III. Một số kiến nghị
1. Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước
Trong những năm vừa qua, các công ty giầy mới chỉ tập chung vào công đoạn chế biến và lắp rắp giầy hoàn chỉnh, chưa phát triển sản xuất nguyên vật liệu phụ cho giầy dép, do vậy hầu hết nguyên vật liệu phụ cho sản xuất giầy vẫn phải từ nước ngoài, đặc biệt là nguyên vật liệu phụ cho sản xuất giầy thể thao, giầy da nguuyên vật liệu phụ nhập khẩu 60- 70% . Công ty cổ phần giầy cẩm bình cũng không nằm ngoài điều này, hàng năm công ty phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài chiếm 70% nguyên vật liệu sản xuất của công ty. Hơn nữa do không chủ động được nguyên vật liệu cho nên việc triển khai thiết kế, đa dạng hoá mẫu mã của sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các doanh nghiệp giầy nói chung và công ty cổ phần giầy Cẩm Bình nói riêng muốn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất khẩu cần được nhà nước hỗ trợ trong việc sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước. Nhà nước cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp chủ động được nguyên vật liệu sản xuất trong nước, tìm ra các giải pháp và tạo nguồn nguyên vật liệu giá rẻ song vẫn đảm bảo chất lượng và kĩ thuật cho sản phẩm đầu ra.
2. Nhà nước hỗ trợ về vốn và tín dụng.
Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn và cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là đối với doanh nghiệp làm ăn ổn định và làm ăn có lãi. Nhà nước có những ưu đãi về thời hạn thanh toán vốn vay, cho hưởng lãi suất ưu đãi và cung cấp tín dụng cho các công ty xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài đạt hiệu quả cao
Chuyên Đề tốt nghiệp
hơn, tránh những rủi ro và có thể tận dụng một cách tối đa các cơ hội kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời nhà nước phải đứng ra bảo đảm hỗ trợ các doanh nghiệp khi nhập khẩu sao cho có thời hạn thanh toán hợp lý.
3. Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý và thuế.
Hiện nay nhà nước đang chủ trương đơn giảm hoá thủ tục pháp lý cho hoạt động đăng ký, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu, song tuy nhiên vẫn có sự chồng chéo, bất cập do có sự khác nhau về chính quản lý giữa các ngành. Chính điều này đã gây ra hiều sự phiền hà cho doanh nghiệp, nhiều khi làm mất những cơ hội làm ăn của doanh nghiệp.
Theo một số chuyên gia thì biểu thuế của nước ta còn quá phức tạp, thuế suất của một số hàng tiêu dùng tương đối cao gây ra tình trạng buôn lậu gây nhiều khó khă cho sản xuất trong nước như hàng hoá Trung Quốc nhập lậu vào việt nam làm cho hàng hoá tiêu dùng rẻ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp việt nam về tình hình cạnh tranh trên thị trường
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong những năm tới thì nhà nước phải có các chính sách, những văn bản pháp lý đồng nhất, tránh thủ tục rườn rà không cần thiết đồng thời có các biện pháp giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra nhà nước cũng cần có các biện pháp chống tình trạng buôn lậu hàng hoá để bảo vệ hàng hoá sản xuất trong nước, có như vậy các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp giầy da nói riêng mới nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường cả trong nước và quốc tế.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở.
Để cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả thì nhà nước cũng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như: Hệ thống giao thông, thôn tin liên lạc,bảo hiển, ngân hàng... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá. việc tạo ra các hệ thống ngân hàng tốt sã giúp cho việc thanh toán tiến hành một cách thuận lợi, tránh mất thời gian và chi phí
Chuyên Đề tốt nghiệp
giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo hiểm cũng góp phàn hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp yên tâm hơn khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhất là thị trường mới.
Ngoài ra nhà nước cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp về các tài liệu, số liệu, thông tin, các chính sách kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới,có những phân tích định hướng thị trường cho các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngành da giầy nói chung đã đạt được những kết quả đáng kể,đóng góp rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước. Hoà chung với thành quả đó công ty cổ phần giầy Cẩm Bình đã đóng góp một phần không nhỏ. Trong những năm qua để đạt những thành tựu đó thì công ty có không ít những khó khăn những thuận lợi. Để pháp triển hơn nữa thì công ty áp dụng và nghiên cứu nhiều biện pháp khác nhau là vấn đề cần đặt ra.
