a. LDP PDU
5.2.2.2 Chức năng của Surpass hiG1000
− Chức năng truyền dẫn − Chức năng cung cấp chất lượng dịch vụ − Chức năng mạng Hình 5.5 Mô hình chức năng của hiG1000 a. Chức năng truyền dẫn
Đối việc truyền dẫn thoại, fax, modem và dữ liệu ISDN qua IP, hiG cung cấp các chức năng:
Mã hóa/Giải mã: hiG1000 hỗ trợ các cách mã hóa và giải mã G.711 (Luật
A/µ), G.723.1, G.297 A và B. Các tốc độ mà G.711 hỗ trợ là 56 và 64 Kbps, riêng đối với các dịch vụ thoại sử dụng giao thức thời gian thực (RTP) thì chỉ sử dụng tốc độ là 64Kbps.
Triệt tiếng vọng: hiG 1000 hỗ trợ triệt tiếng vọng theo khuyến nghị G.168 của ITU. Chức năng triệt tiếng vọng có thể được cung cấp cho từng cổng của hiG 1000 tùy theo từng cuộc gọi.. hiG 1000 xác định có thực hiện triệt tiếng vọng hay không khi trong quá trình thiết lập cuộc gọi.Chức năng này không hỗ trợ cho việc truyền tín hiệu modem và truyền dữ liệu ISDN.
Triệt khoảng lặng và chèn nhiễu giả: Trong quá trình truyền tín hiệu thoại, hiG 1000 nhận dạng và nén các khoảng lặng. Bằng cách này có thể giảm lưu
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT lượng tải trong mạng IP.Với cơ chế chèn nhiễu giả người sử dụng không biết được không có thông tin truyền đi trong suốt khoảng lặng.Nhiễu giả được tạo ra như các bản tin ở cổng đầu vào và thông báo với cổng đầu ra để lọai bỏ nhiễu này (Nhiễu giảđược phát ra với một mức nhất định ).
Truyền dẫn thoại, fax, modem và dữ liệu ISDN qua IP: Surpass hiG 1000 hỗ
trợ việc truyền thoại, fax, dữ liệu qua việc nhận dạng âm.Khi hiG 1000 nhận dạng được các âm fax hay modem sẽ gửi tín hiệu tới hiQ 9200 qua giao thức MGCP, hiQ 9200 sẽ gửi tín hiệu điều khiển cho hiG 1000 thực hiện các chức năng truyền dẫn nhưđã mô tảở trên.
Truyền tín hiệu âm tần kép: Việc truyền DTMF được thực hiện theo hai
cách tùy thuộc vào cấu hình từng loại CODEC mà âm có thể truyền trong băng hay ngoài băng.
b. Chức năng cung cấp chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là phần rất quan trọng trong mạng VoIP. Do mạng IP không được thiết kế để hỗ trợ cho các ứng dụng thời gian thực nên phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để đảm bảo chất lượng dịch vụ của các cuộc gọi.
Các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng cuộc gọi là:
− Trễ (do quá trình mã hóa, giải mã, truyền dẫn trong mạng…) − Mất gói
− Jitter
Trễ đầu cuối tới đầu cuối: hiG 1000 chỉ gây nhiễu theo một chiều mà
không xem xét tới mạng PSTN hay IP đường trục. Vì vậy mộ điều quan trọng là mạng IP giữa các gateway được thiết kế để tạo ra độ trễ có thể chấp nhận được.Để giảm nhiễu trong mạng VoIP, hiG 1000 có thể thiết lập các bit kiểu dịch vụ ToS (Type of Service) của các gói VoIP với một giá trị bất kỳ được nhà khai thác ấn định. Việc sử dụng các đánh gói này trong VoIP có thể được sử dụng ở các router biên để thực hiện quyền ưu tiên cho gói tin IP so với dữ liệu gói tin IP thông thường.
