Các giải pháp từ phía công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình xuất khấu các sản phẩm thép của công ty TNHH thiết bị xây dựng thương mại Đức Phát (Trang 44 - 57)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP MẠ KẼM VÀ THÉP MẠ MÀU CỦA

3.2.2.Các giải pháp từ phía công ty

3.2.2.1. Đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu

Thứ nhất, đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh: Công ty sẽ chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tiêu hao, hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, công ty cần nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích thị trường trong nước và thế giới để có những dự báo kịp thời chính xác phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Đức Phát . Ngoài ra, Đức Phát cần tăng cường công tác marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ… Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm giảm sức ép trên thị trường nội địa.

Thứ hai, xây dựng các kênh thông tin giới thiệu về các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu. Để quảng bá, giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến bạn hàng thế giới thì công ty phải có những kênh thông tin giới thiệu về sản phẩm. Từ đó, đối tác nước ngoài mới có các thông tin chính xác về kiểu dáng, chất lượng sản phẩm trước khi có quyết định đặt quan hệ làm ăn với công ty. Đức Phát nên đầu tư kinh phí nhằm nâng cao chất lượng của các kênh thông tin về sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu thông qua sách báo, Catalogue… Đặc biệt, Công ty nên chú trọng đến chất lượng của các thông tin đăng trên Website, các tạp chí Thương mại Quốc tế và báo chí nước ngoài. Thông tin về sản phẩm được đăng tải phải hết sức cụ thể và rỏ ràng để bạn hàng nước ngoài dễ dàng tìm hiểu và có thể đặt hàng ngay trên Website của công ty. Đây là điều hết sức cần thiết vì hiện nay công nghệ thông tin và Internet phát triển mạnh, các nước trên thế giới đang dần chuyển sang buôn

bán, giao dịch với nhau thông qua thương mại điện tử. Thông qua thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp giao dịch, tìm hiểu thông tin về đối tác nhanh chóng hơn, mặt khác tiết kiệm được chi phí so với việc gặp gỡ trực tiếp…Do thông tin trên mạng có độ chính xác không cao nên trước khi đặt quan hệ với khách hàng công ty nên xác thực lại các thông tin đó để về sản phẩm. Tăng cường công tác marketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ… Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu, nhằm giảm sức ép trên thị trường nội địa

Thứ ba, củng cố thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới bằng nhiều hình thức khác nhau. Những thị trường quen thuộc của Đức Phát như Nhật Bản, Malaysia, Mianma, Bangladest… công ty cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ làm ăn. Hơn nữa, thông qua các thị trường này chúng ta có thể tìm kiếm được các bạn hàng mới do các đối tác giới thiệu.

Để tìm kiếm được các thị trường mới, công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Đức Phát tiến hành công việc theo hai hình thức : một là căn cứ vào các số liệu trên các kênh thông tin để đánh giá nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép mạ màu, mạ kẽm. Hai là, công ty có thể cử nhân viên trực tiếp sang thị trường nước ngoài để có điều kiện thu nhập thông tin. Đây là biện pháp có độ chính xác và hiệu quả rất cao. Muốn thực hiên tốt công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu thị trường rất tốn kém từ . Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường của công ty cần phải chú ý những điểm sau:

- Phải thường xuyên thu thập những thông tin của đối thủ cạnh tranh để chủ động đưa ra các phản ứng kịp thời.

- Làm tốt hơn việc thu thập lưu trữ và phân loại thông tin về khách hàng làm cơ sở cho những giao dịch tiếp theo.

- Luôn nắm chắc và bám sát sự biến động về giá và nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào.

- Tìm ra các quy luật và tính chất mùa vụ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Sau khi, xác định được các thị trường tiềm năng xuất khẩu Đức Phát phải tiến hành lựa chọn hình thức thâm nhập cho phù hợp. Mỗi thị trường có một phương thức thâm nhập khác nhau. Việc lựa chọn phương thức nào là phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch phát triển và tiềm lực của công ty.

Tuy nhiên, bằng hình thức nào công ty cũng phải tiến hành điều tra, xác thực lại các thông tin về đối tác, khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực hoạt động đối tác để từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng loại đối tác.

