Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo vùng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 59 - 67)

Các dự án khi thực hiện ở một vùng thì kết quả của nó thường không chỉ dành cho vùng đó mà có tác động lan toả tới các vùng khác. Vì vậy, trong những phân tích dưới đây, khi một dự án được thực hiện ở nhiều vùng thì các nơi liên quan đều được liệt kê. Con số tổng dự án sẽ lớn hơn con số dự án thực tế được thực hiện.

Bảng 1.19: ODA thực hiện theo vùng giai đoạn 1993-2005

Vùng Số dự án Số dự án / 1000 dân Tổng ODA (triệu USD) % ODA

Miền núi phía Bắc 345 0.258 371.114 20.8

Băc Trung Bộ 216 0.211 195.208 16.7 Duyên hải Nam Trung Bộ 109 0.163 142.227 12.1

Tây Nguyên 81 0.253 93.451 13.38

Đồng Bằng sông Cửu Long 173 0.105 32.027 6.85

Đông Nam Bộ 111 0.085 205.148 15.55

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Vùng miền núi phía Bắc có số dự án tập trung nhiều nhất với 345 dự án với 371.114 triệu USD, cũng là vùng có số dự án/người cao nhất, vùng này chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán du canh du cư, sản xuất lạc hậu nên có số người nghèo đói cao. Vùng Tây Nguyên cũng là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhưng lại có số dự án ít nhất 81 dự án với số vốn 93.451 triệu USD; tuy nhiên dân cư vùng này thưa thớt, chỉ chiếm 4% dân số cả nước, bởi vậy thực tế số dự án/người cao thứ hai. Vùng Đông Nam Bộ có 111 dự án nhưng dân số chiếm 17% dân số cả nước, lại là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, công nghiệp- dịch vụ phát triển, số người sống bằng nông nghiệp rất ít nên có tỷ lệ dự án/ người thấp nhất. Trong thời gian qua, các chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng có nguồn vốn ODA được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với việc xây dựng các hệ thống giao thông và đường dây tải điện mới. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông và điện cho nông thôn vẫn

chưa nhận được tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn ODA. Đây là vấn đề cần được quan tâm, vì có khoảng 20% số xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa có đường giao thông tốt với 30% đường cấp huyện và 50% đường cấp xã không thể sử dụng được trong mùa mưa. Tương tự như vậy, hệ thống kênh rạch rất quan trọng cho việc vận chuyển nông sản ở đồng bằng sông Cửu Long và tưới tiêu, ngăn lũ đang rất cần được cải thiện và nâng cấp.

Vùng núi phía Bắc vẫn là khu vực nghèo khó nhất Việt Nam, với 59%

dân cư nghèo đói. Trong những năm gần đây, nguồn vốn ODA đã tăng lên, chủ yếu tập trung vào các chương trình khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, các dự án bảo vệ rừng và phát triển cộng đồng ở vùng dân tộc ít người. Đức đã trợ giúp cho các dự án nhằm cải tiến công tác quản lý rừng bền vững cho các cộng đồng dân cư ở sông Đà và Bắc Giang; dự án nâng cấp nhà máy nhiệt điện Phả Lại, đường quốc lộ 10 và quốc lộ 18. Đây cũng là vùng dân trí chưa cao, người dân còn nặng hủ tục nên vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dân số và kế hoạch hoá gia đình cũng được quan tâm hơn.

Khu vực Tây Nguyên là nơi dân cư thưa thớt và là khu vực nghèo thứ hai trong cả nước. Năm 1997, số dự án giảm sút do một số dự án trong lĩnh

vực nước sạch kết thúc, nhưng sau đó ODA tính theo đầu người lại tăng lên. ODA đặc biệt gia tăng trong các lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường, như hai dự án ở Buôn Mê Thuột, Đà Lạt do DANIDA hỗ trợ. Hai lĩnh vực khác cũng tiếp nhận một phần đáng kể nguồn vốn ODA ở Tây Nguyên là các dự án trồng rừng và chương trình cải tạo đường giao thông của WB.

