MGCP (Media Gateway Controller Protocol)

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn mpls và ứng dụng trong mạng ngn (Trang 84 - 89)

a. LDP PDU

4.4.2 MGCP (Media Gateway Controller Protocol)

4.4.2.1Tổng quan về MGCP

MGCP là một giao thức ở mức ứng dụng dùng đểđiều khiển hoạt động của MG. Đây là một giao thức sử dụng phương thức master/slave. Trong đó MGC đóng vai trò là master, hay MGC là người quyết định chính trong quá trình liên lạc với MG; còn MG là slave, là thực thể thụ động thực hiện mọi lệnh do MGC yêu cầu.

4.4.2.2 Các thành phần của MGCP

Có 2 thành phần cơ bản sử dụng giao thức MGCP là MGC và MG. Mỗi MGC có một số nhận dạng riêng gọi là Call Agent Identifier.

4.4.2.3 Các khái niệm cơ bản

v Điểm cuối (Endpoint): là những nơi thu và nhận dữ liệu. Ví dụ về một số điểm cuối: cổng kênh DS0, cổng analog, giao diện trung kế ATM OS3, điểm truy nhập IVR (Interactive Voice Response), …

v Kết nối (Connection): là sự kết nối để truyền thông tin giữa các điểm cuối. Mỗi kết nối có một số nhận dạng (connection identifier) được tạo bởi MG. MGCP dùng giao thức Session Description Protocol (SDP) để mô tả một kết nối.

v Tín hiệu (Signal): đó là các tín hiệu sử dụng trong quá trình báo hiệu để thực hiện một cuộc gọi. Ví dụ: dial tone, ringing tone, busy tone, …

v Sự kiện (Event): đó là các sự việc xảy ra và làm thay đổi trạng thái của thuê bao. Ví dụ: nhấc máy (off-hook), gác máy (onhook), phát hiện số DTMF hay các sốđược nhấn, …

CHƯƠNG 4: Chuyển mạch mềm softwtich

v Gói (Package): là một nhóm các tín hiệu và sự kiện được sử dụng trong quá trình thực hiện một cuộc gọi. Một số gói cơ bản: thông tin chung (generic media - G), số DTMF (D), handset (H), đường dây (line - L), trung kế (trunk - T), máy chủ truy nhập mạng (network access server - N), máy chủ thông báo (announcement server - A), etc. Tuy nhiên trong giao thức này thì tín hiệu và sự kiện được đối xử như nhau.

4.4.2.3 Các lệnh sử dụng trong MGCP

Định dạng của một lệnh bao gồm 2 phần: header và tiếp theo sau là thông tin mô tả phiên (session description). Trong đó header bao gồm các dòng sau:

§ 1 dòng lệnh: Action + TransID + Endpoint + Version

§ Các dòng thông số: Parameter name: Value

Lưu ý: tên thông số phải viết hoa.

Một số thông số cơ bản: N: NotifyEntity X: RequestIdentifier R: RequestEvents D: DigitMap O: ObservedEvent C: CallID

L: LocalConnectionOptions (p: packetize period (ms), a: compression algorithm)

M: Mode

I: ConnectionIdentifier

Mỗi lệnh đều có một đáp ứng. Và định dạng của đáp ứng cũng tương tự như lệnh nhưng các thông số là tùy chọn, có thể có hoặc không. Định dạng header của đáp ứng như sau:

§ 1 dòng lệnh: Response + TransID + Commentary

§ Các dòng thông số: Parameter name: Value

Ghi chú: một lệnh hay một đáp ứng đều được gọi chung là 1 tương tác (transaction, viết tắt trong câu lệnh là trans).

Và các lệnh được sử dụng trong MGCP là:

§ CRCX (Create Connection): là lệnh MGC truyền đến MG yêu cầu tạo kết nối giữa các endpoint.

§ MDCX (Modify Connection): truyền từ MGC đến MG. Lệnh này được sử dụng khi đặc tính của kết nối cần thay đổi.

§ DLCX (Delete Connection): cả MGC và MG đều có thể sử dụng lệnh này để yêu cầu xóa kết nối. MG sử dụng lệnh này trong trường hợp đường dây bị hư hỏng.

§ EPCF (Endpoint Configuration): truyền từ MGC sang MG. Được dùng để cấu hình điểm cuối. Ví dụ như quyết định điểm cuối DS0 sử dụng phương pháp mã hóa nào.

§ RQNT (Request Notification): truyền từ MGC đến MG. MGC yêu cầu MG chú ý đến một sự kiện nào đó.

§ NTFY (Notify): truyền từ MG đến MGC nhằm thông báo cho MGC khi có một sự kiện xảy ra.

