Các hình thức chovay xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 54)

c. Các công tác khác

2.2.1Các hình thức chovay xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Cùng với đà tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định về hoạt động cho vay của ngân hàng, nghiệp vụ cho vay xuất nhập khẩu cũng đã đạt được kết quả đáng kể. Vì vậy, việc tìm hiểu tình hình mở rộng đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại ngân hàng được thực hiện qua thực tế về hoạt động cho vay mà chi nhánh đã đạt được trong lĩnh vực này. Lợi ích của cho vay xuất nhập khẩu không chỉ làm tăng doanh số cho vay và doanh số dư nợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà nó còn góp phần tạo nguồn thu nhập từ các khoản phí dịch vụ thu được từ các khâu liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế. Hiện nay, tại chi nhánh đã áp dụng một số hình thức cho vay xuất nhập khẩu phổ biến trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

• Cho vay mở L/C

Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hà Nội là một ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên điều kiện cho vay mở L/C của chi nhánh áp dụng theo văn bản hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. Cụ thể quy định bộ hồ sơ mở L/C bao gồm:

- Thư yêu cầu mở L/C

- Bản sao có xác nhận sao y bản chính của khách hàng. Khách hàng chịu trách nhiệm pháp lý về việc sao y từ văn bản chính:

+ Hợp đồng nhập khẩu

+ Văn bản cho phép nhập khẩu của bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành ( đối với hàng nhập khẩu có điều kiện )

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế xuất nhập khẩu ( đối với khách hàng giao dịch lần đầu ).

* Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở L/C của khách hàng:

- Thanh toán viên kiểm tra hồ sơ mở L/C, vào sổ theo dõi. Sổ theo dõi hồ sơ mở L/C phải ghi rõ những thông tin sau: Ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng xin mở L/C, trị giá L/C, loại L/C ( phân theo kỳ hạn thanh

toán ), nguồn vốn thanh toán, ngày thực tế thanh toán, ghi chú khác ( nếu ngân hàng thấy cần thiết ).

- Kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, phải hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh trước khi mở L/C. Thanh toán viên không tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng. Đơn yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.

- Lưu ý khách hàng nếu có sự khác biệt giữa nội dung thư yêu cầu mở L/C với các điều kiện liên quan trong hợp đồng nhập khẩu.

- Nếu người xin mở L/C tự mua boả hiểm ( mua hàng theo điều kiện CFR, FOB, CIP...), hàng hoá phải được mua bảo hiểm bằng loại tiền tệ của L/C ở mức tối đa là 110% trị giá của hoá đơn. Người xin mở L/C phải xuất trình Hợp đồng mua bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm cùng với hồ sơ yêu cầu mở L/C.

* Xác định mức ký quỹ và nguồn vốn thanh toán L/C › L/C thanh toán bằng vốn vay ngân hàng

- Phòng tín dụng xét, trình duyệt hồ sơ cho vay theo chế độ tín dụng hiện hành của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, đề xuất mức ký quỹ mở L/C (cán bộ tín dụng đề xuất, phụ trách phòng tín dụng ký trình lãnh đạo duyệt). Ngân hàng nông nghiệp không cho khách hàng mở L/C vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ.

- Hồ sơ mở L/C thanh toán bằng vốn vay ngân hàng nông nghiệp phải có quyết định phê duyệt phương án vay vốn hoặc hợp đồng tín dụng ký với khách hàng xin mở L/C.

- Ngày ngân hàng thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay (điều khoản này ghi sẵn vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ)

- Khách hàng ký quỹ đủ 100% trị giá L/C (tính cả tỷ lệ vượt giá trị L/C do dung sai nếu có): Phòng thanh toán quốc tế tiếp nhận và trình duyệt hồ sơ mở L/C.

- Trường hợp khách hàng xin mở L/C ký quỹ thấp hơn 100% trị giá L/C tuỳ thuộc đối tượng khách hàng và hạn mức mở L/C, giám đốc chi nhánh giao cho phòng thanh toán quốc tế hoặc phòng tín dụng thẩm định hồ sơ, đề xuất mức ký quỹ. Chi nhánh quyết định mức ký quỹ trên cơ sở đảm bảo an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn.