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

Từ năm 2005 đến năm 2010 Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ ngày càng gia tăng trên thế giới. Để có thể cạnh tranh và đứng vững, công ty phải không ngừng nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm. Muốn nâng cao được chất lượng sản phẩm, Đức Phát phải dành một phần lợi nhuận để tái đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Cùng với thời gian, Khoa học công nghệ không ngừng phát triển nếu công ty không đầu tư, bảo dưỡng, đổi mới trang thiết bị máy móc, nhà xưởng thì không thể cạnh tranh được với đối thủ trên thế giới. Công ty nên có những biện pháp khuyến khích nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân như thực hiện các biện pháp tăng lương, tăng trưởng, có những giải thưởng nhằm khuyến khích công nhân phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân cũng phải tăng tương ứng. Đức Phát phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề của người lao động.

Khi năng suất lao động được tăng lên có thể hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá bán sản phẩm cùng với biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những biện pháp tối ưu nhất mà công ty mà công ty áp dụng để cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới. Muốn giảm giá thành sản phẩm thì công ty cần hạ thấp chi phí đầu vào, như chi phí sản xuất, chi phí lưu thông phân phối. yếu tố hạ thấp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Nó quyết định đến khả năng hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để hạ thấp được chi phí sản xuất, công ty cần phải đổi mới, hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất như thiết bị luyện thép, cán thép,dùng gang lỏng trong lò điện, nạp phôi nóng vào lò lung… Để tiết kiệm và tận dụng tối đa năng lượng trong khâu sản xuất thép, hạn chế các chi phí không đáng có như: hao điện nước, các công tác phí liên lạc… trong quá trình sản xuất. Nếu thực hiện tốt vấn đề này thì chi phí sản xuất của công ty sẽ giảm xuống đáng kể. Ngoài việc giảm thiểu chi phí đầu vào thì việc cất giảm chi phí lưu thông , phân phối xuất khẩu các sản phẩm cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chi phí lưu thông phân phối sản phẩm bao gồm: chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá, bảo quản tiêu thụ, chi phí hành chính, các thủ tục hải quan… công ty nên đảm bảo chất lượng của các kho chứa hàng xuất khẩu, không nên xây dựng quá nhiều gây lãng phí. Kho chứa hàng phải cao giáo, thoáng mát để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm không bị các tác nhân môi trường làm oxi hoá … Nếu tiết kiệm được các chi phí này sẽ góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận của công ty. Đối với từng loại chi phí nên có những biện pháp nhất định để hạ thấp từng loại :

Đối với chi phí vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá: Do đặc điểm của các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu có kích thước khá lớn và rất cồng kềnh. Do đó, các loại chi phí này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí đầu vào, nên công ty cần phải đặc biệt chú trọng giảm thiểu các loại chi phí này. Công ty nên cân nhắc và kết hợp các hình thức này để vận chuyển hàng hoá một cách hợp lý nhất để cắt giảm chi phí lưu thông một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, với các hình thức vận chuyển này thì thời gian vận chuyển

này thì thời gian vận chuyển dài, độ rủi ro cao. Đặc biệt là hình thức vận chuyển bằng đường biển, đường thuỷ rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Khi lựa chọn hình thức vận chuyển bằng đường biển Đức Phát nên tính toán kỹ chi phí phát sinh, mua bảo hiểm hàng hoá cho sản phẩm của mình.

Đối với chi phí bảo quản tiêu thụ: Khi công ty thu gom các nguyên liệu sản xuất trong nước, nhập khẩu phôi thép từ thị trường nước ngoài nếu chưa có kế hoạch sản xuất ngay hoặc các sản phẩm được sản xuất ra chưa có kế hoạch tiêu thụ ngay thì công ty đưa vào lưu kho bảo quản. Khi đó, công ty phải lưu ý đến chất lượng của các kho chứa hàng tránh để hư hỏng giảm chất lượng các nguyên liệu và thành phẩm. Thời gian lưu kho càng dài thì chi phí lưu kho càng tốn vì vậy, công ty nên có kế hoạch kinh doanh cho phù hợp nhằm giảm thiểu loại chi phí này.

