Tỷ giá USD/VND

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VN (Trang 27 - 34)

a. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Giai đoạn trước khi gia nhập WTO là một khoản thời gian khá dài sẽ gây khó khăn cho việc phân tích, do đó chúng ta chỉ tập trung vào phân tích diễn biến của tỷ giá USD/VND từ năm 1993 đến năm 2006 vì những lý do sau:

 Trong giai đoạn này tình hình XNK của Việt Nam đã có những chuyển biến tốt và tăng dần về khối lượng lẫn giá trị qua các năm, dần thể hiện được vai trò của nó đối với nền kinh tế.

 Tình hình lạm phát và lãi suất của Việt Nam đã bắt đầu đi vào ổn định, các chính sách của Đảng và Nhà Nước đã bắt đầu phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế trong nước.

 Tỷ giá hối đoái USD/VND đã dần dần bắt được tín hiệu từ thị trường, phần nào thoát khỏi sự quản lý chủ quan của nhà nước.

Trong giai đoạn này ta cũng cần chú ý đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 vì nó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.

Đầu tiên ta xét đến tỷ giá USD/VND từ 1993 đến 1996, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ giá USD/VND qua các năm:

Năm Tỷ giá chính thức Tốc độ tăng tỷ giá

1993 10835 -

1994 11000 1.52%

1995 11010 0.09%

1996 11060 0.45%

Bảng 2.2 Tỷ giá USD/VND chính thức qua các năm Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối NHNN

Tỷ giá trong giai đoạn này rất ít biến động, dù tăng dần qua các năm nhưng với tỷ lệ rất nhỏ, tính bình quân thì mức tăng tỷ giá giữa USD và VND hàng năm chỉ vào khoảng 0.687%, vì thế không gây ra những tác động đáng kể đối với các DN có hoạt động XNK.

Tuy nhiên tỷ giá bắt đầu có những biến động mạnh mẽ và phức tạp kể từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á xảy ra. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, tác động từ cuộc khủng hoảng này. Đầu tiên nó gây ra sức ép làm giảm giá VND trên thị trường kể từ tháng 08/1997, đúng một tháng sau khi đồng Baht của Thái Lan bị thả nổi, đồng thời do tâm lý thị trường lo sợ các đồng tiền mạnh khác đặc biệt là đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng sẽ phá giá đã kích thích tâm lý, hành động tích trữ ngoại tệ tăng cao và chính điều này đã đẩy tỷ giá lên cao nhưng vẫn luôn luôn xảy ra tình trạng cầu vượt cung cả trên thị trường ngoại tệ chính thức lẫn chợ đen vào cuối năm 1997 và trong năm 1998. Chỉ xét trên thị trường chính thức thì tỷ giá USD/VND năm 1997 vào khoảng 11732, tức tăng đến 6% so với năm 1996 còn tỷ giá USD/VND vào năm 1998 vào khoảng 13312, tức tăng đến 13.5% so với năm 1997. Như vậy chỉ riêng 2 năm 1997 và 1998 mà tỷ giá biến động hết sức mạnh mẽ, từ đó càng thấy rõ nguy cơ đối mặt với RRTG nếu không phòng ngừa. Đồng thời cũng cần lưu ý thêm là tỷ giá qua các tháng trong hai năm 1997 và 1998 cũng có những sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên ít nhiều cũng đã có bàn tay can thiệp của Nhà nước, điều này là hợp lý trong

bối cảnh nhằm tránh những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng trong năm 1997 đến Việt Nam.

Từ năm 1999 đến năm 2006 tỷ giá USD/VND tăng dần qua các năm với những tỷ lệ khác nhau nhưng không biến động mạnh như năm 1997 và 1998, tính bình quân tỷ lệ tăng vào khoảng 2%/ năm.