Bắc Trung Bộ vẫn là khu vực nghèo thứ ba trong cả nước và là khu vực

duy nhất có mức ODA theo đầu người hầu như không đổi mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm từ 75% xuống còn 48%. Số vốn ODA giải ngân cao thứ hai chiếm 16.7%; tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn, hỗ trợ nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. WB, ADB, Đức cũng đã hỗ trợ một số dự án lâm nghiệp nhằm tăng độ che phủ của rừng và khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập ổn định bền vững cho nhân dân địa phương. Mức ODA tăng trong các lĩnh vực năng lượng, y tế với một số dự án về sức khoẻ gia đình và dân số. Tuy nhiên, tiến độ của các dự án lớn khôi phục và cung cấp thiết bị cho các trường học bị chậm lại.

Duyên hải Nam Trung Bộ đứng ở hàng thứ ba với mức ODA theo đầu

người thay đổi rất ít trong những năm qua. Các nhà máy điện Phú Mỹ, Hàm Thuận và Đa My hoạt động ở cả hai khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, các dự án này làm tăng nhanh mức giải ngân ODA trong lĩnh vực năng lượng ở đồng bằng sông Cửu Long. Việc nâng cấp hệ thống giao thông cũng được ưu tiên trong những năm gần đây, như dự án cầu

Mỹ Thuận, các công trình giao thông đường thuỷ và các chương trình cải tạo đường giao thông khác. Hỗ trợ nông nghiệp cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà tài trợ đối với khu vực sản xuất nhiều lúa gạo này, như DANIDA đã giúp đỡ một số tỉnh nâng cao chất lượng sản xuất và chế biến gạo cũng như cải tiến hoạt động tiếp thị sản phẩm gạo. Các chương trình hỗ trợ sức khoẻ gia đình và dân số cũng góp phần giữ mức ổn định ODA cho ngành y tế.

Tại đồng bằng sông Hồng vốn ODA thực hiện đứng thứ tư với 132.407 triệu USD, chiếm 11.3%. Đây là vùng có dân số đông thứ hai toàn quốc chiếm 20% trong đó tỷ lệ người nghèo chiếm 12% so với cả nước nên số dự án/người thấp 0.102 (chỉ cao hơn Đông Nam Bộ). Nguồn vốn ODA trong giai đoạn 1993-2005 tập trung vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông chính, cải tạo cầu cống, năng lượng, nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngành y tế cũng có mức tăng cao do các chương trình cấp ngành về sức khoẻ gia đình và dân số cũng như chương trình phòng chống HIV- AIDS.

Đông Nam Bộ là vùng giàu có nhất Việt Nam với tỷ lệ nghèo thấp

6.6% nhưng thu hút tới 15.5% vốn ODA. Vốn ODA cho vùng này chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng. Mức giải ngân tăng lên do khoản vay xây dựng

nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ (cùng với đường dây tải điện và các trạm cung cấp điện), các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận và Đa My. Các dự án giao thông tập trung vào việc nâng cấp đường bộ, chuyển giao công nghệ và năng lượng bảo trì. Cung cấp nước sạch thông qua hệ thống xử lý bảo đảm vệ sinh cũng thu hút một phần quan trọng vốn ODA.

Đồng bằng sông Cửu Long, có số dân đông nhất cả nước chiếm 22% ,

trong đó tỷ lệ nghèo là 14.4% nhưng số vốn ODA thu hút thấp 32.07 triệu USD chiếm 6.85%. Nguồn vốn ODA dành cho vùng này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông, cung cấp nước sạch, chế biến nông sản.

Bảng 1.20: Một số dự án đã thực hiện tại miền Trung

Đơn vị: triệu USD

ST T

Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Số vốn Địa điểm

1 Năng lượng nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WB 2000-

6/2005

12 Quảng Ngãi

2 Các dự án cải tạo lớn phân phối điện miền Trung Thuỵ Điển 1998-2005 13.09 Các tỉnh Miền Trung 3 Khu vực lâm nghiệp (khôi phục rừng đầu nguồn khu vực sông Chu)

ADB 1998-2005 5.9 Thanh Hoá

4 Chương trình nước sạch nông thôn

UNICEF 1993-2005 1.6 Bình Thuận

5 Chương trình xoá đói giảm nghèo nông thôn

Canada 2000 13.3 Thanh Hoá

nông thôn

Nguồn: ADB

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 59 - 67)