Tích cực hoàn thiện hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 66 - 67)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHOVAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG

3.2.3Tích cực hoàn thiện hoạt động Marketing

Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và nó đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Do những đặc trưng của hoạt động ngân hàng mà Marketing Ngân hàng thể hiện nột dung hoạt động của mình thông qua các hoạt động của Ngân hàng thương mại. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng và phong phú, nhưng tựu chung có 5 vấn đề chính: Nghiên cứu thị trường, dịch vụ Ngân hàng, giá của dịch vụ Ngân hàng, hoạt động xúc tiến khuyếch trương và hoạt động phân phối dịch vụ của ngân hàng.

Nhận thức đượcvấn đề này trong những năm qua Ngân hàng đã tích cực áp dụng các biện pháp khác nhau để đẩy mạnh hoạt động Marketing góp phần tạo hình ảnh của ngân hàng trên phạm vi thành phố Hà nội được các Ngân hàng bạn đánh giá cao. Trong thời gian tới , chi nhánh cần duy trì và đổi mới phương thức hoạt động Marketing bằng cách nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động Ngân hàng, tăng cường khả năng phân tóch các thông tin, quan tâm thực sự đến việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, tăng cường khả năng lưu trữ thông tin một cách có hệ thống...

Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải tìm kiếm cách thức quảng cáo cho khách hàng hiện có để tranh thủ khách hàng tiềm năng. Tăng cường tổ chức quảng cáo thông qua đội ngũ cán bộ của Ngân hàng, tìm kiếm khách hàng, chủ động đặt quan hệ với khách hàng, dùng các chính sách ưu đãi thu hút khách hàng. Trong quá trình giao tiếp đặt mối quan hệ với khách hàng, cán bộ Ngân hàng phải có nghệ thuật ứng xử, giao tiếp, thái độ làm việc để làm sao giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Muốn vậy, bản thân người cán bộ tín dụng phải hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là gì và

khả năng đáp ứng của ngân hàng ra sao. Trong quá trình cấp vốn, Ngân hàng cần quan tâm việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đặc biệt khả năng tư vấn thông tin kinh tế cho khách hàng. Nếu dịch vụ tư vấn được hoàn thiện không những nó là nguồn bổ sung cho dịch vụ chính mà về lâu dài nó có thể phát triển thành một dịch vụ vhính cuat hoạt động Ngân hàng. Có thể nói, việc làm này sẽ kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Ngoài vấn đề cung cấp thông tin kinh tế cho khách hàng ngân hàng cần tiếp tục thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ và hình thức tiếp cận khách hàng, đồng thời tìm mọi cách để giản tiện thủ tục giao dịch và phiền hà cho khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng trong thời gian tới. Để làm được điều này đòi hỏi Ngân hàng không chỉ mở các lớp giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ mà phải kết hợp đào tạo kỹ năng tiếp thị, tư vấn khách hàng cho đội ngũ nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng thích đáng với công tác tìm kiếm khách hàng mới dành cho những cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, giao dịch tại quầy, các thanh toán viên của phòng thanh toán quốc tế...

Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, tính cạnh tranh gay gắt hơn, đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần phải biết nắm bắt cơ hội kinh doanh mọtt cách nhanh nhạy. Muốn làm được như vậy cần phải cải thiện công tác thu nhập, phân tích thông tin về khách hàng, thị trường, xu hướng biến động của tất cả các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề chủ động tìm kiếm, tiếp cận, tư vấn, giúp đỡ khách hàng trong quá trình giao dịch cũng phải được quan tâm hơn nữa để giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách hàng không bị gián đoạn, toạ được sự tin tưởng, giữ được mối quan hệ thân thiện, lâu dài giữa khách hàng với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (Trang 66 - 67)