Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của côngty cổ phần

Một phần của tài liệu Công tác quản lý lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Thanh Bình (Trang 40)

giầy Cẩm Bình.

1. Những kết quả đạt được.

Trong những năm vừa qua sau khi chuyển đổi sang sản xuất giầy da xuất khẩu và nhất là sau khi cổ phần hoá, doanh nghiệp đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là doanh thu, sản lượng hàng hoá năm sau cao hơn so với năm trước. Sở dĩ đạt được những thành tựu như vậy là do trong những anưm qua tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty dã không ngừng đoàn kết, cố gắng phát huy những tiền đề và thuận lợi mà doanh nghiệp có được vì vậy những thành tựu đạt được là:

Chuyên Đề tốt nghiệp

- Thị trường của công ty không ngừng mở rộng.

Trong những năm qua thị trường sản phẩm của công ty không ngừng được mở rộng, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước,ngoài những thị trường truyền thống như EU, ASIAN, Mỹ...nay thị trường của công ty còn mở rộng ra các nước Đông Âu, Nam phi...

Khách hàng đến với công ty kí kết đơn hàng ngày càng nhiều, có khách hàng kí kết lâu dài, công sty đã tạo được uy tín của mình trên thị trường, đảm bảo đúng về chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã, thời gian giao hàng, ngoài ra các hình thức thanh toán công ty cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tác. Do vậy uy tín của công ty trên thị trường xuất khẩu ngày càng dược khảng định hơn nữa.

Song bên cạnh đó thì thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng, nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng được điều này.

- Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và có uy tín trên thị trường.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp đẻ doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, tất cả các đơn hàng xuất khẩu các bạn hàng đều yêu cầu chất lượng đảm bảo theo thoả thuận hai bên ký kết. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lãnh đạo, ban Giám Đốc cũng hưởng ứng và trực tiếp tiến hành và trực tiếp giám sát để đảm bảo chất lượng của sản sản phẩm, ngoài ra doanh nghiệp cũng các biện pháp khuyến khích công nhân viên tự giác khi làm việc để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra và có thể đáp ứng được thị trường xuất khẩu khó tính.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý.

Công ty đã xắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, từ đó đã tạo sự chuyển biến tronng công tác quản lý điều hành trên phạm vi toàn công ty. Công ty đã xây dựng và ban hành các qui chế, qui định về khoán cho các phân xưởng, xí nghiệp, khoán quỹ lương cho các đơn vị, qản lý vật tư... từ

Chuyên Đề tốt nghiệp

đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong các côngviệc được giao.

- Chú trọng đến đời sống cán bộ công nhân viên.

Công ty luôn chú trọng tới đời sông của công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của hội đồng quản trị, ban lãnh đạo công ty đã tổ chứ nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, than quan du lịch như Bãi Cháy, Sầm Sơn...tố chức tặng quà cho các công nhân viên, hoặc thưởng tiền cho công nhân viên khi vượt chỉ tiêu sản xuất, ngoài ra vào các ngày lễ tết ngoài được nghỉ ngỳ làm việc, công nhân còn được thưởng( quà, tiền..). Mục đích làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm khi làm việc, tạo cho công nhân có sự tin tưởng hơn vào công ty và giúp cho công nhân làm việc hết mình và gắn bó với công ty.

2. Những mặt còn hạn chế, nguyên nhân.

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể như tren saong có thể thấy rằngdoanh nghiệp vẫn còn một số những hạn chế cần phải giải quyết.

- Vấn đề thị trường:

+ Thị trường trong nước: Hiện nay thị trường trong nước của công ty rất còn hạn hẹp, hầu như sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt trên thị trường trong nước, mà chỉ có một số công ty có nhẵn hiệu trên thị trường đang có sản phẩm trên thị trường Việt Nam như BiTiS, Thượng Đình...Công ty chưa có phòng nghiên cứu thị trường nội địa. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần phải xem xét và phát triển, vì thị trường trong nước là thị trường rất khả thi đối với mọi doanh nghiệp vì nước ta hiện nay là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân ngày càng được cải thiện,mức sống của người dân được nâng cao do đó nhu cầu về tiêu dùng ngày càng cao,với lại dân số nước ta hơn 80 tiệu người là một thị trường tiêu thụ rộng lớn chưa được khai thác.

+ Thị trường xuất khẩu: Đây là thị trường chính của công ty, nhưng từ trước đến nay công ty chủ yếu là gia công, do đó trên thị trường công ty chưa có nhãn hiệu trên thị trường riêng cho mình. Công ty chỉ sản xuất sản phẩm dưới danh nghĩa nhẵn mác của doanh nghiệp nước ngoài, do đó lợi

Chuyên Đề tốt nghiệp

nhuận mà doanh nghiệp mang về không đáng là bao, mà chỉ là tiền gia công sản phẩm,mặc dù việt nam là lợi thế công nhân rẻ, điều kiện khí hậu thuận lợi hơn các nuớc khác song doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được. Mặc dù vậy sản phẩm của công ty còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng sản xuất trên thị trường, và còn chịu nhiều sự áp lực các chính sách của nơi xuất khẩu, như EU kiện các doanh nghiệp việt nam bán phá giá, mức thuế chịu cao... Do đó trong thời gian tới doanh nghiệp cần có bước đi đúng đắn để vừa tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường vừa bớt phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.