- Trên cơ sở độ tín nhiệm của khách hàng: Giám đốc quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp yêu cầu khách hàng ký, đóng dấu sẵn đơn xin vay, giấy nhận nợ ( theo mẫu đơn xin vay, giấy nợ đang áp dụng ) cho phần giá trị chưa ký quỹ của L/C.

- Ngày chi nhánh thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận nợ vay. Số tiền nhận nợ là số tiền ngân hàng nông nghiệp phải thanh toán theo bộ chứng từ (điều khoản này ghi sẵn trong hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ )

› Xác nhận số dư ký quỹ mở L/C

- Khách hàng phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trước khi mở L/C. Trưởng phòng kế toán chi nhánh xác nhận số dư tài khoản ký quỹ, ghi rõ ngày, tháng và ký tên.

• Cho vay thanh toán hộ nhờ thu hàng nhập

Sau khi thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế tiếp nhận và thông báo chứng từ nhờ thu cho khách hàng, nếu khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn, thanh toán viên sẽ giao bộ chứng từ cho khách hàng. Đến hạn thanh toán, yêu cầu khách hàng trả tiền và lập điện trả tiền theo chỉ thị nhờ thu, báo cáo phụ trách phòng trình lãnh đạo phê duyệt, đồng thời thu phí theo quy định hiện hành của ngân hàng nông nghiệp.

Trường hợp nhận được bộ chứng từ nhờ thu, trong đó hối phiếu đòi tiền ngân hàng nông nghiệp hoặc vận đơn ghi người nhận hàng theo lệnh của ngân hàng nông nghiệp, thanh toán viên trình lãnh dạo để cho ngân hàng gửi nhờ thu từ chối việc thu hộ đồng thời thông báo cho khách hàng về bộ chứng từ nhận được và việc từ chối thu hộ.

Ngân hàng nông nghiệp chỉ ký hậu giao chứng từ cho khách hàng khi: - Hoặc ngân hàng nông nghiệp gửi nhờ thu chỉ thị cho ngân hàng nông nghiệp ký hậu mà ngân hàng nông nghiệp không phải chịu trách nhiệm thanh toán.

- Hoặc khách hàng ký quỹ 100%.

- Hoặc khách hàng yêu cầu vay ngân hàng nông nghiệp thì phải tuân thủ các quy định cho vay hiện hành của ngân hàng nông nghiệp. Sau khi hồ sơ cho vay do phòng tín dụng lập được giám đốc phê duyệt cho vay sẽ giao chứng từ cho khách hàng. Trong trường hợp này ngân hàng cho vay dựa vào chứng từ chứ không phải dựa vào hàng hoá, nên ngân hàng phải kiểm tra bộ chứng từ cẩn thận nếu phù hợp mới cho vay.

Đối với nhà nhập khẩu thì hàng vừa cập bến phải nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu, thì mới nhận được chứng từ để nhận hàng, bán hàng và thu hồi vốn. Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu cần có khoản vay từ ngân hàng để thanh toán bộ nhờ thu. Ngân hàng sẽ tiến hàn thẩm định tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản, để quyết định. Khi thẩm định ngân hàng phải xem xét cẩn thận về uy tín của khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng phải dễ tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn Ngân hàng có nhiệm vụ giám sát tình hình nhập hàng, vận chuyển bốc xếp, vấn đề kho bãi, tình hình thực hiện hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với bên thứ 3.

• Cho vay dự các dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường xuất khẩu.

Đối với khách hàng vay vốn cho các dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu chủ yếu bằng ngoại tệ thì phải thực hiện đúng theo các quy định về điều kiện, hồ sơ cho vay ngoại têh. Vì vậy ngoài các điều kiện vay vốn theo quy định trong quy chế cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam như:

- Có năng lực pháp luật dân sự, nămg lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

- Mục đích vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn;

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

Để được vay ngoại tệ doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu phải có thêm điều kiện: xuất khẩu hoặc thu mua, chế biến, gia công, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có thị trường tiêu thụ. Về hồ sơ, khách hàng gửi ngân hàng bản sao có xác nhận sao y bản chính hợp đồng xuất khẩu hoặc thu mua, chế biến, gia công, sản xuất, mua bán hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 50 - 54)