Quá trình khảo sát đã cho thấy vai trò của USD trong hoạt động ngoại thương của các DN Việt Nam là rất quan trọng khi mà tất cả các DN được khảo sát (57 DN) đều sử dụng USD trong hoạt động XNK, các loại ngoại tệ khác như EUR và JPY cũng được sử dụng nhưng không nhiều (13 DN có sử dụng EUR và 2 DN có sử dụng JPY).
Một kết quả quan trọng khác như vấn đề RRTG đã được các DN quan tâm hơn khi có 33 trên 57 DN nói rằng rất quan tâm đến RRTG chiếm tỷ lệ khoảng 58% số DN hoàn thành bảng khảo sát, 33% DN có nghe về RRTG nhưng chưa quan tâm (19 DN) và 9% DN chưa nghe về RRTG (5 DN). Dù tỷ lệ số DN quan tâm đến RRTG hơn 50% nhưng kết quả này thật sự chưa cao và nếu quy ra số tuyệt đối thậm chí còn khá thấp vì tất các DN được khảo sát ở đây đều tham gia vào hoạt động XNK thì chắc chắn dù có được phòng ngừa ở mức tối đa cũng không thể tránh khỏi RRTG nên vấn đề RRTG nên được tất cả các DN tham gia XNK quan tâm thay vì chỉ là hơn một nửa.
Biểu đồ sau sẽ cho thấy một cách khái quát mức độ nhận thức của các DN về RRTG:
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện nhận thức của DN đối với RRTG – Nguồn: Số liệu khảo sát
Cũng từ kết quả khảo sát, 91.2% DN cho biết mình gặp phải RRTG và 8.8 % DN cho là mình không gặp phải RRTG. Điều này cho thấy thứ nhất, tỷ lệ DN tham gia vào hoạt động XNK gặp phải RRTG là rất cao trên 90% nhưng chỉ có trên 50% quan tâm đến RRTG và câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại như vậy? Thứ hai, tại sao còn một bộ phận tuy nhỏ (chỉ gần 9%) dù tham gia vào hoạt động XNK lại cho là mình không gặp phải RRTG và nếu như họ không gặp phải RRTG thì họ đã sử dụng những biện pháp
nào trong quá trình phòng ngừa rủi ro của mình. Các câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần sau của đề tài.
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện nhận thức của DN đối với RRTG – Nguồn: Số liệu khảo sát
Trong số 52 DN cho mình gặp phải RRTG trong quá trình hoạt động có 22 DN cho rằng thiếu công cụ để phòng ngừa RRTG (chiếm 42%), 15 DN cho rằng nguyên nhân họ gặp RRTG là do cách thức quản lý RRTG không hiệu quả (chiếm 29%), 11 DN cho là nguyên nhân mình gặp RRTG là do không phòng ngừa (chiếm 21%), và 4 DN trả lời họ gặp RRTG do gặp các nguyên nhân khác (chiếm 8%), tuy nhiên 4 DN này không nói rõ đó là nguyên nhân gì. Và trong số 52 DN này chỉ có 38 DN sử dụng các biện pháp để phòng ngừa RRTG (chiếm 73%) và còn lại 27% các DN không sử dụng biện pháp phòng ngừa.
Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân khiến DN gặp phải RRTG – Nguồn: Số liệu khảo sát
Có rất nhiều biện pháp có thể được sử dụng để phong ngừa RRTG và mẫu khảo sát cũng đã tìm hiểu các biện pháp mà 38 DN nói trên sử dụng để quản lý RRTG tại DN mình. Các biện pháp truyền thống được các DN sử dụng phổ biến là lập quỹ dự phòng (chiếm tỷ lệ 22.3% trong tổng số các biện pháp được sử dụng), chọn đồng tiền thanh toán (chiếm 23.68%), áp dụng điều khoản giá linh hoạt (chiếm 15.8%), mua bảo hiểm (chiếm 4%), giảm XNK (chiếm 1.3%). Còn về việc sử dụng các CCPS để quản lý RRTG chỉ có 27.63% các DN sử dụng và các biện pháp khác là 5.29%. Từ đó cho thấy các công cụ truyền thống vẫn còn được sử dụng khá nhiều, tuy nhiên các công cụ tài chính như sản phẩm phái sinh cũng đã bắt đầu được các DN quan tâm hơn sau một thời gian có mặt trên thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro ở Việt Nam.
Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện những phương pháp DN sử dụng để quản lý RRTG – Nguồn: Số liệu khảo sát
Để tìm hiểu thêm về việc sử dụng CCPS, một số câu hỏi liên quan cũng được nêu trong bảng câu hỏi khảo sát. Kết quả là trong số những DN có sử dụng CCPS, có 1 DN cho rằng mình rất thành công, 11 DN khá thành công, 8 DN bị lỗ ít và 1 DN không thống kê kết quả. Đồng thời việc tìm hiểu thông tin về các CCPS hiện có mặt trên thị trường của các DN cũng được khảo sát và nhận được 39 phản hồi từ DN đã có tìm hiểu về những sản phẩm này, cụ thể công cụ kì hạn chiếm 61.5%, giao sau chiếm 30.8%, quyền chọn chiếm 5.1% và hoán đổi chiếm 2.6 %. Như vậy, kì hạn được sự quan tâm khá nhiều của các DN khi muốn tham gia vào sử dụng các CCPS trong khi đó quyền chọn và hoán đổi ít được quan tâm hơn.
Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của các DN đối với các CCPS – Nguồn: Số liệu khảo sát
Các nguyên nhân được các DN cho là rào cản trong việc sử dụng các CCPS để quản lý RRTG hoặc có sử dụng nhưng không hiệu quả là do DN chưa tìm hiểu (chiếm 28.3%), chi phí của các CCPS cao (chiếm 21.62%), cơ sở pháp lý còn hạn chế (chiếm 14.9%), thị trường CCPS chưa hoàn thiện (chiếm 9.5%), quy mô DN nhỏ (chiếm 8%), thuế và việc hạch toán gây bất lợi cho DN (chiếm 6.75%), biến dộng tỷ giá không đáng để quan tâm (chiếm 6.75%), và vấn đề trách nhiệm trong việc sử dụng CCPS không thành công (chiếm 4.05%). Trong số các nguyên nhân này, tỷ lệ các DN thiếu thông tin về những sản phẩm phái sinh là cao nhất, tiếp đó là chi phí của CCPS còn cao và do cơ sở pháp lý cho việc sử dụng các công cụ này còn nhiều hạn chế. Đồng thời cũng có một bộ phận các DN cho là những biến động của tỷ giá là nhỏ và không đáng quan tâm.
Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện những nguyên nhân gây khó khăn trong việc sử dụng CCPS - Nguồn: Số liệu khảo sát
Từ những nguyên nhân trên, chính phủ và bản thân DN cần có những biện pháp gì nhằm giúp cho việc phòng ngừa RRTG để hoạt động XNK đạt hiệu quả. Vấn đề này cũng được đưa ra để lấy ý kiến từ các DN. Về phía chính phủ các DN cho rằng nên có một cơ sở pháp lý hoàn thiện (chiếm 32.9% trong tổng số các giải pháp mà DN cho là chính phủ nên thực hiện), hoàn thiện thị trường CCPS (chiếm 21.6%), quản lý chi phí của các sản phẩm phái sinh trên thị trường (chiếm 18.55%), nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngân hàng (chiếm 16.65%), và điều chỉnh các quy định hạch toán nhằm tránh gây bất lợi cho DN (chiếm 10.3%).
Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện những giải pháp từ phía NN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CCPS - Nguồn: Số liệu khảo sát
Còn về phía DN, chất lượng và hiệu quả nguồn nhân lực được quan tâm hàng đầu (chiếm 42%), xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý rủi ro (chiếm 32%), sử dụng CCPS thích hợp (chiếm 16%), và xây dựng hệ thống thông tin kinh doanh hiệu quả (chiếm 10% ).
Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện những giải pháp từ phía DN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CCPS – Nguồn: Số liệu khảo sát
Thông qua số liệu thống kê từ khảo sát, có thể kết luận rằng nhận thức của các DN Việt Nam về vấn đề RRTG tuy có nhưng chưa cao, còn một bộ phận lớn các DN thờ ơ với việc phòng ngừa loại rủi ro này. Ngoài ra, các DN không mặn mà với việc sử dụng CCPS mà chỉ tập trung vào những phương pháp truyền thống để phòng tránh RRTG. Một kết quả đáng chú ý khác là đa số các DN với quy mô vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức đơn giản, không có giám đốc tài chính, hay không có một bộ phận chuyên thu thập và xử lý những thông tin tài chính có liên quan đến biến động của tỷ giá, từ đó đề ra phương hướng giải quyết. Hơn nữa, đa số các DN vẫn chưa có một chương trình quản trị rủi ro mang tính chiến lược, dài hạn và xác lập mục tiêu rõ ràng.
