I.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng và khả năng cạnh tranh trong cho vay tiêu dùng tại SGD I

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w