II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,
1. Môi trường vĩ mô
2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
Một là tình trạng ngành: gồm các yếu tố như nhu cầu hiện tại về hang hoá, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh, ngành…
Hai là, cơ cấu của ngành: là số lượng, quy mô các doanh nghiệp trong ngành. Cơ cấu ngành chia làm hai nhóm: cơ cấu ngành tập trung (trong ngành đó bao gồm một số ít doanh nghiệp nhưng có quy mô lớn và có sự lien kết tương đối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nhằm cản trở doanh nghiệp khác gia nhập ngành) và cơ cấu ngành phân tán (gồm một số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô tương đương nhau).
Ba là các rào cản rút lui: là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. Gồm rào cản về công nghệ - vốn đầu tư, ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan.
Về tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thuỷ sản) bình quân hàng năm từ 4,0 - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 40 triệu tấn. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD.
Thực trạng hiện nay năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người/ngày, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 đồng/người/ngày.
Trong quý I-2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến tốt, nhiều hoạt động kinh tế duy trì được sự phát triển khá. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng cao, quý I-2008 tốc độ
tăng trưởng ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9% (cùng kỳ tăng 2,6%).
Các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp hiện nay chỉ chiếm phần nhỏ so với tổng số các doanh nghiệp nhưng lại có đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nhiều việc làm và hỗ trợ kinh tế vùng nông thôn. Gía trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 1,6% GDP năm 2007 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tới 3,4% GDP.
Về c ơ cấu ngành:
Các cơ sở mộc nhỏ: ước tính có khoảng 1.500 đến 1.800 cơ sở mộc với năng lực chế biến vào khoảng 15- 200 m3 gỗ/năm/cơ sở. Và một vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch và quản lý hiệu quả để đảm bảo các cơ sỏ mộc nhỏ không tiếp tay cho khai thác rừng trái phép.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ : ứơc tính có khoảng 1.200 doanh nghiệp với năng lực chế biến khoảng 2 triêu m3 gỗ/năm, khoảng 41% là doanh nghiệp Nhà nước và 59% là doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề đặt ra là nhân lực thiếu kỹ năng, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý cần được đào tạo để cải thiện năng suất và hiệu quả.
Như vậy cơ cấu ngành khá phân tán, do vậy mà sự cạnh tranh trong ngành là rất gay gắt.
Rào cản rút lui khỏi ngành:
Một thị trường đang tăng trưởng và có nhiều tiềm năng lợi nhuận sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đồng thời các doanh nghhiệp hiện tại có xu hướng gia tăng hoạt động và sản xuất. Trong xu thế này số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu thực tế sẽ đạt tới điểm giới hạn, thị trường trở nên bão hoà và có thể phát sinh trạng thái sản xuất thừa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm hơn so với tốc độ tăng của sản
xuất. Sự rút lui khỏi ngành đối với một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra cùng với sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ.
Rào cản rút lui khỏi ngành: là các yêu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn.
• Các doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng lại có đóng góp quan trọng trơng việc tạo ra việc làm và hỗ trợ kinh tế vùng nông thôn. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 1,6% GDP năm 2005 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tới 3,4% GDP . Phần lớn các doanh nghiệp tương đối nhỏ ngoại trừ một số doanh nghiệp sản xuât đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Vì vậy sự rút lui khỏi ngành lâm nghiệp ít khi xảy ra.
• Mặt khác các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng truởng của thị trưòng vì thế sự rút lui khỏi ngành khó có thế xảy ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trong ngành lâm nghiệp
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: công nghệ sản xuất trong ngành lâm nghiệp bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản mà chủ yếu là công nghệ chế biến gỗ. Rừng là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, hiện nay tuy đã có chính sách giao đ ất rừng để sản xuất nhưng vẫn thuộc sự quản lý của nhà nứơc. Việc đầu tư trồng rừng cũng không phải dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn lại kéo dài nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chuyện trồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng thật trước sự "để mắt" của lâm tặc và nạn phá rừng làm nương rẫy của dân địa phương.
Bên cạnh đó, những khó khăn khách quan gây ra như thiên tai như lũ lụt, cháy rừng cũng góp phần làm nản lòng nhà đầu tư. "Đầu tư trồng rừng thực tế là loại hình đầu tư mạo hiểm và vì vậy, có gần 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước nhưng số doanh nghiệp tham gia trồng rừng thì đếm dưới đầu ngón tay". Về công nghệ chế biến gỗ: nhìn về thực trạng hiện nay thì doanh thu từ các hoạt động lâm nghiệp vẫn còn thấp nhưng công nghiệp chế biến gỗ thì đã đạt được những thành tựu quan trọng, tính theo gía trị đồ gỗ chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn. Mặt khác ngùôn gỗ khai thác hiện nay đang dần cạn kiệt, vì vậy công nghệ chế biến gô và sản xuất đồ gỗ là rất cần thiết. Ở việt nam hiện nay đã sử dụng một số công nghệ hiện đại vào chế biến sản phẩm gỗ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm gỗ ván ép của Việt Nam, cũng như Đông Nam Á không xuất khẩu được sang thị trường châu Âu, châu Mỹ vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu, đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ do Chính phủ đề ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần tăng cường nghiên cứu công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất, khắc phục những nhược điểm của sản phẩm gỗ nhân tạo của Việt Nam.