Năm Ngân Hàng Ngoại Thƣơng Mua vào Bán ra 1999 13939 13945 2000 14166 14169 2001 14798 14800 2002 15267 15270 2003 15491 15495 2004 15691 15696 2005 15778 15786 2006 15991 15994

Bảng 2.3 Tỷ giá USD/VND qua các năm - Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam từ 1999 đến 2007

Mặc dù bình quân tỷ giá USD/VND biến động tăng 2% mỗi năm nhưng trên thực tế thì mức biến động mỗi năm là khác nhau, theo tính toán dựa trên tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại Thương thì mức tăng năm này so với năm trước lần lượt là: năm 2000 tăng 1.6%, năm 2001 tăng 4.45%, năm 2002 tăng 3.18%, năm 2003 tăng 1.47%, năm 2004 tăng 1.3%, năm 2005 tăng 0.57%, năm 2006 tăng 1.32%.

Từ 1999 trở đi thì tỷ giá được nhà nước ấn định theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối, được xây dựng trên cơ sở giá mua bán của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, là giá cả thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó NHNN đưa ra giá chính thức cho ngày hôm sau và biên độ dao động cho phép đối với từng loại giao dịch. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với USD là không quá 0.1% so với tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày vào thời

điểm đó. Biên độ dao động sau đó cũng được mở rộng dần để phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với tỷ giá giao ngay bằng tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng cộng hoặc trừ cho biên độ dao động tỷ giá. Sau đây là biên độ dao động tỷ giá được NHNN công bố từ năm 1999 đến năm 2006:

Thời gian Biên độ dao động tỷ giá USD/VND

25/02/1999 +/- 0.1% 01/07/2002 +/- 0.25% 31/12/2006 +/- 0.5%

Bảng 2.4 Biên độ dao động của tỷ giá USD/VND qua thời gian – Nguồn: NHNN VN

Thông qua biên độ dao động được quy định, tỷ giá USD/VND giai đoạn này mặc dù đã có tín hiệu từ phía thị trường tuy nhiên phần nào vẫn còn được sự bảo hộ khá nhiều từ phía nhà nước khi mà biên độ dao động nằm trong một khoảng tương đối nhỏ (từ +/- 0.1% đến +/-0.5%).

Tỷ giá USD/VND từ 1993 đến 2006 tăng dần qua các năm với mức biến động khác nhau và xu hướng tăng dần. Nếu như vào những năm 1993, 1994 tỷ giá biến động khoảng trên dưới 1% thì vào những năm sau đó mức biến động này đã là vài phần trăm. Tuy nhiên, vào cuối giai đoạn này tỷ giá đã đi vào ổn định khi mức biến động giảm xuống và còn khoảng 1%. Đó là một trong những thành công trong chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn này.

Trên đây là những diễn biến của tỷ giá USD/VND tại Việt Nam trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, nhưng nếu chỉ dừng tại đây thì sẽ là một thiếu sót khi tại Việt Nam ngoài thị trường ngoại tệ chính thức còn tồn tại thị trường ngoại tệ tự do chịu sự điều khiển của quy luật cung cầu. Thị trường ngoại tệ tự do đã cung cấp một lượng ngoại tệ khá lớn cho các DN để thanh toán trong hoạt động XNK khi mà lượng ngoại tệ trên thị trường chính thức không đáp ứng đủ nhu cầu và đôi khi là khó tiếp cận đối với các DN vừa và nhỏ.

Bảng sau thể hiện tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường tự do: Năm Tỷ giá USD/VND So với năm trƣớc Năm Tỷ giá USD/VND So với năm trƣớc 1993 10636 - 2000 14265 +2.2% 1994 10978 +3.2% 2001 14836 +4.0% 1995 11042 +0.6% 2002 15275 +3.0% 1996 11010 -0.3% 2003 15522 +1.6% 1997 11985 +8.9% 2004 15722 +1.3% 1998 13494 +12.6% 2005 15895 +1.1% 1999 13959 +3.4% 2006 16004 +0.7%

Bảng 2.5 Biến động tỷ giá USD/VND qua các năm - Nguồn :Tạp chí ngân hàng 2/2002 và báo cáo thường niên của NHNN từ 1999 đến 2007

