Trường hợp tranh chấp hàng đợ i

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn mpls và ứng dụng trong mạng ngn (Trang 118 - 123)

a. LDP PDU

6.2.1.2Trường hợp tranh chấp hàng đợ i

Có nhiều loại hàng đợi khác nhau được sử dụng trong hệ thống mạng đặc biệt là trong các router trong mạng. Trong phần mô phỏng dưới đây người thực hiện đồ án sẽ tiến hành mô phỏng quá trình hoạt động của một số loại hàng đợi mà trong khuôn khổ chương trình NS2 hỗ trợ như DropTail, SFQ.

a. Mô hình

Xây dựng mô hình mô phỏng như hình dưới (hình 6.15) mô hình được xây dựng với đặc điểm triển khai dịch vụ truyền file sử dụng giao thức TCP/IP. Thực hiện quá trinh truyến file từ node thuộc network này đến node thuộc network.

Tại mỗi node mạng ta gán 530 luồng ứng dụng FTP và chúng được định tuyến đến đích xuyên qua mạng lõi sử dụng định tuyến vector khoảng cách (Link State). Trong nội dung mô phỏng này người thực hiện đồ án đã thực hiện gán luồng FTP trên 4 node mạng.trong mô hình (hình 6.15 ) thực hiện mô phỏng với 2 trường hợp hàng đợi DropTail và SFQ. Các luồng này vời đặc điểm là kích thước ngẫu nhiên được thực hiện tại mỗi thời điểm.

CHƯƠNG 6: Mô phỏng và đánh giá

Hình 6.15: Mô hình thực hiện hàng đợi

b. Thực hiện và kết quả

Thực hiện mô phỏng với 2 trường hợp hàng đợi DropTail và SFQ. Trong cả 2 trường hợp ta giới hạn kích thước hàng đợi là 1000.

v Trường hợp hàng đợi DropTail:

Khi thực hiện truyền tải lưu lượng với dịch vụ FTP trên giao thức TCP qua mạng lõi gồm các node 3_0_1_4 ởđây luồng lưu lượng có kích thước và thời gian bật/tắt được thực hiện theo phân bố Exponential và pareto. Để thực hiện tiến trình thì ta gọi thủ tục Test và countFlows. Kết quả hình 6.16

Hình 6.16: kết quả hoạt động với hàng đợi DropTail

Băng thông khi thực hiện các luồng lưu lượng dao động trong khoảng 4Mbps. Kết quả (hình 6.17)

CHƯƠNG 6: Mô phỏng và đánh giá

Hình 6.17: Băng thông khi thực hiện với hàng đợi DropTail

Quá trình truyền các luồng lưu lượng trong mạng IP theo đường ngắn nhất nên tất cả các luồng lưu lượng đều đến node 0. Hình 6.18 cho ta biết được quá trình sử dụng hàng đợi, kết quả mô phỏng cho thấy tại thời điểm 18s thì hàng đợi có kích thước cực đại với 800.000 packet.

Hình 6.18: Số gói lên hàng đợi tăng dần

Khi số packet qua node 0 và 1 đạt giá trị cực đại thì hàng đợi chưa xảy ra Drop packet. (Hình 6.19)

CHƯƠNG 6: Mô phỏng và đánh giá

Hình 6.19: Số gói bị mất với hàng đợi DropTail

v Hàng đợi SFQ:

Với kịch bản được thiết lập như trên nhưng thực hiện với loại hàng đợi SFQ thì khi lưu lượng đạt cực đại thì xảy ra quá trình mất gói tại node 0. (hình 6.20)

Hình 6.20: Mất gói khi thực hiện với hàng đợi SFQ

Băng thông khi mô phỏng hàng đợi SFQ là không đổi vì dù tốc độ các gói đến có tốc độ như thế nào thì ngõ ra vẫn giữ nguyên tốc độ. Điều này giải thích tại sao băng thông không là nguyên nhân làm Drop packet tại hàng đợi của link 0_1. (Hình 6.21 thể hiện điều này)

CHƯƠNG 6: Mô phỏng và đánh giá

Hình 6.21: Đáp ứng băng thông khi thực hiện với hàng đợi SFQ

Kích thước hàng đợi tăng lên khi số packet gửi đến tăng lên theo phân bố Pareto. Trong hình 6.22 ta nhận thấy kích thước hàng đợi luôn đặt trong tình trạng báo động , điều này cho thấy khả năng xử lý gói khi thực hiện hàng đợi SFQ.

Hình 6.22:Diễn biến kích thước hàng đợi SFQ

Số packet bị mất tăng dần khi số packet được đặt lên hàng đợi chưa được gửi đi thì packet khác lại đến và điều tất yếu xảy ra quá trình Drop packet. (Hình 6.23)

CHƯƠNG 6: Mô phỏng và đánh giá

Hình 6.23: mất gói với hàng đợi SFQ

c. Nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phần mô phỏng trên ta thấy được khả năng của tùng loại hàng đợi cụ thể hàng đợi DropTail tránh được hiện tượng mất gói xảy ra khi packet được đặt lên hàng đợi hơn hàng đợi SFQ.

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn mpls và ứng dụng trong mạng ngn (Trang 118 - 123)