Ràng buộc với người lao động: người lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp là những hộ gia đình, các doanh nghiệp. Hầu hết lao động trong nghành lâm nghiệp có tính cần cù, chịu thương chịu khó, do sống trong khu vực có nển kinh tế xuất phát từ nông nghiệp là chủ yếu vì thế họ sóng chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông lâm, ngư, không có khả năng thay đổi ngành nghề vì thê lao động trong lâm nghiệp rất dễ huy động. tuy nhiên một vấn đề đối với lao động là năng lực quản lý hoạt đ ộng kinh doanh và kỹ năng sản xuất lâm sản còn hạn chế.
Ràng buôc với chính phủ, tổ chức liên quan: Ngành lâm nghiệp là ngành rất được sự quan tâm của nhà nước cũng như các cấp chính
quyền vì rừng là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vì thế khi một daonh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm ngiệp thì luôn có mối quan hệ với nhà nước hoặc các cấp chính quyền quản l ý.
2.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn
Về rào cản nhập ngành: Khác với rào cản rút lui khỏi ngành, rào cản nhập ngành lâm nghiệp là rất khó khăn vì một trong các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: ngành lâm nghiệp là ngành gắn bó mật thiết với công tác trồng rừng, mà rừng và đất trồng rừng là thuộc sỏ hữu của Nhà nước, do nhà nước quản lý và phát triển, Nhà nước trực tiếp quản lý việc khai thác cũng như trồng rừng, hoặc chuyển giao cho các tổ chức tiến hành kinh doanh rừng với những quyền lợi và trách nhiệm đã quy định. Vì vậy, khi một tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh lâm nghiệp thì phải thông qua và được sự ủng hộ của Nhà nước và Chính quyền.
Thứ hai, Trên thị trường hiện nay cũng đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh lâm sản (đặc biệt là các cơ sở chế biến gỗ) nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc kinh doanh này là khá mạo hiểm, nguy cơ gặp thất bại là lớn vì thường việc chế biến gỗ và sản xuất các mặt hàng gỗ thì trước tiên phải tìm cho mình một nguồn cung cấp đảm bảo , sau đó với đến các yếu tố khác như công nghệ, quảng cáo…
Bí quyết công nghệ: Trong lâm nghiệp công nghệ bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản (công nghệ chế biến gỗ và sản xuât đồ gỗ). Trước đây rừng hầu hết là rừng tự nhiên nên người ta ít khi chú ý đến công tác trồng rừng vì thế công nghệ trồng rừng ít ai biết đến. Ngày nay, diện tích rừng của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, việc trồng rừng là rất cần thiết, là công tác hàng đầu trong ngành lâm
nghiệp. Hiện nay người ta áp dụng rất nhiều công nghệ lâm sinh tiên tiến, trong đó trọng tâm là công nghệ tạo giống cây, đó là xây dựng các trung tâm nuôi mô, các vườn ươm giâm hom, công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô. Ngoài việc áp dụng công nghệ lâm sinh thì việc trồng rừng rất cần phải có kinh nghiệm. Dựa vào điều kiện thòi tiết,khí hậu, quy mô, địa điểm mà quyết định trồng loại cây nào cho phù hợp, trồng loại cây nào để nhanh được khai thác…
Công nghệ chế biến gỗ : Đồ gỗ hiện nay ngày nay đang ngày càng chiếm ưu thế lớn trên thị trường và xuất khẩu, gỗ thường làm nguyên liệu cho trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sỏ, bệnh viện , trường học…Các sản phẩm từ gỗ là : giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, …Để làm ra những sản phẩm có tính ưu việt, có được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước thì phải có công nghệ sản xuất tinh tế. Hiện nay công nghệ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ chế biến gỗ cũng đang phát triển, đặc biệt đã có những công nghệ được du nhập từ nước ngoài như Châu Âu, Nhật Bản. Ngoài việc áp dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm đẹp , chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, còn phải áp dụng công nghệ để sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài công nghệ ra thì tay nghề cũng rất quan trọng, đòi hỏi người lao động phải có sự cần cù và kỹ năng tốt.
Lợi thế về quy mô: Lợi thế về quy mô của doanh nghiệp kinh doanh trong ngành lâm nghiệp là rất lớn. Cụ thể là muốn kinh doanh lâm nghiệp thì phải có một quy mô lớn về vốn cũng như sở hữu về đất trồng rừng. Thông thường các doanh nghiệp lâm nghiệp đều được sự cấp vốn của Nhà nước để trồng rừng, hoặc được sự bảo lãnh của Nhà nước trong việc vay vốn dài hạn, sau khi khai thác thu lợi thì mới trả nợ cả gốc lẫn lãi,sau đó lại tiếp tục vay vốn. Đó là một việc rất khó khăn
cho các doanh nghiệp có ý định nhập ngành. Kể cả một tổ chức nhỏ khi nghĩ đến việc kinh doanh chế biến đồ gỗ cũng vậy, việc đầu tiên là phải có một số vốn lớn vì phải có địa điểm thích hợp, có máy móc thiết bị với công suất cạnh tranh, có vốn để mua nguyên liệu …