Trong giai đoạn 1993-2006, sự biến động của tỷ giá USD/VND trên thị trường ngoại tệ tự do là khá lớn với mức tăng bình quân 3.2%/năm, riêng năm 1997 và 1998 là 8.85% và 12.6%, vì thế RRTG là điều khó tránh khỏi. Cuối giai đoạn này mức độ biến động tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm và ổn định hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Sau khi gia nhập WTO

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo nhiều quy định và cam kết với WTO trong đó có những quy định về XNK, ngoại hối và thanh toán quốc tế

(Xem Phụ lục D).Đến lượt nó, những cam kết này lại có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của các DN trong nước thông qua thuế và số lượng XNK, hay gián tiếp qua những biến động về tỷ giá trên thị trường từ những quy định có liên quan của chính phủ.

Năm 2007, tỷ giá USD/VND sụt giảm vào đầu năm và tăng dần lên vào cuối năm, đạt ở mức 16080 VND/USD cho cả năm, tăng lên 0.6% so với năm 2006. Vào cuối năm 2007, những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng toàn cầu đã xuất hiện và Việt Nam đã chịu những tác động không nhỏ, nhất là vào cuối 2008 và năm 2009. Giai đoạn này tỷ giá USD/VND cũng có những biến động hết sức mạnh mẽ.

Năm 2008, tỷ giá lên xuống thất thường với cường độ cao nhất từ trước tới nay. Có lúc ngân hàng thừa ngoại tệ, từ chối mua, có lúc đô la khan hiếm, cả ngân hàng, DN và người dân đều lo găm giữ ngoại tệ. Chính sự biến động cung cầu này cùng với sự lệch pha của dòng ngoại tệ ra và vào Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động lên đến cực điểm của tỷ giá trong năm này. Thị trường chỉ bình ổn khi Nhà nước chính thức can thiệp và lần đầu tiên công khai dự trữ ngoại hối quốc gia. Cụ thể là:

Quý 1/2008: tỷ giá niêm yết của các ngân hàng liên tục giảm, dưới mức sàn, hết

biên độ cho phép. Trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá USD/VND liên tục sụt giảm từ mức 16112 VND/USD xuống mức thấp nhất là 15560 VND/USD. Hoạt động carry trade (kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất) của giới đầu tư và đầu cơ nước ngoài đã đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ lớn nhằm hưởng chênh lệch lãi suất (do lãi suất tiền đồng cao hơn đô la Mỹ), đồng thời hưởng chênh lệch tỷ giá khi đồng nội tệ lên giá. Cùng thời điểm này, các NHTM lại đẩy mạnh bán USD và NHNN tiến hành kiềm chế lạm phát không mua lượng USD thặng dư ngoài thị trường nhằm hạn chế việc bơm thêm tiền cho nền kinh tế. Chính những nguyên nhân này đã gây ra tác động tổng hợp trên thị trường làm tỷ giá USD/VND giảm trong cả quý 1/2008. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do cũng chịu chung một cảnh như trên thị trường chính thức khi biến động trong khoảng 15700 – 16000 VND/USD.

Quí 2/2008: dưới áp lực thâm hụt cán cân thương mại, nhu cầu mua ngoại tệ trả

nợ của DN từ NK hàng hóa cao, nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu chính phủ rút vốn cùng với tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân và giới đầu cơ tiền tệ đã đẩy tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm tỷ giá trên thị trường tự do lên đến 19400 VND/USD vào ngày 18/06/2008, cách hơn mức trần đến 2600 VND. Lúc đó chính nhu cầu chuyển tiền ra của nước ngoài do

nhìn nhận khả năng đồng tiền Việt Nam mất giá, và bất ổn kinh tế vĩ mô, đã làm lệch nghiêm trọng cán cân cung cầu ngoại tệ. Trước tình hình đó thì vào 27/06/2008 NHNN tăng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ +/-1% lên +/-2%.  Quí 3 và 4/2008: cùng với sự điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá trên, NHNN lần