Vấn đề nghiên cứu thị trường: Công ty chưa có phòng Maketing chuyên nghiên cứu thị trường, tất cả những công việc đó do phòng xuất khẩu ( phòng xuất khẩu nghiên cứu ở thị trường xuất khẩu), do đó phòng ban này không có chuyên môn nghiệp vụ, và còn phải đảm trách nhiều công việc - Vấn đề sản phẩm: Sản phẩm của công ty mặc dù có rất nhiều về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, nhưnng vẫn còn tồn tại là không nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm xuất khẩu của công ty được sản xuất dựa trên các thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị và nguyên vật liệu do khách hàng gửi đến do đó không có sự khác biệt hoá trên các thị trường, nếu có sự khác biệt hoá nào đó về màu sắc, kiểu dáng, chi tiết... đều do phía khách hàng đề xuất còn công ty chưa có các hoạt hộng nghiên cứu thị trường để hướng tới sự khác biệt hoá sản phẩm.

- Chính sách kênh phân phối.

Chính sách kênh phân phối mà công ty áp dụng là chính sách tự do. Công ty không có bất cứ một hoạt động nào xúc tiến bán hàng nào tác động vào quá trình đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Công ty chỉ bán sản phẩm cho bên trung gian đầu tiên của kênh phân phối và để sản phẩm tự tìn thị trường riêng của nó với khách hàng. Công ty cũng chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài do đó sản phẩm của công ty nếu không phải là gia công quốc tế thì cũng là bán buôn cho các trung gian phân phối, hoặc bán sản phẩm không gắn thương hiệu cho công ty khác.

Chuyên Đề tốt nghiệp

- Do nguồn vồn của công ty còn hạn hẹp.

- Do công ty vừa mới chuyển đổi sản xuất kinh doanh còn chưa có nhiều kinh nghiệm, và chịu sự cạnh tranh tranh găy gắt trên thị trường, đặc biệt hàng Trung Quốc.

- Nguyên vật liệu của công ty phải nhập từ nước ngoài do đó dễ bị ép giá, do đó giá thành sản phẩn tăng.

- Trình độ của cán bộ công nhân viên chưa được đào tạo chính quy về ngành sản xuất giầy da.

PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH

\I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DA GIẦY VÀ CỦA CÔNG TY GIẦY CẨM BÌNH.

1. Định hướng của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2010.

Trước khi Đông Âu tan rã thị trường truyền thống của ngành da giầy Việt Nam là các nước đông âu và Liên Xô cũ với các sản phẩm như: Mũi Giầy, đồ giả da, đồ gia ... được sản xuất với số lượng lớn, yêu cầu chất lượng cao, mẫu mã phù hợp, giản đơn. Sau khio Đông Âu tan vỡ thị trường giầy da việt Nam rơei vào tình trạng khó khăn, và phải tự tìn hướng đi riêng cho mình, tuy nhiên nhờ có chính sách khuyến khích của nhà nước, ngành da giầy trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển như: thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật... Hiệp họi da giầy Việt Nam dự báo năm 2010 ngành da giầy đạt 4,7 tỷ USD. Riêng nhón hàng Giầy dép đã có mặt trên hơn 40 nước trên thế giới. Tại EU sản phẩm của việt Nam chhỉ đứng sau Trung Quốc. Song về mặt xuất khẩu chi phí sản xuất, chi phí lưu thông thấp do đó giá sản phẩm da giầy Việt Nam tương đối rẻ, có thể cạnh tranh về giá với sản phẩm của các nước khác.

Chuyên Đề tốt nghiệp

Là một ngành mới phát triển nhưng da giầy Việt Nam đứng trước những thử thách lớn do sự cạnh tranh găy gắt trên thị trường đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập khu mậu dịch tự do AFTA hoàn toàn vào năm 2006, và việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã làm cho ngành da giầy Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Các DN của Việt Nam ít có mối liên hệ trực tiếp với khách hàng cuối cùng, mà phải qua nhiều khâu trung gian. Hiện nay, khoảng 80% các DN sản xuất giầy dép của Việt Nam phải nhận làm gia công cho các hãng lớn của nước ngoài. Chương trình xúc tiến thương mại và tiếp thị của ngành công nghiệp giầy dép còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc khai thác và đột phá vào những thị trường mới trong các liên doanh sản xuất giầy dép ở Việt Nam, thường thường phía nước ngoài chịu trách nhiệm về kỹ thuật như nhập khẩu, vận chuyển máy móc, thiết bị, cung cấp phần lớn các nguyên vật liệu và lo đầu ra cho sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Phía Việt Nam chỉ cung cấp nhân lực, duy trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc và chịu trách nhiệm về công tác quản trị hành chính. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, Trung Quốc thực sự là một đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giầy dép. Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã càng khẳng định điều này. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản xuất giầy dép với sản lượng hàng năm khoảng 6 tỷ đôi (chiếm 1/2 tổng sản lượng của cả thế giới). Như vậy cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm giầy dép của 2 nước sẽ là cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Nhiều DN Việt Nam cũng phải thừa nhận giầy dép của Trung Quốc giá rất rẻ, mẫu mã phong phú hơn, chi phí sản xuất cũng thấp hơn, nguồn nguyên liệu cũng được chú trọng đầu tư một cách dài hơi và bài bản hơn.

