Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 43)

2.2.1. Cơ sở pháp lý về cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh.

- Theo luật NHNN Việt Nam, các NHTM có quyền tự chủ trong việc áp

dụng các hình thức cho vay có tài sản bảo đảm hay cho vay không dùng tài sản bảo đảm.

- NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương là chi nhánh cấp 2 trực thuộc

NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội, dưới sự quản lý và chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội, NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương được phép cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với khách hàng có đủ điều kiện để vay mà không dùng tài sản bảo đảm.

+ Về hạn mức cho vay: NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương được phép xét duyệt cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với một khách hàng tối đa 50 triệu đồng.

Trong trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 50 triệu đồng thì NHNo&PTNT phải chuyển hồ sơ vay vốn cùng các tài liệu liên quan lên phòng thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội để phối hợp với phòng thẩm định thẩm định khách hàng, sau khi phòng thẩm định tiến

hành thẩm định khách hàng sẽ đưa ra quyết định khách hàng có được vay hay không. Trường hợp khách hàng đủ điều kiện vay thì NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội uỷ quyền cho NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương sẽ thực hiện công việc cho vay đối với khách hàng.

+ Về đối tượng cho vay: Cho vay đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay phương án phục vụ đời sống.

+ Đối tượng khách hang: Cá nhận, hộ gia đình, doanh nghiệp.

+ Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp.

+ Thời hạn cho vay: Cho vay trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn cho vay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng trả nợ của khách hàng ( riêng cho vay theo hạn mức, thời gian nhận nợ tối đa 12 tháng); Cho vay đối với khách hàng có thu nhập ổn định phục vụ đời sồng thì thời hạn cho vay tối đa 5 năm.

2.2.2. Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh.2.2.2.1. Các hình thức cho vay được áp dụng. 2.2.2.1. Các hình thức cho vay được áp dụng.

Trong hoạt động cho vay không dùng tài sản bảo đảm, ngân hàng đã cho

vay với hai hình thức đó là:

- Cho vay đối với CBCNV có thu nhập ổn định được bảo đảm bởi tín nhiệm của các cơ quan, đoàn thể:

+ Hạn mức cho vay: Tối đa 50 triệu. + Thời hạn cho vay: Tối đa 5 năm

+ Lãi suất cho vay: Áp dụng khung lãi suất cho vay do thống đốc ngân hàng nhà nước quy tịnh từng thời kỳ.

+ Phương thức trả gốc, lãi: Theo phương thức trả góp.

Trường hợp CBCNV có nhu cầu vay hơn 50 triệu theo hình thức không dùng TSBĐ thì khoản vay đó phải được tái thẩm định tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội

- Cho vay được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp: Đó là những khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội có uy tín cao trong kinh doanh cũng như trong quan hệ đối với ngân hàng.

Ngân hàng cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với 3 doanh nghiệp, đó là:

+ DNNN: Công ty thực phẩm miền bắc, chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ bia rượu, thuốc lá và kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng này.

+ DNNQD: Công ty cổ phần Kinh doanh thương mại Hoàng Hà, chuyên sản xuất đồ gỗ, các sản phẩm đồ gỗ và làm đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá kinh doanh tổng hợp.

+ DNNQD: Công ty TNHH Thêu Ren Đồng Tâm, sản xuất hàng thêu ren và làm thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; kinh doanh thương mại, dịch vụ các mặt hang thủ công mỹ nghệ. Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hang may mặc, các loại hàng gốm sứ; sản xuất kinh doanh hang công nghiệp và tiêu dùng.

Thực tế, các khoản cho vay này đều vượt quá quyền xét duyệt của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Vì vậy sau khi thẩm định khách hàng, ngân hàng phải chuyển hồ sơ khách hàng lên chi nhánh cấp 1 để tái thẩm định.

- Về phương thức cho vay: Cả 3 doanh nghiệp này đều vay theo hạn mức tín dụng.

- Về thời hạn của hạn mức: 6 tháng

- Lãi suất cho vay: Dựa trên lãi suất cơ bản và sự thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

- Về hạn mức cho vay:

+ Đối với Công ty Thực Phẩm Miền Bắc 50 tỷ. + Đối với Công ty cổ phần Hoàng Hà 30 tỷ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với Công ty TNHH Thêu Ren Đồng Tâm 15 tỷ.

- Về phương thức giải ngân: Thực hiện chuyển khoản thanh toán , mở L/ C thanh toán xuất nhập khẩu và cho vay tiền mặt.

2.2.2.2. Doanh số và số dư cho vay, thu nợ.

- Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ CBCNV: + Doanh số cho vay đối với CBCNV: 1,98 tỷ VNĐ. + Doanh số thu nợ: 0,3 tỷ

+ Dư nợ : 1,68 tỷ

Doanh số cho vay và dư nợ với đối tượng khách hàng này chưa cao, giải thích cho điều này bởi vì NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương hoạt động trên địa bàn là khu chung cư Linh Đàm, đó là khu đô thị mới và hầu như là những người có thu nhập cao vì vậy nhu cầu vay trong tiêu dùng là rất ít.

