Dự báo về thị trường

Một phần của tài liệu Công tác quản lý lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Thanh Bình (Trang 46 - 47)

I. Định hướng của ngành da giầy, và của côngty cổ phần giầy Cẩm

2. Dự báo về thị trường

2.1. Thị trường trong nước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sông nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu ăn mặc ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện thuận lợi cho ngành Giầy da vươn lên chiếm lĩnh thị trường. trong những năm trước thì đời sống nhân dân còn khó khăn do đó thị trường sản phẩm chủ yếu là thị trường xuất khẩu do đó thị trường trong nước bị bỏ ngỏ, trong những năm gần đây đời sống nhân dân được nâng cao do đó có thể nói thị trường trong nước là thị trường đầy tiền năng của các doanh nghiệp việt nam. Dự báo trong những năm tới mức tiêu dùng của người dân Việt Nam là 3 -4 đôi/người/năm. Khi sản phẩm được tiêu dùng ở thị trường trong nước thì các nhà sản xuất có nhiều điểm lợi như: Hiểu rõ thói quen, tập tục, tập quán tiêu dùng, có ưu đãi về thuế, chi phí vận chuyển... vì vậy trong thời gian tới các nhà sản xuất nên tập chung vào khai thác thị trường nội địa.

2.2. Thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu da giầy việt nam vào những năm 1999 đã đứng thứ 8 trên 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới, đứng thứ 5 trong 7 quốc gia sản xuất giầy xuất khẩu lớn nhất Châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ, Inđonesia,Thái Lan. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép toàn quốc năm 2001 đạt 1.575 tỷ USD, năm 2005đạt 3.1 tỷ USD.Ngành công nghiệp giầy dép của Việt Nam trong 7 năm trở lại đây tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là sản

Chuyên Đề tốt nghiệp

lượng và xuất khẩu. Giai đoạn từ 1997-2000, đã tăng từ 206 triệu đôi lên đến 303 triệu đôi. Hiện nay, năng lực sản xuất của chúng ta có thể sản xuất được khoảng 400 triệu đôi. Phần lớn các sản phẩm này đều được xuất khẩu, trung bình mỗi năm tổng giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD. Trong đó, châu Âu là thị trường hàng đầu, chiếm khoảng 65% lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam, sau đó là thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ðài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành đã bắt đầu chững lại và có dấu hiệu giảm dần, bởi sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc.

Chỉ tiêu đặt ra cho ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là năm 2005 xuất khẩu được 410 triệu đôi và năm 2010 là 640 triệu đôi. Tuy nhiên, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chỉ tiêu đó khó có thể hoàn thành nếu chúng ta không đủ lực cạnh tranh quốc tế.

Ðể đạt được mục tiêu trên, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải thực hiện 5 điểm cải tổ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hiện đại hóa thiết bị các dây chuyền sản xuất; Đầu tư tập trung vào phát triển nguồn nguyên liệu và tăng cường khả năng sáng tạo mốt; giảm hợp đồng gia công; Mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY C PHẦN GIẦY CẨM BÌNH.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Thanh Bình (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w