III. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tạ
3.2. Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ
Sự lạc hậu về khoa học và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn đinh làm cho Doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh,hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá
Nhận thức được điều đó Trong những năm qua,Doanh nghiệp đã có những đổi mới,nhiều máy móc,thiết bị công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghệ phát triển,song thực tế là phần lớn công nghệ của Doanh nghiệp là cũ kỹ lạc hậu nên bên cạnh việc xúc tiến chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước có công nghệ phát triển,Doanh nghiệp cũng đã chủ động trích quỹ nhằm tạo điều kiện và khuyến khích mọi thành viên trong Công ty nghiên cứu
cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất đồng thời bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ quản lý và tay nghề công nhân nhằm thích ứng với công nghệ mới để từ đó sử dụng tốt nhất những công nghệ này.
Trong những năm qua,do nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng,khách hàng của công ty ngày một tăng khiến cho sản phẩm của công ty nếu không thay đổi sẽ đứng trước nguy cơ bị đào thải khỏi thị truờng.Nhận thức được điều đó công ty đã quyết định Đầu tư 1 số máy móc thiết bị tiên tiến từ nhật bản và hàn quốc :
- Từ năm 1995 trở về trước công ty vẫn sản xuất trên hệ thống công nghệ VIRG do liên xô cũ chế tạo, đã quá cũ kỹ lạc hậu ( được mua từ những năm đầu khi công ty được thành lập ),phụ tùng mất mát nhiều và không đồng bộ,mặc dù công ty đã có chủ trương trích ngân sách khuyến khích cán bộ,công nhân viên khắc phục khó khăn,tự nghiên cứu chế tạo và bổ sung để sản xuất trên hệ thống này nhưng kết quả sản xuất vẫn rất thấp,sản lượng và chất lượng không cao,công ty đã mất đi một số bạn hàng do không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật, trước tình hình đó công ty đã đề ra mục tiêu Đầu tư cho công tác mua sắm trang thiết bị trong giai đoạn từ năm 1995 – 2005 nhằm tăng cường sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.Mở đầu cho công cuộc này là sự kiện đầu năm 1995 công ty được bộ thương mại đỡ đầu để được vay vốn với lãi suất ưu đãi và qua đó đã Đầu tư mua sắm được hệ thống máy bế tự động,công suất 5000 sản phẩm/giờ,tổng vốn Đầu tư cho hệ thống máy bế là 800 triều đồng,hệ thống được nhập khẩu, hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động ngay trong quý II của năm 1995,và trong năm 1996 công ty đã thương lượng và chuyển giao thành công máy trong offset 6 màu roland,khổ in 740 x 1040 mm,tốc độ tối đa :
15.000 sản phẩm/giờ,tổng vốn Đầu tư cho hệ thống này cũng là 800 triệu,hệ thống được chuyển giao trong năm 1996,sang đầu năm 1997 đã hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động.
- Trong năm 2001,nằm trong chương trình đổi mới công nghệ giai đoạn 1995 –2005,công ty đã Đầu tư 3,525 tỷ đồng để mua sắm 2 dây chuyền sản xuất tiên tiến,giúp tăng chất lượng của sản phẩm đó là : dây chuyền carton sóng khổ 1650,tốc độ tối đa 80m/phút,năng lực sản xuất 32.000 sản phẩm/8h,với vốn Đầu tư là 2,8 tỷ đồng,và máy phun keo UV,tốc độ tối đa : 10.000 sản phẩm/giờ,với vốn Đầu tư là 725 triệu đồng.Cả 2 hệ thống đã hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động trong quý I năm 2002.
- Năm 2005 cũng là một năm chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về công nghệ của Công ty,khi liên tiếp chuyển giao thành công 2 hệ thống sản xuất thuộc loại tiên tiến bậc nhất hiện nay trong nghành sản xuất bao bì, đó là máy bồi duplex,tốc độ tối đa : 5.000 sản phẩm/giờ với vốn Đầu tư là 1,6 tỷ đồng và máy trong offset 6 màu Komori,khổ in 927 x 1270 mm,tốc độ tối đa : 8.000 sản phẩm/giờ,với vốn Đầu tư là 3,8 tỷ đồng.Máy bồi duplex đã được hoàn thành công tác lắp đặt và đi vào hoạt động vào đầu năm 2006,còn máy trong offset thì được hoàn thành vào quý III của năm 2006.
- Nằm trong chương trình Đầu tư đổi mới toàn diện công nghệ giai đoạn 2000 – 2010 công ty đang xem xét,cân nhắc và tiến hành thương lượng với đối tác bên phía Hàn quốc để nếu có thể vào quý II năm 2007 sẽ chuyển giao hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn về quá trình Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta có thể xem xét bảng sau :
Bảng 11 : Vốn đầu tư cho máy móc,thiết bị :
TT Chỉ tiêu Đơn vị 1995-2000 2001-2005 2006-2010
1 Tổng vốn đầu tư Tr. đ 1.600 3.525 5.400
2 Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn
Tr. đ - 1.925 1.875
3 Lượng tăng tuyệt đối định gốc
Tr. đ - 1.925 3.800
4 Tốc độ tăng liên hoàn % - 120,31 53,19
5 Tốc độ tăng định gốc % - 120,31 237,5
( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu )
Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : tổng vốn đầu tư tăng khá nhanh sau mỗi giai đoạn,giai đoạn 2001 – 2005 về giá trị tuyệt đối tăng 1.925 triệu đồng so với giai đoạn 1995 – 2000,tức là 120,31%,còn giai đoạn 2006 – 2010 ( mặc dù chưa hết giai đoạn ) cũng đã tăng 1.875 triệu đồng so với giai đoạn ( 2001– 2005 ),tăng 53,19% và tăng tới 3.800 triều đồng so với giai đoạn 1995 – 2000,tức là tăng tới 237,5%.Nguyên nhân của việc tăng nhanh vốn đầu tư của công ty sau mỗi giai đoạn là do : trước đây công ty chỉ sản xuất dựa trên công nghệ,kỹ thuật lạc hậu,thời gian gần đây khách hàng của công ty ngày càng trở nên khó tính trước việc sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm của công ty không được nâng cao,và cải tiến.Nên đã có một số chuyển nhà cung cấp.Mặc dù nguồn vốn dành cho sản xuất kinh doanh của công ty không mấy dồi dào nhưng trước tình trạng khách hàng ngày càng quay lưng với sản phẩm của Công ty,công ty đã quyết định đầu tư lớn cho công tác mua sắm máy móc thiết bị với quyết tâm làm thay đổi điều đó.Trong vài năm trở lại đây nhờ có sự đầu tư tích cực,hiện nay công ty đang làm chủ các dây chuyền công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bao bì hiện đại bậc nhất hiện nay ở Việt nam,và khách hàng đã dần dần quay lại với các sản phẩm của công ty,cũng vì thế công ty ngày càng có nhiều đơn đặt hàng lớn và lâu dài.