Theo em với hạn mức cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với CBCNV là 50 triệu thì chi nhánh Hùng Vương rất khó có khả năng tăng doanh số và dư nợ. Để có thể tăng doanh số và dư nợ, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội nên cho phép chi nhánh Hùng vương tăng hạn mức tín dụng với đối tượng khách hàng này.

- Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp: + Doanh số: 197,76 tỷ

+ Thu nợ: 119,38 tỷ + Dư nợ: 78,38 tỷ

Bảng 2.3. Dư nợ theo hình thức bảo đảm

Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ

Tổng dư nợ 101

Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38 78%

Dư nợ có tài sản đảm bảo 22.62 22%

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương

Dư nợ theo hình thức đảm bảo

78% 22%

Dư nợ không có tài sản đảm bảo

Bảng 2.4. Dư nợ không có TSBĐ theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ

Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38

*DN quốc doanh 49.23 63%

*DN ngoài quốc doanh 27.47 35%

*Cá nhân, hộ gia đình 1.68 2%

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương.

Dư nợ không có tài sản đảm bảo theo thành phần kinh tế

63% 35%

2%

*DN quốc doanh *DN ngoài quốc doanh *Cá nhân, hộ gia đình

Bảng 2.5. Dư nợ không có TSBĐ theo kì hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ

Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38

*Ngắn hạn 76.22 97%

*Trung và dài hạn 2.16 3%

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương

Dư nợ không có tài sản đảm bảo theo kì hạn

97% 3%

*Ngắn hạn *Trung và dài hạn

Nhận xét: Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp tương đối cao bởi vì tuy số lượng khách hàng ít nhưng quy mô của doanh nghiệp và mức đầu tư lớn chủ yếu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu , đó là điều kiện để ngân hàng có thể tăng doanh số và số dư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hầu như vay theo hạn mức tín dụng bởi vì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là thường xuyên. Sử dụng vay theo hạn mức ưu điểm ở chỗ khi có nguồn tiền đến doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng vì vậy sẽ không phải chịu lãi suất cao cho số dư nợ, khi cần vốn có thể đến vay ngân hàng nhanh chóng. Nếu áp dụng hình thức vay từng lần, mỗi lần có nhu cầu vốn Khách hàng lại phải làm thủ tục xin vay sẽ mất thời gian, khi có nguồn tiền rảnh rỗi trong một thời gian ngắn thì cũng chỉ gửi vào ngân

hàng với lãi suất thấp vì biết đâu thời gian tới lại cần nhu cầu vốn, trong khi vẫn có dư nợ trong ngân hàng với lãi suất cao. Cho vay theo hạn mức, trước khi hết hạn của hạn mức 10 ngày thì doanh nghiệp và ngân hàng có thể ký hạn mức mới như vậy nguồn vốn cung cấp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn, điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có tỷ trọng nợ trong nguồn vốn là lớn. Cho vay từng lần, doanh nghiệp và ngân hàng không thể có quan hệ tín dụng liên tục được, nếu khoản vay hết hạn lại ký hợp đồng tín dụng mới sẽ rơi vào tình trạng đảo nợ, như vậy sai quy chế cho vay. Đó là nguyên nhân tại sao dư nợ cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn.

Theo báo cáo phận loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đến 25/12/2006, chi nhánh Hùng Vương có 0,3 tỷ thuộc nợ nhóm 2. Đó là các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo hạn đã được cơ cấu lại phân loại vào nhóm 2.

Bảng. 2.6. Phân loại nợ, trích lập dự phòng ngày 25/12/2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị các khoản nợ

Tổng số Nợ không có BĐTS Số tiền trích lập 1. Dự phòng Chung 102.499 82.384 153,74 2. Dự phòng cụ thể. Nhóm 1: 102.199 82.264 0 Nhóm 2: 300 120 6 Nhóm3: 0 0 0 Nhóm 4: 0 0 0 Nhóm 5: 0 0 0

Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng ngày 25/03/2007:

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị các khoản nợ

Tổng số Nợ không có BĐTS Số tiền trích lập 1. Dự phòng Chung 131.535 109.049 197,3025 2. Dự phòng cụ thể. Nhóm 1: 131.235 108.929 0 Nhóm 2: 300 120 6 Nhóm3: 0 0 0 Nhóm 4: 0 0 0 Nhóm 5: 0 0 0

Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương.

Chi nhánh Hùng Vương mới đi vào hoạt động được hơn một năm, chưa có số liệu cho vay không dùng tài sản bảo đảm qua các năm, vì vậy rất khó có thể đánh giá một cách chính xác . Em chỉ có thể so sánh chất lượng giữa cho vay không dùng tài sản bảo đảm và chất lượng cho vay dùng tài sản bảo đảm thông qua tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 và quý đầu năm 2007 mà thôi.

Dựa trên báo cáo 25/12/2006, em sẽ tính các chỉ số đánh giá chất lượng cho vay không dùng TSBĐ.