CHƯƠNG 4: Chuyển mạch mềm softwtich

§ AUCX (Audit Connection): đây là lệnh MGC gởi đến MG để lấy các thông số liên quan đến kết nối.

§ AUEP (Audit Endpoint): MGC gởi lệnh này đến MG để xác định trạng thái của điểm cuối.

§ RSIP (Restart in Progress): đây là yêu cầu của MG gởi đến MGC để báo hiệu cho MGC biết điểm cuối đã không hoạt động (out of service).

4.5 Ưu điểm và ứng dụng của chuyển mạch mềm. 4.5.1 Ưu điểm

v Cho cơ hội mới về doanh thu

Với công nghệ mạng cho phép hội tụ các ứng dụng thoại, số liệu, video cùng công nghệ chuyển mạch mới, nhiều dịch vụ giá trị gia tăng hoàn toàn mới được ra đời. Các dịch vụ này hứa hẹn sẽ

đem lại doanh thu cao hơn so với các dịch vụ thoại truyền thống.

Do sử dụng công nghệ chuyển mạch mềm, có tính chất phân tán, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ cho một nhóm nhỏ khách hàng, hay bất cứ nơi nào và khi nào mà họ muốn.

v Thời gian tiếp cận thị trường ngắn:

Do công nghệ chuyển mạch mới dựa trên phần mềm nên các dịch vụ mới ra đời cũng dựa trên phần mềm. Điều này làm cho việc triển khai các dịch vụ mới cũng như nâng cấp dịch vụđang cung cấp trở nên nhanh chóng hơn.

Ngoài ra nhà khai thác mạng có thể mua một dịch vụ mới từ nhà cung cấp thứ ba để triển khai nhanh chóng dịch vụ khách hang yêu cầu. Đây chính là một trong những đặc điểm khác biệt của

mạng thế hệ sau NGN mà các mạng hiện tại không có.

v Khả năng thu hút khách hàng:

Cùng với việc đưa vào sử dụng mạng thế hệ mới, việc đưa vào sử dụng chuyển mạch mềm còn giới thiệu với khách hàng nhiều dịch vụ mới hấp dẫn đồng thời cho phép họ tự lựa chọn và kiểm soát các dịch vụ thông tin do mình sử dụng.

v Giảm chi phí xây dựng mạng:

Chi phí xây dựng cho các hệ thống sử dụng chuyển mạch mềm là chi phí cho phần mềm, không theo kiểu chi phí cho các cơ cấu chuyển mạch kênh trước đây. Do đó không đòi hỏi phải có vốn đầu tư ban đầu lớn mà chi phí xây dựng sẽ tăng tuyến tính theo nhu cầu và số lượng khách hàng.

Các nhà khai thác có thể khởi đầu phục vụ cho một số lượng nhỏ khách hàng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các dịch vụ thông qua các nhà khai thác lớn hơn. Đây là điểm khác biệt vì chuyển mạch truyền thống luôn được thiết kế với tập tính năng và qui mô lớn hơn nhiều so với số lượng khách hàng và nhu cầu dịch vụ thực tế.

v Giảm chi phí điều hành mạng:

Do phần mềm chuyển mạch thế hệ mới Softswitch cho phép khách hàng tự lựa chọn và kiểm soát quá trình sử dụng dịch vụ của mình nên đã giúp cho công việc của các nhà điều hành mạng được giảm đi một phần.

CHƯƠNG 4: Chuyển mạch mềm softwtich

Hơn thế nữa, khi sử dụng chuyển mạch mềm sẽ không còn các tổng đài lớn tập trung, tiêu tốn năng lượng và nhân lực điều hành.

Các chuyển mạch giờđây sẽ là các máy chủđặt phân tán trong mạng và được điều khiển bởi các giao diện thân thiện với người dùng GUI.

v Sử dụng băng thông một cách hiệu quả:

Với mô hình truyền thống, hệ thống chuyển mạch sẽ thiết lập một kênh dành riêng cho người gọi và người được gọi trong cuộc gọi thông thường. Và kênh này sẽ không được sử dụng cho mục đích nào khác trong suốt quá trình kết nối. Tuy TDM cho phép truyền nhiều kênh trên một trung kế nhưng kênh dành riêng vẫn sử dụng tài nguyên mạng nhiều hơn mức yêu cầu thực tế vì tồn tại những khoảng lặng trong quá trình đàm thoại.

