Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh (Trang 71 - 76)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Ngành thủy sản là một trong những ngành được Chính phủ xếp vào ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế quan trọng của Đảng và Nhà nước. Được sự quan tâm đầu tư về vốn, khoa học, kỹ thuật cho vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến đặc biệt là chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu đã có vai trò tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân nói riêng.

Thứ nhất: Công ty đã hình thành được vùng nguyên liệu rộng lớn,

thường xuyên, tương đối vững chắc nằm trên địa bàn các huyện trong tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng (công ty có trụ sở đặt tại đường 10 của huyện Yên Hưng nối Hải Phòng với Quảng Ninh). Ngành nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu đi theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung với quy mô lớn tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Do khoảng cách thu mua gần nên chi phí thu mua giảm, là cơ sở để giảm giá thành. Nhìn chung công tác tổ chức thu mua của công ty linh hoạt, tương đối chặt chẽ, giám sát được cả số lượng và chất lượng nguyên liệu, phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất.

Hiện nay các vùng nguyên liệu được sự quan tâm của Chính phủ đầu tư, ngư dân mạnh dạn đổi mới phương thức, mở rộng diện tích nuôi trồng và bước đầu đã mang lại hiệu quả, sản lượng tăng qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động.

Thư hai: Công ty làm quen với thị trường xuất khẩu được 4 năm nay

(mặc dù công ty mới đi vào hoạt động được 7 năm). Thị trường xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với bốn mặt hàng chính là tôm đông lanh, cá đông lạnh, ghẹ đông lạnh và thuỷ sản khác đông lạnh, chiếm từ 75 - 80% tổng sản lượng và doanh thu tiêu thụ. Trong đó thị trường Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hiện nay tương đối ổn định và vững chắc, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thị trường nội địa

chiếm khoảng 15 – 20% sản lượng và doanh thu, đảm bảo sản xuất liên tục, giải quyết việc làm, tăng hiệu quả SXKD.

Thứ ba: Công ty thực sự là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, bù đắp

được chi phí và có lãi, mặc dù các chỉ tiêu hiệu quả có xu hướng giảm. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân đoàn kết, đồng lòng. Công nhân có đội ngũ kỹ thuật có tay nghề khá. Công tác quản lý và sử dụng lao động đã được đổi mới và đi vào nề nếp. Trình độ và kinh nghiệm tổ chức quản lý của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp khá cao, năng động, sáng tạo, kỷ luật, biết giữ chữ “tín” trên thương trường, đã tạo cho doanh nghiệp thế và lực mạnh.

4.2.1.2.2. Những mặt còn tồn tại, khó khăn và thách thức

Thứ nhất: Khó khăn về chất lượng và giá cả nguyên liệu đầu vào. Nuôi

trồng thuỷ sản ở nước ta chưa đi vào sản xuất tập chung chuyên môn hoá cao, còn mang tính chất tận dụng. Người dân nuôi trồng thuỷ sản với quy mô nhỏ, do vậy chưa thật sự quan tâm đến con giống. Những tồn tại nói trên của nuôi trồng thuỷ sản đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá thành của thuỷ sản, là nguyên nhân dẫn đến giá thu mua nguyên liệu cao. Một số vùng đã bắt đầu tập trung đầu tư trong nuôi trồng thuỷ hải sản nhưng trình độ và năng suất chưa cao so với khu vực và thế giới.

Mặc dù là một đơn vị chế biến nằm gần vùng nguyên liệu nhưng những năm qua công ty vẫn gặp khó khăn lớn nhất là thiếu nguyên liệu do vùng nguyên liệu của công ty trong vài năm đạt sản lượng không cao. Mặt khác, công ty luôn phải cạnh tranh gay gắt về giá và số lượng nguyên liệu với các công ty và xí nghiệp chế biến thuỷ sản khác. Doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt với công ty nhất là: Công ty chế biến thuỷ sản II. Đây là một công ty đã tồn tại và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thương trường.Vì vậy, công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hải Tân chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến.

Thứ hai: Chất lượng của sản phẩm thuỷ hải sản chế biến phụ thuộc vào

nhiều yếu tố: chất lượng nguyên liệu đầu vào, tình trạng kỹ thuật của công nghệ chế biến, công tác quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Hiện nay, công tác kiểm tra giám sát chất lượng nguyên liệu, kiểm tra quá trình sản xuất còn có sơ hở dẫn đến tỷ lệ sản phẩm loại II gia tăng, ảnh hưởng đến giá bán và lợi nhuận.

Thứ ba: Công ty ở trong tình trạng thiếu vốn sản xuất, cả vốn cố định và

vốn lưu động. Tình trạng thiếu vốn làm cho đầu tư manh mún, chắp vá, không đồng bộ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm. Sản phẩm chế biến dưới dạng đông lạnh nên giá trị thấp. Mặt hàng chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường xuất khẩu và trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng thuỷ hải sản đông lạnh chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt ngay cả với các doanh nghiệp trong nước cũng như trên thế giới. Doanh nghiệp còn thiếu vốn lưu động để chủ động thu mua, dự trữ hợp lý. Số lãi phải trả cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khá lớn, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cũng giảm đi.

Thứ tư: Về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của công ty phần lớn không

còn mới và đã lạc hậu do phần nửa máy móc của công ty là của xí nghiệp chế biến thuỷ sản chuyển sang (tiền thân của công ty là xí nghiệp chế biến thuỷ sản), chỉ một phần máy móc là công ty mua mới nên hiệu quả làm việc của máy móc chưa cao.

Thứ năm: Nước Việt Nam ta nói chung và công ty nói riêng gia nhập

thị trường khu vực và thế giới khi sự cạnh tranh đã rất gay gắt. Do vậy, đòi hỏi công ty cần phải có những điểm nổi bật, nổi trội so với các công ty khác về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm để đánh bại những công ty trước.

Sản phẩm của công ty phần lớn là được xuất khẩu sang hai thị trường lớn là Nhật Bản và Trung Quốc ( chiếm 75 – 80% sản lượng sản xuất). Điều đó đặt ra những rủi ro tiềm tàng trong khi việc mở rộng thị trường mới còn nhiều khó khăn.

4.2.1.2.3. Định hướng của Công ty

Từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua công ty đã đề ra hoạt động trong những năm tới.

- Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp nguyên liệu để tăng cường sản xuất nhằm đạt sản lượng và giá trị sản lượng cũng như các chỉ tiêu khác đề ra.

- Vừa tổ chức sản xuất, vừa đầu tư mở rộng trang thiết bị để đạt tiêu chuẩn nhà máy đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU.

Thị trường xuất khẩu được xác định là thị trường chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng và tổng doanh thu tiệu thụ sản phẩm, cần tăng nhanh cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Công ty cần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên tất cả các mặt chất lượng, chủng loại và giá cả. Củng cố thị trường xuất khẩu truyền thống: Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời cố gắng mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường EU.

Tiếp tục củng cố thị trường nội địa, coi thị trường nội địa là bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động SXKD của Công ty, góp phần tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác tốt hơn cơ sở vật chất, lực lượng lao động, là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động xuất khẩu.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng thị trường khó tính và mở rộng khai thác thị trường nội địa.

- Quản lý tốt hoạt động thu mua, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào, xác định giá cả thu mua hợp lý, sát với giá thực tế nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu.

- Sử dụng vốn một cách hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn, tiết kiệm chi phí, tổ chức quản lý lao động tốt nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w