Trung Quốc từ lâu đã rất chú trọng phát triển ngành chăn nuôi và công nghiệp thuộc da; mở rộng những ưu đãi về thuế cho đầu tư vào việc ứng dụng những công nghệ mới; tăng cường hỗ trợ hệ thống thiết kế và trung

Chuyên Đề tốt nghiệp

tâm thông tin cho ngành da giầy; củng cố các hiệp hội của ngành, nhằm nâng cao hình ảnh ngành da giầy Trung Quốc trên thị trường quốc tế.

Các nhà đầu tư giầy dép chuyển hướng từ Việt Nam sang Trung Quốc chính là để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ và ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển tại đây. Bằng cách này sẽ giúp họ giảm chi phí sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Theo tính toán của một DN da giầy thì chi phí sản xuất một đôi giầy tại Việt Nam thường gấp 1,3 đến 1,5 lần so với Trung Quốc.

2. Dự báo về thị trường.2.1. Thị trường trong nước. 2.1. Thị trường trong nước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu ăn mặc ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành Giầy da vươn lên chiếm lĩnh thị trường. trong những năm trước thì đời sống nhân dân còn khó khăn do đó thị trường sản phẩm chủ yếu là thị trường xuất khẩu do đó thị trường trong nước bị bỏ ngỏ, trong những năm gần đây đời sống nhân dân được nâng cao do đó có thể nói thị trường trong nước là thị trường đầy tiền năng của các doanh nghiệp việt nam. Dự báo trong những năm tới mức tiêu dùng của người dân Việt Nam là 3 -4 đôi/người/năm. Khi sản phẩm được tiêu dùng ở thị trường trong nước thì các nhà sản xuất có nhiều điểm lợi như: Hiểu rõ thói quen, tập tục, tập quán tiêu dùng, có ưu đãi về thuế, chi phí vận chuyển... vì vậy trong thời gian tới các nhà sản xuất nên tập chung vào khai thác thị trường nội địa.

2.2. Thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu da giầy việt nam vào những năm 1999 đã đứng thứ 8 trên 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 5 trong 7 quốc gia sản xuất giầy xuất khẩu lớn nhất Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia,Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép toàn quốc năm 2001 đạt 1.575 tỷ USD, năm 2005đạt 3.1 tỷ USD.Ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam trong 7 năm trở lại đây tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là sản

Chuyên Đề tốt nghiệp

lượng và xuất khẩu. Giai đoạn từ 1997-2000, đã tăng từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi. Hiện nay, năng lực sản xuất của chúng ta có thể sản xuất được khoảng 400 triệu đôi. Phần lớn các sản phẩm này đều được xuất khẩu, trung bình mỗi năm tổng giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD. Trong đó, châu Âu là thị trường hàng đầu, chiếm khoảng 65% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, sau đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần, bởi sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc.

Chỉ tiêu đặt ra cho ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là năm 2005 xuất khẩu được 410 triệu đôi và năm 2010 là 640 triệu đôi. Tuy nhiên, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chỉ tiêu đó khó có thể hoàn thành nếu chúng ta không đủ lực cạnh tranh quốc tế.

Ðể đạt được mục tiêu trên, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải thực hiện 5 điểm cải tổ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị các dây chuyền sản xuất; Đầu tư tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu và tăng cường khả năng sáng tạo mốt; giảm hợp đồng gia công; Mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY C PHẦN GIẦY CẨM BÌNH. TY C PHẦN GIẦY CẨM BÌNH.

1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.

Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng găy gắt, diễn biến của thị trường liên tục thay đổi. vì vậy, trong hoạt động của bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào cũng cần có công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động này giúp họ nắm bắt được những diễn biến thị trường để có biện pháp phù hợp phản ứng lại với thị trường, mặt khác việc mở rộng thị trường mới cũng rất cần tới công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, điều này giúp cho doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng tụt hậu, và bị đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường.

Chuyên Đề tốt nghiệp

Thực tế hiện nay công ty giầy Cẩm Bình mặc dù có một số hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác quản lý lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Thanh Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w