Trên đây là tất cả những kết quả thu được từ cuộc khảo sát, đây sẽ là cơ sở quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế RRTG trong hoạt động XNK của các DN Việt Nam.
2.4.3 Những hạn chế trong việc quản lý rủi ro tỷ giá tại các doanh
nghiệp Việt Nam
Ngoài những kết quả còn khiêm tốn trên, công tác quản lý RRTG tại các DN cũng còn nhiều hạn chế và bất cập, bao gồm:
Thứ nhất, DN chưa mặn mà với các CCPS hạn chế RRTG, chỉ tập trung vào các phương pháp truyền thống để phòng ngừa RRTG
NHNN đã cho phép hệ thống NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa và hạn chế RRTG từ khá lâu, song đến nay, nhiều DN vẫn chưa mặn mà với công cụ này: chỉ có 27.63% các DN được khảo sát là có sử dụng các CCPS. Đa số các DN còn dựa chủ yếu vào các công cụ truyền thống để phòng ngừa rủi ro, hiệu quả thấp. Chẳng hạn như lập quỹ dự phòng, nó chỉ có tác dụng chuẩn bị điều kiện tài chính để có thể vượt qua được nếu gặp rủi ro, chức cơ bản không có tác dụng loại trừ hoặc hạn chế rủi ro.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng đã có đầy đủ các sản phẩm giúp DN quản lý rủi ro nhưng số khách hàng vẫn rất ít. Những ngân hàng lớn của nước ngoài như Citybank, HSBC thậm chí phải đến tận DN tổ chức hội thảo giới thiệu về quản lý rủi ro và các sản phẩm của ngân hàng, trong số đó có những DN quốc doanh lớn như xi măng, hàng không, điện lực, dầu khí... thường xuyên có các dự án lớn tính bằng vài trăm triệu USD và chỉ với những biến động nhỏ của thị trường tài chính tiền tệ phải chịu những tổn thất không nhỏ về vốn. Tuy vậy số DN thực hiện ứng dụng vẫn rất khiêm tốn.
Trong hai năm trở lại đây, tỷ giá USD/VND luôn có chiều hướng tăng lên, và việc tăng giá này có lợi cho các DN XK vì giá trị nguồn ngoaị tệ thu được tăng lên, nhưng lại gây khó khăn cho không ít DN NK hàng hóa và nguyên liệu. Tuy lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng, DN vẫn không dùng đến công cụ bảo hiểm tỷ giá. Đa số DN gần như chưa có hiểu biết về những công cụ này. Nhiều DN không lường trước được rủi ro nên không ý thức về việc mua các khoản bảo hiểm rủi ro. Bên cạnh đó, các DN cũng không biết ngân hàng định phí các công cụ này trên cơ sở nào, sẽ hạch toán vào đâu nên rất ngại sử dụng.
Một lý do khách quan khiến nhiều DN không mặn mà với việc mua bảo hiểm RRTG là khi tỷ giá xuống, DN sẽ được lợi từ hợp đồng NK hay vay nợ ngoại tệ đã ký trước đó; trong khi nếu chọn hợp đồng bảo hiểm tỷ giá, thì khách hàng cũng sẽ phải trả bằng tỷ giá đã thỏa thuận từ trước, không có lợi.
Thứ hai, quy mô của các giao dịch phái sinh trên thị trường Việt Nam rất khiêm tốn
Ngày nay các hợp đồng phái sinh được giao dịch tại nhiều thị trường của thế giới và trên quy mô khổng lồ. Các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm RRTG như forward, swap, future, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Công cụ tài chính phái sinh được trao đổi thông qua thị trường chính thức và OTC. Ở châu Á, Nhật Bản, Singapore và Hongkong là các quốc gia có thị trường phái sinh phát triển rất mạnh.
Trên thế giới, CCPS được dùng trong hầu hết giá cả các loại tài sản và hàng hóa, thậm chí cả giá trị kinh tế của các yếu tố không mang tính thị trường. Đối tượng tham gia thị trường phái sinh rất đa dạng, nhiều nhất là các công ty, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính (đóng vai trò môi giới). Ở Việt Nam, đối tượng tham gia thị trường còn rất hạn chế. Các hợp đồng phái sinh chỉ chiếm 5% tổng giao dịch ngoại tệ, 95% còn lại là giao dịch giao ngay (số liệu thống kê năm 2004).
