NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 58 - 60)

Năm 2007, toàn Tổng công ty đã có những chuyển biến rõ rệt trong công tác tổ chức chỉ đạo điều hành, các mục tiêu chiến lược đã đang được xây dựng và triển khai tại Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị bước đầu đã có những thành công , các chỉ tiêu kinh tế đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra và tăng trưởng so với các năm trước. Nhưng trước mắt Tổng công ty đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Để vượt qua, đứng vững và phát triển ổn định, bền vững, cần phải xây dựng cho được chiến lược phát triển toàn diện, ổn định và lâu dài. Những định hướng chính trong giai đoạn 2008- 2015 cho Tổng công ty như sau:

Một là, duy trì mục tiêu chiến lược “Từ trồng rừng cho đến sản phẩm”, đây là mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của Tổng công ty. Trước mắt tăng cừơng đầu tư công tác lâm sinh, nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây mới, các biện pháp thâm canh, các mô hình xã hội trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng để tăng sản lượng cao hơn nữa đảm bảo

đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ của Tổng công ty. Tìm mọi biện pháp tăng diện tích trồng rừng, huy động các nguồn vốn, tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Hai là, triển khai và hoàn thành việc xây dựng đề án chuyển đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ Công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ba là , tăng cường gắn kết giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, tăng cường hợp tác,liên doanh liên kết giữa Tổng công ty với các đối tác khác trong và ngoài nước để tranh thủ năng lực và các thế mạnh sẵn có để cùng nhau phát triển và tăng cường hiệu quả.

Bốn là, xây dựng mạng lưới chế biến gỗ hiện đại trong phạm vi cả nước , trước mắt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (sử dụng gỗ cây tràm) và các tỉnh phía Bắc. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy MDF Long An, MDF Ba Tơ và sớm đưa hai nhà máy trên vào sản xuất. Nghiên cứu xây dựng dự án Trung tâm chế biến gỗ phía nam tại Long Bình và dự án khả thi MDF Sóc Trăng.

Năm là, áp dụng hệ thống quản lý ISO để nâng cao hiệu quả quản lý , cơ cấu lại lao động và sử dụng các nguồn lực nội tại. Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ kế cận, xây dựng bầu không khí hợp tác và sáng tạo để phát huy tối đa năng lực cá nhân và tập hơpj trí tuệ tập thể.

Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và quan hệ thương mại với các nước Mỹ, Trung Quốc là những nơi có thị trừơng lớn và có nhiều ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế cũng như chính trị đối với Việt Nam. Từng bước tiếp cận thị trường các nước

láng giềng bao gồm Lào, Campuchia để đầu tư công tác trồng rừng, chế biến gỗ…

Bảy là, tăng cường công tác liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, không kể các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w