Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trong NN&PTNT thời kì 2006-

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 96 - 99)

dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông

2.1.2.2.Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trong NN&PTNT thời kì 2006-

thời kì 2006-2010

Bảng 2.2: Cơ cấu ODA dự kiến cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai đoạn 2006-2010

Lĩnh vực ODA kí kết

(triệu USD)

% kí kết % thực hiện

Hạ tầng nông thôn 602.355 39.5 38.06

Nông lâm ngư nghiệp 310.038 20.3 21.18

Tín dụng nông thôn 171.226 11.2 11.12

Giáo dục nông thôn 155.339 10.2 10.42

Đa ngành 70.22 4.6 4.45

Hỗ trợ chính sách và thể chế 16.487 1.1 0.97

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Trong thời gian tới nguồn vốn ODA vẫn được ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn với 39.5%, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển thương mại cũng như giao lưu văn hoá- xã hội trong nội vùng và giữa các vùng trong cả nước. Các dự án ODA được tập trung trong việc phát triển giao thông đường bộ (với các tuyến đường cấp huyện, xã, xây dựng đường từ thôn bản về tới trung tâm xã) và giao thông đường thuỷ (xây dựng cầu); phát triển lưới điện và trạm phân phối điện, phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo như thuỷ điện quy mô nhỏ, điện mặt trời, điện gió; tiếp tục các chương trình nước sạch, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.

Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho việc hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp (nghiên cứu giống mới và cải tạo giống cây trồng vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh,…); chuyển giao kĩ thuật sản xuất hiện đại nhằm mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp- nông thôn;

đa dạng hoá nông nghiệp nhằm giải quyết việc làm cũng như làm tăng thu nhập cho người dân,…

Thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực y tế tập trung cho việc nâng cấp và tăng cường trang thiết bị y tế cho các trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, phòng chống các dịch bệnh, đào tạo cán bộ y tế nhất là nâng cao trình độ của các cán bộ ở các vùng kinh tế khó khăn.

Về tín dụng nông thôn, ODA thu hút và sử dụng ưu tiên việc hỗ trợ người dân để họ có thể tiếp cận với nguồn vốn để phát triển sản xuất, cung cấp vốn cho việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như trồng nấm, nuôi tôm giống, trồng cây giống,…

ODA cho giáo dục tiếp tục được thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện công tác dạy nghề và tư vấn nghề nghiệp hướng vào các đối tượng ở nông thôn, đào tạo cán bộ cấp cơ sở và ở các vùng nông thôn, miền núi.

Lĩnh vực đa ngành và hỗ trợ chính sách và thể chế, ưu tiên thu hút và sử dụng ODA cho việc hỗ trợ cải cách việc quản lý nguồn vốn ODA tại Bộ NN&PTNT, tăng cường năng lực cán bộ cấp xã, huyện và cải cách hành chính ở cấp cơ sở.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 96 - 99)