Tuy nhiên, do trình độ kiến thức có hạn nên chuyên đề còn có nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp của thầy giáo hướng dẫn và các cô chú trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Th.s Nguyễn Thành Hiếu đã giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Chuyên Đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Phần I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH...2
I. Khái quát chung về công ty cổ phần giầy Cẩm Bình... 2
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần giầy Cẩm Bình...2
II. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty...4
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty...4
2. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty...8
3. Đặc điểm nhân sự...11
4.Mặt hàng da giầy ……….. . 15
5. Kết quả kinh doanh của công ty trong nhũng năm gần đây ...16
PHẦN II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH...19
I. Những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường của công ty . ...19
Chuyên Đề tốt nghiệp
1.1. Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế ... ...19
1.2. Các nhân tố thuộc môi trường chính trị ... ....20
1.3. Các nhân tố thuộc môi trường luật pháp ... ....21
1.4. Các nhân tố thuộc môi trường văn hoá ... ....22
1.5. Đối thủ cạnh tranh... .22
2. Nhân tố bên trong ... ...23
2.1. Cơ cấu sản phẩm ... ...23
2.2. Đặc điểm nhân sự ... .. .24
2.3. Đặc điểm máy móc công nghệ ... ...27
2.4. Đặc điểm nguyên vật liệu đầu vào ...29
2.5. Quản lý chất lượng sản phẩm ...30
II. Thưc trạng sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình 31 1. Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình...
31 1.1. Thị trường trong nước ... 31
1.2. Thị trường xuất nhập khẩu ...32
2. Thực hiện kế hoạch tiêu thụ ...36
3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình ...
...39
III. Đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình ... 40
1. Những kết quả đạt được ...
...40
2. Những mặt hạn chế... …...42
3. Nguyên nhân tồn tại...43
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY CẨM BÌNH...44
I. Định hướng của ngành da giầy, và của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình...44
Chuyên Đề tốt nghiệp
1. Định hướng của ngành da giầy đến năm 2010 ... 44
2. Dự báo về thị trường ...45
2.1. Thị trường trong nước ... 46
2.2 Thị trường xuất nhập khẩu ... 46
II. Một số giải pháp phát triển thị trường của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình...47
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường ... 47
2. Đa dạng mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm ... 49
3. Hoàn thiện chính sách giá sản phẩm ...50
4. Tăng cường các hoạt động quảng cáo ... .53
5. Xây dựng các đại lý, kênh tiêu thụ ...
...54
6.Tăng cường nội địa hoá nguyên vật liệu đầu vào ………..
...57
7. Phân đoạn thị trường ………..
...58
8. Có chiến lược đào tạo và sử dụng lao động ………
...59
9. Xây dựng thương hiệu hàng hoá ……….
...60
III. Một số kiến nghị ...60
Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp...60
1. Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước...60
2. Nhà nước hỗ trợ vốn và tín dụng ...61
3. Nhà nước hỗ trợ về thủ tục pháp lý và thuế ... ..61
4. Nhà nước xây dựng hạ tầng cơ sở ... 62
Chuyên Đề tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp ( PGS.TS Lê Văn Tâm- TS. Ngô Kim Thanh )
2. Tạp chí công nghiệp Số 3/12/ 2005.
3. Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn thị Thu ( Công nghiệp 43B) 4. Hỏi đáp về hiệp định thương mại việt mỹ, NXB Thống kê, 2002. 5. Tổng kết 5 năm thực trạng phát triển công nghiệp da giầy tỉnh Hải Dương ( Sở công nghiệp tỉnh Hải Dương)
6. Xung quanh vụ việc EC kiện việt nam bán phá giá giầy. Bài học nào cho việt nam ( Tạp chí công nghiệp kỳ1, tháng 9/2005).