Tình hình và kết quả mua hàngcủa công ty theo nguồn hàng (biểu 3).

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng” docx (Trang 47 - 49)

Khảo sát và đánh giá công tác quản trị mua hàng tại công ty bách hoá số 5 Nam Bộ.

2.2.2Tình hình và kết quả mua hàngcủa công ty theo nguồn hàng (biểu 3).

chỉnh kịp thời làm cho tỷ trọng tuy vẫn giảm nhưng giảm ít 0.5% so với năm 2002.

Nhìn lại phân tích tình hình mua hàng của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ qua các mặt hàng chủ yếu ta thấy rằng năm qua là năm có nhiều biến động trong công tác mua hàng. Có nhiều mặt hàng tăng nhanh về số lượng nhưng cũng có nhiều mặt hàng do nhiều yếu tố tác động làm cho số lượng hàng mua vào qua các năm có xu hướng giảm.

2.2.2 Tình hình và kết quả mua hàng của công ty theo nguồn hàng (biểu 3). 3).

Đối với doanh nghiệp thương mại hàng hóa mua vào thường được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Để đạt được hiệu quả cảo trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình mua hàng theo từng nguồn hàng để thấy được sự biến động tăng, giảm từ đó tìm ra những ưu điểm, lợi thế cũng như những điểm tồn tại, vướng mắc trong những nguồn hàng mua, làm cơ sở cho những căn cứ cho việc lựa chọn nguồn cung cấp có lợi, mang lại hiệu quả kinh doanh.

Qua biểu 3 ta thấy công ty chủ yếu mua hàng trong nước. Hàng trong nước chiếm tỷ trọng và doanh số mua rất cao. Năm 2001 chiếm 89.13% tỷ trọng trên tổng doanh số mua vào của toàn công ty. Mặc dù sang năm 2002 tỷ trọng có giảm xuống 0.37% nhưng doanh số mua vào vẫn tăng lên tương ứng với tỷ lệ tăng 14.77%. Sang năm 2003 tỷ trọng tăng 0.26% tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.86%. Cụ thể:

- Công ty mua hàng từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau nhưng công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất là hãng Unilever. Riêng hãng này chiếm 10.32% tỷ trọng của toàn công ty. Và tỷ trọng của hãng này cũng tăng lên qua các năm. Năm 2002 tăng 0.71% về tỷ trọng. Sang năm 2003 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên 0.26

- Ngoài hãng Unilever thì công ty LTTP Vissan và công ty đồ hộp Hạ Long cũng có tỷ trọng tăng qua các năm. Năm 2002 tỷ trọng mua vào của công ty

Vissan tăng lên 0. 42% tương ứng với tỷ lệ tăng là 22.45% trong khi công ty đồ hộp Hạ Long thì tỷ trọng tăng lên 0.71% tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 26.13% so với năm 2001. Sang năm 2003 tỷ trọng này tăng lên lớn hơn so với sự tăng lên của năm trước. Năm 2003 ở công ty Vissan tỷ trọng tăng 1.09% tương ứng với tỷ lệ tăng là 35.46% còn ở công ty đồ hộp Hạ Long thì tỷ trọng tăng lên 0.98% với tỷ lệ tăng là 31.51%. Công ty đồ hộp Hạ Long có tỷ trọng tăng rất cao điều đó chứng tỏ các sản phẩm của công ty này đã được thị trường của công ty bách hóa số 5 Nam Bộ chấp nhận. Công ty cần tập trung vào mặt hàng này để tận dụng tối đa ưu điểm mà mình có được.

- Công ty dệt kim Đông xuân có doanh thu và tỷ trọng giảm qua các năm, tỷ trọng giảm dần qua các năm từ 2.83% năm 2001 còn 2.19% năm 2002 và 1.87% năm 2003 điều đó chứng tỏ mặt hàng của công ty đang dần mất khách hàng.

- Các công ty khác chiếm tỷ trọng khá lớn, lớn chiếm 39% năm 2001 và có xu hướng giảm dần xuống còn 35.87% năm 2003.

Đối với các mặt hàng mua từ nước ngoài mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng trị giá hàng mua vào nhưng cũng có xu hướng tăng. Tỷ trọng năm 2002 tăng lên 0.37% so với năm 2001. Mặc dù năm 2003 tỷ trọng có giảm xuống 0.26% nhưng tỷ lệ doanh số mua vào vẫn tăng lên 14.80%. Trong đó hàng mua từ Thái Lan chiếm tỷ trọng nhiều nhất và tăng giảm qua các năm. Năm 2003 tỷ trọng này tăng lên 0.18% tương ứng với tỷ lệ tăng 24.59%.

Nhìn chung công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lựa chọn các nguồn hàng cung ứng vừa đảm bảo duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống, đảm bảo sự đều đặn trong hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.3 Tình hình và kết quả mua hàng theo phương thức mua. (biểu 4)

Nhìn vào biểu 4 ta thấy lượng hàng mua vào trực tiếp từ các cơ sở sản xuất chiếm tỉ trọng nhỏ và ngày càng giảm xuống trong khi đó lượng hàng mua qua trung gian thì tăng lên và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng trị giá hàng mua vào. Cụ thể:

- Năm 2002 doanh số mua vào trực tiếp chiếm tỉ trọng 21.19% trên tổng doanh só hàng hóa mua vào của toàn công ty tỉ trọng 2002 lại giảm so với năm 2001 là 2.56%. Năm 2003 doanh số mua và trực tiếp tăng so với năm 2002 với tỉ lệ tăng là 9.53% nhưng tỉ trọng lại giảm xuống 1.44% do tổng trị giá mua vào của năm 2003 tăng lên so với năm với tỉ lệ tăng là 17.25% nên làm cho số tiền mua trực tiếp tăng lên.

- Hình thức mua qua trung gian chiếm tỉ trọng rất lớn. Năm 2003 tỉ trọng này lại tăng lên và tăng 1.44% so với năm 2002 tương ứng với số tiền tăng là 5243021 nghìn đồng. chiếm tỷ lệ tăng là 19.66%.

Nguyên nhân của sự tăng lên tỉ trọng hàng mua của nhà cung cấp và giảm tỉ trọng lượng hàng nhập trực tiếp từ các cơ sở sản xuất là do ngày nay xu hướng chuyên môn hóa ngày càng cao. Các nhà sản xuất nếu như trước kia làm trọn gói từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ thì bây giờ họ chỉ tập trung vào chuyên môn chính của họ là sản xuất còn khâu tiếp thị, khâu bán hàng họ chuyển cho các nhà đại lý hoặc các đại lý độc quyền để các trung gian đó tiếp tục quá trình sản xuất. Thực ra trong thời buổi ngày nay không phải cứ mua qua trung gian là bị mua với giá đắt hơn. Vì các trung gian đã được hưởng hoa hồng của các nhà sản xuất nên các doanh nghiệp thương mại khi mua hàng ở các đại lí họ vẫn có thể mua được với giá rẻ như tại nơi sản xuất hoặc nếu có đắt hơn cũng không đắt hơn nhiều tuy nhiên thủ tục mua nhanh hơn và gọn hơn. ở đây công ty cũng đã có sự lựa chọn các mặt hàng mua qua trung gian vì mua qua trung gian với khối lượng không lớn lăms sẽ có thuận lợi như tiết kiệm chi phí vận chuyển vì các nhà trung gian thường giao đến tận cửa hàng, đơn giản hun trong giao nhận hàng hóa, đặc biệt chất lượng hàng hóa nhập kho, phương tiện thanh toán thuận tiện... từ đó công ty có thể kịp thời cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng” docx (Trang 47 - 49)