Thu hút ODA cho NN&PTNT theo nhà tài trợ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 40 - 42)

Nguồn vốn ODA cam kết cho nông nghiệp và phát triển nông thôn từ các nhà tài trợ song phương và đa phương, nhất là từ ADB, WB, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp trong giai đoạn 1993-2004 là khá cao trong tổng vốn cam kết của các nhà tài trợ.

Phần lớn ODA cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn được cung cấp bởi các tổ chức đa phương. ADB và WB là hai nhà tài trợ lớn nhất trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Tính đến năm 2004, WB đã cam kết dành cho Việt Nam 4.5 tỷ USD vốn vay ưu đãi (IDA), chiếm hơn 15% tổng lượng ODA mà cộng động quốc tế cam kết tài trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 1993-2004 để thực hiện các chương trình, dự án phát triển, nghiên cứu, tư vấn về chính sách và hỗ trợ kĩ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam. Trong khi đó, ADB đã cam kết dành cho Việt Nam 2.4 tỷ USD vốn vay ưu đãi (ADF) và khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại (hỗ trợ kĩ thuật – TA), chiếm hơn 8% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam giai đoạn này. Tuy nhiên, tổ chức chuyên trách về nông nghiệp thế giới là Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế FAO vẫn chưa dành sự quan tâm lớn cho Việt Nam. Trong thời gian qua, họ mới chỉ cung cấp khoảng hơn 100 triệu USD cho Việt Nam.

Bảng 1.13: ODA cam kết cho NN&PTNT theo 5 nhà tài trợ lớn giai đoạn 1993-2004

Nhà tài trợ WB ADB Nhật Bản Thuỵ Điển Pháp

Cam kết 4500 2400 9600 454 150

Cam kết chung 6012.5 4325.7 19780 602.16 1003

Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam - UNDP

Các nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn vốn ODA với quy mô nhỏ hơn, theo thứ tự là Nhật Bản, Thuỵ Điển, Đức, Pháp, Australia,… Nhật Bản nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào cuối năm 1992 và nhanh chóng trở thành nhà tài trợ có quy mô ODA lớn nhất đạt tổng lượng ODA cam kết hơn 9.6 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2004, chiếm khoảng 33% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam trong giai đoạn này. Đứng thứ hai trong số các nhà tài trợ song phương là Thuỵ Điển với số vốn ODA cam kết 227 triệu USD trong giai đoạn 2001- 2005, đạt 45.4 triệu USD bình quân năm. Như vậy, lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn tuy đã thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ nhưng lượng vốn chưa nhiều và số lượng nhà tài trợ còn thấp.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 40 - 42)