Kết quả chovay xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 54 - 56)

c. Các công tác khác

2.2.2Kết quả chovay xuất nhập khẩu tại ngân hàng

Muốn khẳng định việc mở rộng cho vay xuất nhập khẩu có phù hợp với thực tế tại chi nhánh hay không thì việc tìm hiểu, xem xét tình hình cho vay đối với các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu là câu trả lời chính xác nhất.

Trước hết, hãy cùng đánh giá những kết quả của hoạt động này thông qua các bản số liệu sau:

Bảng 2.5 Tình hình cho vay nhập khẩu theo các hình thức

Năm Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

5 1 Cho vay thanh

toán hàng nhập 131,729,428.5 5 145,851,253.3 9 167,150,615.58

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế năm 2003-2005)

Qua bảng số liệu cho thấy, tốc độ tăng trưởng về doanh số cho vay là rất cao qua từng năm. Doanh số cho vay phục vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng lên qua từng năm. Uy tín kinh nghiệm của ngân hàng ngày một tăng lên nên quan hệ với các ngân hàng được mở rộng. Đối với các khách hàng truyền thống có hoạt động nhập khẩu thường xuyên có thời hạn vay ngắn, ngân hàng thường quy định mức ký quỹ từ 10% trở lên còn đối với các khách hàng mới thì tuỳ theo năng lực tài chính của họ mà đưa ra một tỷ lệ ký quỹ thích hợp, đôi khi là 100% trị giá L/C.

Với đặc điểm chung của nền kinh tế Việt Nam luôn ở trạng thái nhạp siêu thì các doanh nghiệp hoạt động ngoại thương cũng tập trung nhiều vào hoạt động nhập khẩu mua bán máy móc thiết bị từ nước ngoài để phục vụ sản xuất của đơn vị hoặc theo hợp đồng với một công ty khác. Doanh số cho vay nhập khẩu của ngân hàng luôn đạt tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tập trung vào một số bạn hàng lớn có truyền thống lâu năm.

Mặc dù cho vay nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay nhưng một số bạn hàng của chi nhánh cũng thường xuyên có nhu cầu vay vốn để thực hiện các phương án kinh doanh phục vụ xuất khẩu đặc biệt tập trung vào các mạt hàng nông sản như cà phê, tiêu, gạo ... Kết quả đó được thể hiện ở bản số liệu sau:

Bảng 2.6 Tình hình thanh toán xuất khẩu Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2004 so 2003 2005 so 2004 +/- +/- L/C xuất 152.349 1.325.995 152.349 1.173.646 Nhờ thu 300.809 1.003.464 1.081.286 702.655 77.822

xuất Chuyển tiền đến 11.603.38 0 29.612.26 9 11.603.38 0 18.008.889

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động đối ngoại năm 03/04/05 phòng thanh toán quốc tế)

Việc phát triển về nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu và giá trị thanh toán đã góp phần làm tăng nguồn thu dịch vụ thanh toán cho ngân hàng với vai trò là một trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu đồng thời đặt ra nhu cầu phát triển mạng lưới chi nhánh của ngân hàng cần phát triển hơn nữa cũng như phải mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài để tạo mối quan hệ thường xuyên để tận dụng cơ hội trở thành ngân hàng thanh toán cho ngân hàng bạn.

Nói tóm lại, nhờ có chính sách khách hàng đúng đắn cùng với quá trình tự hoàn thiện về nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ mà kết quả kinh doanh nói chung, hoạt động cho vay xuất nhập khẩu nói riêng của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng kể và cần được phát huy ytong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 54 - 56)