Khi đưa mạng thế hệ mới vào sử dụng, do mạng IP được sử dụng nên đã tận dụng được ưu điểm sử dụng băng thông hiệu quả.

v Quản lý mạng hiệu quả:

Đó là do Softswitch cho phép giám sát và điều chỉnh hoạt động mạng theo thời gian thực đồng thời có thể nâng cấp hay thay đổi cấu hình mạng từ xa. Điều này giúp cho các nhà điều hành quản lý mạng hiệu quả hơn.

v Cải thiện dịch vụ:

Với khả năng cung cấp dịch vụ một cách dễ dàng đã giúp cho Softswitch nhanh chóng được chấp nhận. Bằng cách lắp đặt them một máy chủứng dụng riêng mới (còn gọi là nâng cấp phần mềm

chuyển mạch Softswitch) hay triển khai thêm một module của nhà cung cấp thứ 3, các nhà khai thác có thể cung cấp các dịch vụ mới nhanh chóng hơn và giá thấp hơn so với chuyển mạch truyền thống.

Ngoài ra chuyển mạch mềm còn hỗ trợ nhiều tính năng giúp nhà khai thác phân biệt dịch vụ cho từng khách hàng riêng lẻ.

v Tiết kiệm không gian đặt thiết bị:

Softswitch cho phép các ứng dụng được thi hành tại bất cứ khu vực nào trên mạng. Mạng có thểđược sắp xếp sao cho các máy chủ được bố trí gần những nơi mà nó thật sự là tài nguyên quan trọng.

Các ứng dụng và tài nguyên có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và tính năng mới không nhất thiết phải đặt tại cùng một nơi trên mạng.

Hơn thế nữa các thành phần của mạng NGN, đặc biệt là các MGC sử dụng chuyển mạch mềm Softswitch có kích thước nhỏ và có tính phân tán nên không gian đặt thiết bị cũng gọn hơn.

v Cung cấp môi trường tạo lập dịch vụ mềm dẻo:

Do dịch vụđược tạo ra nhờ phần mềm nên môi trường tạo lập dịch vụ mới rất linh hoạt.

v An toàn vốn đầu tư:

Do mạng NGN hoạt động trên nền hạ tầng cơ sở có sẵn nên các nhà khai thác vẫn tiếp tục sử dụng mạng truyền thống đồng thời triển khai những dịch vụ mới. Điều này giúp nhà khai thác vừa thu hồi vốn đầu tư vào mạng cũ vừa thu lợi nhuận từ dịch vụ do mạng mới cung cấp.

CHƯƠNG 4: Chuyển mạch mềm softwtich

Chuyển mạch mềm Softswitch hiện nay, khi vẫn tận dụng mạng PSTN, được sử dụng trong mạng công cộng để thay thế cho tổng đài cấp 4 (tandem switch) và trong mạng riêng. Và phần mềm điều khiển chuyển mạch lúc này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là thiết lập và kết thúc cuộc gọi.

Trong tương lai khi tiến lên mạng NGN hoàn toàn thì các MGC sử dụng Softswitch sẽ thay thế cả các tổng đài nội hạt (lớp 5). Khi đó chuyển mạch mềm Softswitch không chỉ thiết lập và xóa cuộc gọi mà sẽ thực hiện cả các chức năng phức tạp khác của một tổng đài lớp 5.

4.6 Tổng kết chương

Trong chương này người làm đồ án đã tìm hiểu cấu trúc và một số giao thức sử dụng trong chuyển mạch mềm. Từ đó thấy được sự ra đời của chuyển mạch mềm đã làm cho việc thực hiện chuyển mạch được linh hoạt, không còn phụ thuộc vào phần cứng. Đây là yếu tố giúp cho việc kết hợp mạng PSTN với mạng IP dễ dàng và thuận lợi, từđó phát triển lên NGN hoàn toàn.

CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT

CHƯƠNG 5:

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGN CỦA VNPT

Sự phát triển mạng NGN tại Việt Nam là một xu thế tất yếu, phù hợp với quá trình phát triển NGN trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Việt Nam cũng đang có những bước phát triển mạng NGN của riêng mình. Hiện nay có 6 doanh nghiệp được phép của Bộ bưu chính, viễn thông cho phép cung cấp các dịch vụ viễn thông là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty viễn thông quân đội (Viettel), Công ty Thông tin viễn thông điện lực (VP Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Hà Nội Telecom, Công ty viễn thông Hàng hải. Trong đó ngoại trừ Công ty viễn thông Hàng hải, các công ty khác đều đang cung cấp dịch vụ gọi VoIP đường dài trong nước và quốc tế. Phần này sẽ giới thiệu một cách cụ thể tình hình triển khai mạng NGN của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).

Một phần của tài liệu chuyển mạch nhãn mpls và ứng dụng trong mạng ngn (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)