Về các CCPS, theo kết quả khảo sát, chỉ có 39/57 DN đã có tìm hiểu về những sản phẩm này, cụ thể công cụ kì hạn chiếm 61.5%, giao sau chiếm 30.8%, quyền chọn chiếm 5.1% và hoán đổi chiếm 2.6 %.
Ở thị trường Việt Nam, ngoại tệ để mua/bán chủ yếu là USD và VND. Nhiều ngân hàng xác định giao dịch ngoại hối phái sinh không nhằm lợi nhuận mà chỉ đáp ứng nhu cầu về ngoại hối của khách hàng để thanh toán, trả nợ vay, góp vốn, chi tiêu… của khách hàng, qua đó ngân hàng thu lãi và phí từ các dịch vụ khác. Còn hình thức hợp đồng giao sau, quyền chọn, bao thanh toán… mặc dù đã được một vài ngân hàng chào mời đến các DN, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh XNK, đặc biệt là các DN sản xuất cà phê, chè, lương thực…nhưng sau thời gian ngắn thực hiện, trong số ít DN sử dụng hình thức này cũng giảm.
Ngoài ra, các ngân hàng không phải lúc nào cũng đủ điều kiện và khả năng cung cấp các giao dịch phái sinh cho DN. Ví dụ như CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) do đặc thù NK một lượng lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, DN thường sử
dụng dịch vụ mua forward trước cả tháng, cách làm này giúp Công ty xác định khá chính xác giá cả cũng như chi phí tài chính. Năm 2008, có thời điểm USD khan hiếm, DN có muốn thực hiện dịch vụ này, ngân hàng cũng không cung cấp, cũng có thời điểm chi phí để mua forward ngoại tệ cho một đơn hàng tới 700 – 800 triệu đồng khiến lãnh đạo DN không phê duyệt, hệ quả là tháng 5 đồng USD tăng vọt, chi phí tài chính tốn thêm cả chục tỷ đồng.
Thứ ba, việc quản lý RRTG còn đơn lẻ, không chuyên nghiệp, đa số DN chưa xây dựng được chương trình quản trị rủi ro hiệu quả
Các DN nếu có quan tâm tới quản lý RRTG thì chủ yếu sử dụng các biện pháp quản lý riêng lẻ, chứ không đặt trong một tổng thể. Ít DN có kết hợp quản lý rủi ro XK với quản lý rủi ro NK. Việc các DN này kết hợp giữa nhiều công cụ quản lý rủi ro và các công cụ quản lý khác là rất hiếm. Thực tế này dẫn tới sự lệch lạc trong nội dung quản lý tại các DN, quan điểm về quản lý rủi ro được nhìn nhận vừa ít lại vừa không đồng bộ.
Ngoài ra, việc áp dụng các công cụ quản lý như các điều khoản về giá và tiền tệ trong hợp đồng để hạn chế RRTG hầu như cũng ít được thực hiện do DN chưa quan tâm, nhiều trường hợp là do chúng ta chưa có tương quan lực lượng mạnh trên bàn đàm phán. Việc phân tích năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của đối tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cũng ít được chú trọng.
Việc thực hiện quy trình quản lý rủi ro giá cả tài chính hầu như chưa được tiến hành một cách chính thống và chuyên nghiệp trong các DN. Đa phần DN vẫn làm theo lối kinh doanh truyền thống với tầm nhìn ngắn hạn: khi cần ngoại tệ thì mua ngoại tệ hay cầm ngoại tệ trong tay khi nào có nhu cầu mới bán, khi cần vốn thì vay vốn, cần hàng thì mua hàng, cần xuất thì xuất.
Bên cạnh đó, đa số các DN vẫn chưa thiết lập được cho mình một chương trình quản trị rủi ro chuyên nghiệp và khoa học, từ đó dẫn đến việc lúng túng và không có khả năng ứng phó với rủi ro một cách lâu dài và hiệu quả, có chăng chỉ là những biện pháp tạm thời, mang tính đối phó.
Tóm lại, những hạn chế còn tồn tại trên đây là những rào cản đáng kể cho sự phát triển các CCPS ở Việt Nam, và từ đó dẫn đến khó khăn trong việc quản lý RRTG cho DN. Cần phải có những nỗ lực từ nhiều phía để các DN có hoạt động XNK có thể thích ứng tốt hơn với tình hình biến động kinh tế trong và ngoài nước.
2.4.4 Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong quản lý rủi ro tỷ giá