Đối với chi phí hành chính: công ty TNHH Thiết bị xây dựng thương mại Đức Phát nên tiết kiệm chi phí này bằng cách tổ chức bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ, chuyên môn hoá cao, phân công lao động một cách hợp lý và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên hành chính

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ

Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu thì các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thiết bị xây dựng thương mại Đức Phát nói riêng phải đặc biệt quan tâm tới công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để có được đội ngũ cán bộ công nhân viên tốt thì ngay từ đầu công ty phải chú ý đầu tư cho công tác tuyển chọn nhân sự và đào tạo lại sau khi tuyển chọn nhân viên. Đặc biệt, là những nhân viên xuất nhập khẩu. Khi đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc tranh chấp, kiện tụng quốc tế sẽ không tránh khỏi. Để đứng vững được trên thương trường, giảm thiểu rủi ro và tránh bị thua ngay trên sân nhà thì đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu của công ty phải có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tốt, có

những kiến thức đầy đủ về các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu để có thể giải đáp nhanh gọn những thắc mắc của đối tác nước ngoài về các loại sản phẩm này. Công ty nên chú trọng quan tâm đến chất lượng của bộ phận xuất nhập khẩu vì bộ phận này trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng. Họ phải có những hiểu biết đầy đủ về các đối tác muốn nhập khẩu sản phẩm thép mạ kém, mạ màu. Do đo, họ phải thông thạo các phong tục tập quán, thói quen kinh doanh của các nước bạn hàng, có những hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, Incoterm 2000, UCP 600, các điều kiện thanh toán quốc tế và các thủ tục mở L/C. Đây là bộ phận có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu các sản phẩm mạ kẽm, mạ màu của công ty. Bộ phận này có chất lượng tốt sẽ hạn chế được rủi ro từ đó tăng lợi nhụân của công ty.

Ngoài ra, công ty còn phải nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ sư, công nhân, những người trực tiếp tham gia sản xuất trực tiếp các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu. Nâng cao trình độ của bộ máy quản lý hành chính để giảm thiếu chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.

Công ty TNHH Thiết bị xây dựng thương mại Đức Phát rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng, cả đội ngũ những người lao động trực tiếp lẫn cán bộ kỹ thuật và quản lý. Yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao đòi hỏi mỗi lao động trong công ty phải tự nâng cao trình độ hoặc được bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp.

Yếu tố con người luôn là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất, do vậy công ty cần nâng cao trình độ quản lý,cũng như trình độ tay nghề của nguồn lao động, qua đó cũng tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, còn có thể tận dụng hợp lý nguồn nhân lực dồi dào của nước ta.

Tóm lại, để có được đội ngũ lao động có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu về đầu tư phát triển trong tương lai và yêu cầu về kinh doanh trong điều kiện

cạnh tranh ngày càng gay gắt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công ty sẽ tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- Tiến hành sắp xếp, bố trí một cách hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các đơn vị trực thuộc và văn phòng công ty. Phát hiện và đào tạo những người có năng lực, để bố trí vào những công việc phù hợp với chuyên môn, cán bộ quản lý trong tương lai.

- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp (bảo đảm công ăn việc làm, được đào tạo, chế độ tiền lương, thưởng thỏa đáng...).

Ngoài ra, Đức Phát cần tăng cường việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất như: công nghệ khai thác khoáng sản, công nghệ sản xuất thép… nhằm nâng cao số lượng chất lượng và hiệu qủa kinh doanh trên cơ sở sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Mặt khác, lựa chọn để nhập khẩu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài, tranh thủ lợi thế của nước đi sau để rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước trong ngành công nghiệp sản xuất thép nói chung và sản xuất các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu nói riêng

Công ty cần chủ động chuyển giao công nghệ không những góp phần cho doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giúp cho doanh nghiệp đa dạng hóa được sản phẩm, sử dụng hợp lý và khoa học nguồn nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp này. Công ty nên chủ động tìm tòi, khảo sát và lựa chọn những công nghệ phù hợp với doanh nghiệp mình, đặc biệt cần chú tâm vào những nước có công nghệ nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.4. Mở rộng các hình thức huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Việc huy động vốn cho kinh doanh cho sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, mạ màu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty. Để có được lượng vốn lớn, Đức Phát phải sử dụng nhiều hình thức huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Thứ nhất, huy động vốn: Đức Phát nên dựa vào nội lực của mình sử dụng tối đa vốn tự có , tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước. Công ty nên hướng tới huy động vốn thông qua các kênh phát hành trái phiếu , cổ phiếu . Công ty nên hạn chế tối đa việc vay vốn của ngân hàng vì hiện nay lãi xuất của ngân hàng rất cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn. Trong trường hợp phải cần thiết vay vốn ngân hàng, công ty nên xây dựng

Một phần của tài liệu Thực trạng tình hình xuất khấu các sản phẩm thép của công ty TNHH thiết bị xây dựng thương mại Đức Phát (Trang 44 - 57)