Những tồn tại xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế của Công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh (Trang 68 - 71)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.4. Những tồn tại xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế của Công ty

năm 2003 và 2005 hoạt động của công ty chưa được hiệu quả cho lắm. Kết luận trên cần được nghiên cứu và phân tích một cách cụ thể các nguyên nhân chủ quan và khách quan, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD, từ đó đề ra một số biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.

4.1.4. Những tồn tại xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế của Công ty ty

- Về thị trường tiêu thụ: Thị trường là nơi diễn ra quan hệ mua bán, là nơi giải quyết các mối quan hệ giữa cung và cầu sản phẩm hàng hoá, là biểu hiện của quá trình điều hoà giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa những tiềm năng về vật tư, tiền vốn, lao động với việc sử dụng chúng... thông qua giá cả và quan hệ cung cầu. Thị trường có những quy tắc khắc nghiệt, đặc biệt thị trường tiêu thụ nông sản. Để chiếm lĩnh được thị trường đòi hỏi rất nhiều mặt: chất lượng, giá cả sản phẩm, uy tín và sự hiểu biết thương trường. Chỉ có chiếm lĩnh được thị trường, công ty mới giải quyết được “đầu ra” của quá trình sản xuất. Thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực, có ảnh hưởng quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bảng 12: Sản lượng tiêu thụ theo thị trường qua 3 năm (2003 – 2005) Thị trường 2003 2004 2005 So sánh (%) Số lượng (kg) Cơ cấu (%) Số lượng (kg) Cơ cấu (%) Số lượng (kg) Cơ cấu (%) 04/03 05/04 bq

1. Thị trường xuất khẩu 195.869,7 7 75,94 326.019,5 0 79,12 219.075,24 77,08 166,45 67,20 105,76 - Nhật Bản 96.889,77 49,47 189.352 58,08 119.011 54,32 195,43 62,85 110,83 - Trung Quốc 98.980 50,53 136.667,5 41,92 100.064,24 45,68 138,07 73,22 100,54

2. Thị trường nội địa 62.057,23 24,06 86.037,50 20,88 65.142,76 22,92 138,64 75,71 102,45

Tổng cộng 257.927 100,00 412.057 100,00 284.218 100,00 159,75 68,97 104,97

Bảng 12 cho thấy: Sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Năm 2003, sản lượng xuất khẩu đạt 195.869,77 kg (chiếm 75,94%) còn thị trường nội địa đạt 62.057,23 kg (chiếm 24,06%). Năm 2004 sản lượng xuất khẩu có sự tăng đột biến, đạt 326.019,50 kg (chiếm 79,12%); sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 86.037,50 kg (chiếm 20,88%). Đây là năm công ty sản xuất nhiều nhất, do có nguồn nguyên liệu dồi dào... Năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 219.075,24 kg (chiếm 77,08%), thị trường nội địa đạt 65.142,76 kg (chiếm 22,92%). Bình quân trong 3 năm, sản lượng xuất khẩu tăng mức 5,76%.

Nhận xét: Qua tìm hiểu thực tế tình hình xuất khẩu của công ty chúng tôi nhận thấy thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty trong thời gian 3 năm nay là Nhật Bản và Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty được khách hàng Nhật Bản và Trung Quốc chấp nhận, có vị thế ngày càng vững chắc. Song điều đó cũng đặt ra sự rủi ro tiềm tàng khi công ty bị lệ thuộc rất nhiều vào hai thị trường được xem là hai thị trường lớn và khó tính này. Vì vậy, để có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường thì yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải mở rộng thị trường (ở trong và ngoài nước) và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về chi phí: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí về nguyên, vật liệu trực tiếp của công ty rất lớn chiếm hơn 80% giá thành sản xuất của sản phẩm xuất bán. Do vậy, công ty cần có những biện pháp quản lý, bảo quản và tiết kiệm nguyên, vật liệu trong chế biến để định mức nguyên liệu/kg sản phẩm ở mức tốt nhất. Chi phí công cụ, dụng cụ cũng chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất chung, nên công ty cần có các biện pháp quản lý, sử dụng công cụ một cách tiết kiệm nhất.

- Về máy móc thiết bị: Hệ thống máy móc thiết bị của công ty nhìn chung không còn mới nữa và có nhiều máy móc đã lỗi thời cần nhượng bán để mua bổ sung thêm một số máy móc mới phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Về lao động: Qua bảng 1 cho thấy lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông, chiếm quá cao, chiếm trên 90% trong tổng số lao động của công ty. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Về vốn: Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu là quá lớn, quá chênh lệch. Năm 2003 là 3,03 lần; năm 2004 là 1,92 lần; năm 2005 là 2,002 lần. Điều này cho thấy công ty còn lệ thuộc vào nhiều đơn vị khác thể hiện qua nợ phải trả, khả năng tự chủ về vốn của công ty còn thấp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w