- Tỷ lệ nợ qua hạn = ( 300/ 102.449 )* 100% = 0,2926 % - Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay không dùng TSBĐ = ( 120/ 102.499)* 100% = 0,117%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn đối với nợ không có TSBĐ / Dư nợ không có TSBĐ. = ( 120/82.384) * 100% = 0,1456%

- Thu nợ không có TSBĐ/ Doanh số cho vay không dùng TSBĐ + Đối với doanh nghiệp:

+ Đối với CBCNV:

= ( 0,3/1,98 ) * 100% = 15,151 %

- Nợ quá hạn của loại khách hàng vay không dùng TSBĐ/ Doanh số cho vay đối với loại khách hàng đó.

+ Đối với doanh nghiệp: 0 /197,76 =0

+ Đối với CBCNV: ( 0,12/ 1,98) * 100% = 6,06 %

Qua điều tra em biết được nguyên nhân của khoản nợ quá hạn này là do nguồn thu dự tính của khách hàng không trở thành hiện thực, trong khi thời hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng dựa trên cơ sở nguồn thu dự tính này, đó là nguyên nhân khách quan mà đôi khi cả khách hàng và ngân hàng không thể lường trước được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Thông qua các chỉ số đánh giá chất lượng cho vay không dùng TSBĐ em có nhận xét rằng chất lượng cho vay không dùng TSBĐ của chi nhánh Hùng Vương rất tôt thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn trong hình thức cho vay không dùng TSBĐ trên dư nợ cho vay không dùng TSBĐ là 0,145%.

2.2.3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. tại chi nhánh.

2.2.3.1. Thành tựu

Năm 2006, với những chính sách đúng đắn nhằm tăng chất lượng cho vay, chất lượng phục vụ khách hàng và một đội ngũ cán bộ ngân hàng giỏi nghiệp vụ, nhiệt tình, NHNo&PTNTchi nhánh Hùng Vương đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay không dùng TSBĐ nói riêng.

Chi nhánh mới hoạt động được hơn một năm vì vậy hoạt động cho vay không dùng TSBĐ của ngân hang chỉ có thể đánh giá bằng cách so sánh với các hình thức cho vay khác về doanh số cho vay, số dư, thu nợ và chất lượng tín dụng của năm 2006.

tỷ lệ cho vay không duàng TSBĐ cao, tỷ lệ dư nợ chiếm 78%. Đây là ưu thế rất lớn của ngân hàng, có thể coi là một lợi thế cạnh tranh, vì đã khai thác được một mảng thị trường mà ít ngân hàng ở nước ta đáp ứng được. Doanh số cho vay của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng mạnh, trong đó phải kể đến cho vay không dùng TSBĐ. Theo số liệu trên bảng phân loại nợ và trích lập dự phòng của chi nhánh ngày 25/3/2007, mức dư nợ cho vay không dùng TSBĐ tăng lên 109,649 tỷ tức tăng 26,208% so với tổng dư nợ và tăng 32,559% so với dư nợ không có TSBĐ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn với hình thức cho vay không dùng TSBĐ năm 2006 là 0,1456% thì đây thực sự là con số mơ ước của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được còn có cả những hạn chế của chi nhánh.

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

* Hạn chế:

- Thứ nhất, mặc dù doanh số cho vay không dùng TSBĐ của chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương đang trên đà tăng trưởng mạnh nhưng cơ cấu cho vay không đều giữa các loại hình doanh nghiệp. Qua những số liệu ở trên, ta nhận thấy sự tăng lên trong dư nợ chủ yếu của chi nhánh là sự mở rộng hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần. Nền kinh tế biến động mạnh và có thể tạo ra những rủi ro cho ngân hàng khi tập trung đầu tư vào doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được khai thác hiệu quả theo hình thức cho vay này.

- Thứ hai, cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với người có thu nhập ổn định mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bé thể hiện qua năm 2006 doanh số cho vay là 1,98 tỷ và dư nợ là 1,68 tỷ. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay của chi nhánh đang nặng về cho vay theo hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

- Thứ ba, các hình thức cho vay của ngân hàng vẫn là cho vay trực tiếp mà vẫn chưa mở rộng ra các hình thức cho vay gián tiếp. Ngân hàng vẫn chỉ chú trọng vào các hình thức cho vay truyền thống, đòi hỏi nhiều thủ tục, hồ sơ giấy tờ, quá trình xét duyệt nhiều bước, làm chậm quá trình cấp vốn. Trong

khi đó, các hình thức cho vay gián tiếp nhanh gọn hơn, linh hoạt hơn thông qua các hợp tác xã, các tổ chức, hiệp hội lại không được chú trọng phát triển.

* Nguyên nhân.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Chi nhánh mới thành lập được hơn một năm vì vậy lượng khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhận có quan hệ tín dụng rất hạn chế.

+ Số lượng cán bộ của chi nhánh còn hạn chế.

+ Thực tế, các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng làm ăn manh mún, công nghệ lạc hậu. Do đó các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ, gia công

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương (Trang 43)