Tỷ giá EUR/VND

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VN (Trang 61)

Lưu ý rằng, việc dự báo tỷ giá EUR/VND sẽ được xem xét trong mối tương quan tỷ giá chéo của hai cặp tỷ giá EUR/USD và USD/VND. Hiện tại, liên minh tiền tệ Châu Âu phải đang đối mặt với nhiều thực trạng đáng lo ngại: cuộc khủng hoảng nợ công của Hi Lạp và tình trạng thâm hụt ngân sách của các quốc gia trong liên minh tiền tệ. Những điều này đang tiếp tục đè nặng áp lực lên đồng EURO. Đồng thời vấn đề mấu chốt quan tác động lên tỷ giá EUR/USD chính là các chính sách tiền tệ, tài khóa, chính trị của khu vực Châu Âu là có phần kém chặt chẽ. Những điều này cho thấy thâm hụt

ngân sách Châu Âu vẫn sẽ là vấn đề nhức nhối trong thời gian tới và do đó đồng EURO khó có thể phục hồi sức mạnh của mình trong bối cảnh như hiện nay.

Kết hợp điều này với phần dự báo tỷ giá USD/VND nêu trên, trong ngắn hạn tỷ giá EUR/VND sẽ giảm và trong dài hạn sẽ có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều hoặc không đổi so với hiện nay, trên lý thuyết còn phụ thuộc vào nhiều tỷ lệ tăng giảm khác nhau giữa các cặp tỷ giá EUR/USD và USD/VND.

3.2 Nhận diện rủi ro tỷ giá trong tƣơng lai

Những phân tích về biến động của tỷ giá trong thời gian tới đã cho thấy sự phức tạp trong việc dự đoán đường đi của tỷ giá trong tương lai. Chính vì vậy, RRTG sẽ có xu hướng ngày càng gia tăng đối với DN có lợi ích gắn liền với các loại ngoại tệ, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, rủi ro về tỷ giá cũng gia tăng khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong tương lai, cùng với USD, EUR, GBP,…nhiều ngoại tệ khác hứa hẹn xuất hiện và đa dạng hoá thị trường ngoại hối Việt Nam. Bên cạnh những lợi thế như mở rộng môi trường kinh doanh, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển thì các DN sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động thanh toán khi có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ này. Đáng chú ý là trong những rủi ro trên DN hầu hết đều không lường trước được mức độ của nó.

Bên cạnh đó, nhiều dự báo đưa ra rằng sự bảo hộ của NHNN trong tương lai sẽ dần nới lỏng. Khi mà biên độ tỷ giá USD/VND càng nới rộng, rủi ro sẽ càng lớn. Đó là chưa kể, tỷ giá một đồng tiền này so với đồng tiền của một quốc gia khác chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, như các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, tương quan kinh tế giữa quốc gia này và quốc gia khác và các chỉ số kinh tế.

Việc tích cực thực hiện chính sách tỷ giá ngày càng linh hoạt là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối của Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn và cho phép các ngân hàng cũng như các DN Việt Nam được tự do lựa chọn nhiều đồng tiền khác nhau nhằm góp phần quản lý RRTG. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá càng linh hoạt,

khả năng biến động của tỷ giá càng linh hoạt và khó lường. Đặc biệt cùng với các xu hướng tự do hóa thương mại, tự do hóa tiền tệ trên thế giới thì phản ứng dây chuyền về biến động tỷ giá giữa các quốc gia càng dễ xảy ra và ở cấp độ không lường trước.

3.3 Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá của các phƣơng pháp

truyền thống

Với những tác động không hề nhỏ và có nguy cơ gia tăng, RRTG đang được ngày càng quan tâm thậm chí còn trở thành áp lực trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt đông XNK của DN. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản là phòng ngừa ngay khi nhận thấy DN mình có khả năng gặp phải RRTG, vì những phương thức phòng ngừa chính bản thân nó cũng mang lại chi phí mà trong một vài trường hợp là không hề nhỏ. Nhiệm vụ của ban giám đốc là phải phân tích mức độ ảnh hưởng của RRTG và đề ra cách thức tự bảo hiểm RRTG một cách phù hợp. Vấn đề đặt ra với ban giám đốc DN và giám đốc tài chính là: (1) Có quyết định ngừa RRTG hay không? (2) Nếu có, ngừa bằng cách nào?

Đối với quyết định thứ nhất, có ngừa RRTG hay không, không phải là quyết định dễ dàng trả lời. Thái độ đối với rủi ro là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định này. Nói chung, với những người ngại rủi ro khi đứng trước những hợp đồng như vậy họ sẽ ra quyết định phòng ngừa rủi ro dù biết rằng quyết định như thế có thể bị thiệt hại nếu rủi ro không xảy ra. Trong tình huống như vậy, họ xem sự thiệt hại (nếu có) như là chi phi bảo hiểm cần chi ra để mua lấy một sự yên tâm bởi vì lợi nhuận mà họ kỳ vọng là lợi nhuận sinh ra từ hoạt động xuất khẩu chứ không phải lợi nhuận sinh ra từ sự biến động tỷ giá. Trái lại, một lý do khiến cho ban giám đốc hay người phụ trách về RRTG của DN sẽ quyết định không thực hiện quản lý RRTG có thể là việc cân nhắc giữa lợi ích và chi phí, hay sự lo ngại về những khoản lỗ trong những giao dịch phòng ngừa RRTG.