đầu tiên trong lịch sử, đã công bố công khai dự trữ ngoại hối quốc gia đạt 20.7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang khan hiếm. Đồng thời NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ. Chính nhờ những sự can thiệp kịp thời này mà cơn sốt USD đã phần nào được hạn chế, tỷ giá trên thị trường tự do giảm mạnh từ mức 19400 VND/USD xuống còn 16400 VND/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16600 VND/USD trong cả quý 3 và cả tháng 10 và 11/2008. Sau đó, tỷ giá đột ngột tăng trở lại từ mức 16600 VND/USD lên mức cao nhất 16989 VND/USD vào 25/12/2008, sau đó giảm nhẹ. Sau khi NHNN tăng biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ +/-2% lên +/-3% vào 7/11/2008, tỷ giá USD/VND tăng đến mức 17440 VND/USD, nguyên nhân là do nhu cầu ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài tăng cao cùng với nhu cầu mua USD để nhập lậu vàng khi NHNN không cho phép nhập vàng.

Năm 2009, tỷ giá USD/VND cũng biến động hết sức phức tạp. Với chính sách tỷ giá cố định có quản lý neo theo đồng USD, đây là năm ghi nhận sự biến động mạnh của tỷ giá USD/VND cùng với những biến động USD so với các đồng tiền chủ chốt khác. Sự thiếu hụt trong nguồn cung USD từ các nguồn cung truyền thống như XK, FDI, kiều hối, du lịch ... trong khi nhu cầu NK lại tăng lên được coi là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tỷ giá USD/VND tại Việt Nam. Cùng lúc đó với chính sách cho vay VND được sự hỗ trợ của chính phủ khiến cho lãi suất vay VND gần bằng lãi suất vay USD (khoảng 4-6%) đã tạo điều kiện cho các DN NK vay VND để mua USD phục vụ cho hoạt động thanh toán để tránh RRTG. Hiện tượng này cũng đã gây sức ép lên tỷ giá và căng thẳng thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng có mức tăng cao nhất đã vượt mức17861 VND/USD lên tới 18492 VND/USD, tăng 10% so với cuối năm 2008.

Cũng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khuynh hướng suy giảm kim ngạch XNK đã trở nên rõ nét trong năm 2009. Trước tình hình này, vào tháng 3, Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND với USD tăng từ mức +/-3% lên mức +/-5% nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các DN có hoạt động XNK, chính điều này đã góp phần làm tỷ giá USD/VND đã tăng lên vào nửa đầu năm 2009. Việc tỷ giá gia tăng tuy hỗ trợ XK nhưng lại bất lợi cho NK, và nếu tỷ giá tiếp tục gia tăng cùng với xu hướng gia tăng trong lạm phát tại thời điểm này sẽ làm mất niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài VND. Việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán vào quý 2/2009 đã cho thấy điều đó. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã đạt mức 20000 VND/USD vào ngày 11/11/2009.

Vào 25/11/2009 NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá USD/VND từ +/-5% xuống còn +/- 3%, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên

ngân hàng tăng thêm 5.44% lên mức trần 18500 VND/USD. Bên cạnh đó, việc yêu cầu

các tổng công ty, tập đoàn lớn bán ngoại tệ cho các NHTM của NHNN đã thu được những tín hiệu tích cực và nguồn ngoại tệ đã trở nên dễ dàng tiếp cận hơn với các DN. Tính đến 31/12/2009, với sự sẵn sàng của các DN, số dư tiền gửi của 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã lên tới 1.9 tỷ USD và số ngoại tệ mua được của các NHTM đạt ¼ số tiền gửi đó (450 triệu USD). Thực tế có thể nhận thấy, sau giai đoạn tăng nóng của tỷ giá từ cuối tháng 10, căng thẳng tỷ giá cuối năm đã dịu bớt, mức tỷ giá giao dịch USD/VND ở mức 19100 - 19300vào cuối năm 2009.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VN (Trang 27 - 34)