Đối với quyết định thứ hai, ngừa bằng cách nào, tùy theo điều kiện và khả năng thực hiện, trước hết DN có thể tự bảo hiểm RRTG cho chính mình bằng những phương pháp quản lý rủi ro tự nhiên đã được đề cập như:

 Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành

 Lập quỹ dự phòng RRTG

 Lựa chọn đồng tiền thanh toán

 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt

 Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro

 Sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng

 Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động

Một cách tổng quát, để có thể tiến hành hiệu quả các biện pháp trên cũng như các biện pháp tự thực hiện khác, bản thân DN cần:

Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, tức giữa các khoản phải thu và phải trả đối với mỗi loại ngoại tệ. Khi đó quy mô của ngoại tệ phải đối mặt với RRTG sẽ được giảm thiểu nên RRTG được loại bỏ đáng kể.

Đa dạng hoá ngoại tệ trong hoạt động tín dụng, hoạt động XNK của DN cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế khác. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các DN không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (đồng USD) như hiện nay. Trong điều kiện hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá các hoạt động hình thức kinh doanh quốc tế và với xu hướng đa cực tiền tệ, các DN XNK nên tích cực thực hiện thanh toán theo các ngoại tệ mạnh khác như đồng EUR, JPY, GBP, AUD,... Bởi lẽ việc các DN Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng USD như hiện nay chắc chắn đã ảnh hưởng bất lợi tới việc đẩy mạnh giao lưu hàng hoá với các nước khác. Hơn nữa khi tỷ giá của USD so với các ngoại tệ mạnh khác thay đổi bất lợi sẽ gây ra thiệt hại đối với hoạt động XNK của các DN Việt Nam. Chẳng hạn giá của USD giảm so với các EUR hoạt động XK của các DN Việt Nam sẽ chịu thiệt hại đáng kể so với trường hợp thanh toán bằng EUR.

Khi có thể nên tiến hành chiến lƣợc tự bảo hiểm tổng thể để giảm thiểu phí tự bảo hiểm và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh mà vẫn quản lý tốt rủi ro. Nếu DN tiến hành bảo hiểm đơn lẻ đối với từng nghiệp vụ, hoặc hợp đồng thì chi phí về thời

gian và tiền bạc để tự bảo hiểm thường lớn gấp nhiều lần so với chiến lược tự bảo hiểm tổng thể. Đối với DN, chiến lược tự bảo hiểm tổng thể được thể hiện dưới các giác độ sau:

 Kết hợp tự bảo hiểm rủi ro của hoạt động XK với rủi ro của hoạt động NK.  Kết hợp tự bảo hiểm rủi ro của hoạt động XNK với các hoạt động sản xuất kinh

doanh khác, nhất là các hoạt động có thu chi ngoại tệ.

 Kết hợp tự bảo hiểm giữa các bộ phận, các công ty con của DN

 Sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong DN: Các bộ phận marketing, sản xuất, kinh doanh XNK đều cần phải có kế hoạch và sự hợp tác với nhau để đảm bảo nâng cao, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh XNK một cách có hiệu quả trong dài hạn. Nghĩa là họ phải có những chiến lược, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh doanh gắn liền với quản lý rủi ro kinh tế một cách chủ động. Phân tích, đánh giá và quản lý RRTG phải gắn liền với quá trình quản trị marketing, sản xuất- kinh doanh- tài chính. Trong hoạt động quản lý RRTG cần phải thực hiện tốt các chức năng: dự đoán và thông tin về biến động của tỷ giá, đánh giá và xác định những nguy cơ rủi ro kinh tế, kết hợp với các giám đốc khác để phát triển kinh doanh và đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý RRTG. Công tác phối hợp cụ thể như sau:

Quản trị marketing với quản lý rủi ro kinh tế: nghĩa là từ việc lựa chọn thị trường,

chiến lược định giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược xúc tiến, chiến lược XK hoặc NK đều phải tính tới vấn đề quản lý rủi ro nói chung và RRTG nói riêng.

Quản trị sản xuất với quản lý rủi ro kinh tế: từ việc lựa chọn địa điểm sản xuất, các yếu tố đầu vào cần phải tính tới rủi ro kinh tế để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Ví dụ nếu đầu vào được đa dạng hoá, được NK từ nhiều nước thì hiệu ứng chia sẻ rủi ro sẽ có hiệu quả. Hoặc có thể thay đổi hàng hoá NK từ nước có đồng tiền mạnh sang nước có đồng tiền đang mất giá để giảm chi phí, và giảm rủi ro kinh tế. Hoặc DN có thể cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

quả thông qua việc điều chỉnh chính sách tài trợ hoặc thanh toán. Chẳng hạn như khi DN có một khoản thu/chi ngoại tệ ròng trong tương lai thì DN phải đối mặt với RRTG. DN có thể thông qua hoạt động tài trợ (vay vốn/cho vay) bằng đồng ngoại tệ đó với thời hạn tương ứng để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro

Việc xây dựng chương trình quản trị rủi ro cho DN cũng đóng vai trò thiết yếu để quản lý RRTG hiệu quả. Quy trình này sẽ giúp các nhà quản lý rủi ro cho DN xác định là có cần áp dụng một chương trình quản lý RRTG hay không, và nếu có thì phải quan tâm những vấn đề gì trong quy trình thực hiện. Các bước của quy trình quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTG nói riêng bao gồm:

Bước 1: Nhận diện rủi ro

Một nhân tố quan trọng khi xem xét có cần quản trị rủi ro hay không là do tính trọng yếu của khoản lỗ tiềm năng có thể xảy ra, hay nói cách khác là xem xét mức độ ảnh hưởng và khả năng chịu đựng về tài chính của DN nếu không phòng ngừa rủi ro. Đối với RRTG, DN cần phân tích biến động tỷ giá trong thời gian tới sẽ như thế nào? Từ đó dự báo xác suất tỷ giá sẽ lên bao nhiêu phần trăm, bao nhiêu phần trăm khả năng tỷ giá sẽ giảm và ước đoán những tổn thất có thể có.

Bước 2: Phân biệt quản trị rủi ro và đầu cơ

Một lí do khiến các nhà quản trị lưỡng lự khi tiến hành quản trị rủi ro là bởi vì họ liên hệ việc sử dụng các nghiệp vụ quản trị rủi ro với việc đầu cơ. Họ cho rằng quản trị rủi ro bằng các CCPS sẽ tạo ra các rủi ro mới. Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Một hoạt động rủi ro được thiết lập tốt luôn làm giảm đi các rủi ro.

Bước 3: Đánh giá chi phí của việc quản trị rủi ro trên phương diện so sánh với chi phí phát sinh khi không quản trị rủi ro

Chi phí cho quản trị rủi ro đôi kho là nguyên nhân khiến các nhà quản trị đau đầu. Nhiều chi phí thật sự rất tốn kém. Nhưng để đánh giá chính xác chi phí quản lý rủi ro, nhà quản lý cần xem xét chúng trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không quản trị rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiềm ẩn này là tổn thất tiềm

năng mà DN phải gánh chịu nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng xấu. Ngoài ra, DN nên cân bằng được chi phí và lợi ích khi quản trị rủi ro. Nếu có những nghiệp vụ tốn quá nhiều chi phí trong khi lợi ích đạt được không đáng kể thì DN không nên thực hiện.

Bước 4: Sử dụng phương thức đánh giá đúng đắn để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro

Người quản trị rủi ro hay lo ngại phải báo cáo các khoản lỗ về giao dịch phái sinh. Những lo ngại này phản ánh sự nhầm lẫn phổ biến về chuẩn mực thích hợp để đánh giá hiệu quả của các nghiệp vụ quản trị rủi ro. Chìa khóa để đánh giá chính xác nằm ở chỗ xác định các mục tiêu hợp lí ngay ban đầu.

Bước 5: chương trình quản trị rủi ro không nên dựa trên quan điểm cá nhân

Không nên tiến hành các nghiệp vụ quản trị rủi ro bằng cách dựa trên các quan điểm cá nhân về biến động tỷ giá hối đoái hay một số nhân tố thị trường khác. Tuy nhiên, chỉ có thể có được các quyết định quản trị rủi ro hiệu quả nhất khi người quản trị cho rằng những diễn biến của thị trường là không thể dự đoán được. Nên nhớ nghiệp vụ quản trị rủi ro là tìm cách giảm thiểu rủi ro, chứ không phải là chơi một canh bạc trước những dự đoán chủ quan về thị trường.

Bước 6: Nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro

Sự thiếu hiểu biết về các CCPS cũng ngăn cản việc tiến hành các nghiệp vụ quản trị rủi ro. Người quản trị cần tự trang bị cho mình kiến thức cần thiết và áp dụng hiệu quả.

Bước 7: Thiết lập hệ thống kiểm soát

Chương trình quản trị rủi ro cần có hệ thống các chính sách nội bộ, các quy trình và các công cụ kiểm soát để đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả.

3.4 Mở rộng việc sử dụng công cụ phái sinh vào quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh nghiệp Việt Nam tại các doanh nghiệp Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các DN Việt Nam trước những rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn dao động mạnh. Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của DN là phải dùng hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giải pháp phát triển giao dịch phái sinh để phòng ngừa RRTG ở thị trường Việt Nam bao gồm:

3.4.1 Ngân hàng phải là người tạo nền móng thị trường

Để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, ngay từ bây giờ ngân hàng, với tư cách là những nhà môi giới chính, phải đi đầu đặt nền móng cho thị trường. Ngân hàng đóng vai trò trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

Các NHTM cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các DN nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm RRTG trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các CCPS tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Các nhóm giải pháp chính bao gồm:

Xây dựng hành lang pháp lý: đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc yêu cầu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp VN (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)