Mất gói dữ liệu: Trong trường hợp mất gói, hiG 1000 bù lại các gói đã mất băng cách mô phỏng các gói mất một cách càng chính xác càng tốt.Với chức năng này, thuê bao chỉ biết được sự mất gói khi có nhiều gói liên tiếp bị mất. Số thứ tự (SN - Sequence Number) trong tiêu đề của giao thức RTP được sử dụng để nhận biết việc mất gói và các gói không nằm trong chuỗi gói.
Jitter: Các gói được phát qua mạng IP đến tại bên thu với thời gian khác
nhau bởi các gói có thể được truyền qua các tuyến khác nhau hay do tải trọng mạng thay đổi. Sự thay đổi số lần đến của các gói tin dược gọi là sự thay đổi trễ
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT hay Jitter. Trong hiG 1000 có nhiều phương pháp khác nhau được thực hiện để bù trễ thay đổi này. Phương pháp đơn giản nhất là thêm một thời gian trễ nhất định trong bộ đệm Jitter của bộ thu. Một phương pháp khác là Surpass hiG 1000 có thểđiều chỉnh động kích cỡ của bộđệm Jitter theo yêu cầu của mạng.
c. Chức năng mạng
hiG 1000 cung cấp thêm các tính năng cho phép tích hợp một cách dễ dàng và tin cậy vào mạng TDM hiện nay.
hiG 1000 được điều khiển bởi 2 hiQ 9200: Trong một số trường hợp ít
xảy ra nhất đó là chuyển mạch mềm hiQ 9200 không thể điều khiển hiG 1000 được (ví dụ trong trường hợp nâng cấp phần mềm) mỗi hiG 1000 được điều khiển bởi 2 hiQ 9200 theo kiểu phân tải, nghĩa là mỗi hiQ 9200 sẽ điều khiển một nửa số cổng của hiG 1000, như vậy khi một hiQ 9200 không hoạt động một nửa số cổng của hiG 1000 vẫn hoạt động đưới sự điều khiển của hiQ 9200 còn lại.
Báo hiệu quay về (Back haud): Báo hiệu số 7 có thể truyền báo hiệu kết hợp trên cùng kết nối E1 như tín hiệu thoại, kết hợp hay gần kết hợp qua mạng SS7. Trong mạng NGN điều khiển cuộc gọi được tách ra khỏi phần điều khiển thông tin. Điều này có nghĩa là báo hiệu SS7 được xử lý trong hiQ 9200, thiết bị này sau đó sẽ gửi các lệnh đến hiG1000. Trong kiểu kết hợp, báo hiệu là một khe thời gian của một luồng kết nối E1 tại hiG 1000. Nhưng các cổng phương tiện không có chức năng điều khiển cuộc gọi, do đó tín hiệu điều khiển phải chuyển đến hiQ 9200 qua mạng IP. Sau đó hiQ 9200 kết cuối báo hiệu SS7 và thực hiện chức năng điều khiển cuộc gọi, điều này cho phép một kết nối dễ dàng đến PSTN ngay cả khi không có mạng báo hiệu SS7.
Điều khiển quá tải: Hiện tượng quá tải xảy ra khi các yêu cầu của hiQ 9200
đối với hiG 1000 vượt quá khả năng xử lý của nó. Bên trong hiG 1000 ứng dụng một cơ chế điều khiển quá tải bên trong để đảm bảo sự ổn định khi xảy ra quá tải. Điều khiển quá tải bao gồm quá trình thông báo tình trạng quá tải và biện pháp giảm quá tải. Khi tình trạng quá tải được thông báo thì một số phần trăm của tất cả các yêu cầu mới về cuộc gọi sẽ bị từ chối.
5.3 Tình hình triển khai và ứng dụng mạng NGN của VNPT 5.3.1 Hiện trạng mạng NGN của VNPT
Tháng 12/2003 VNPT (Công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp SURPASS của Siemens, và đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện ở API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT cung cáp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụđa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.
Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây dựng tiếp pha 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ đầu năm 2006 VNPT triển khai NGN xuống các tổng đài và hệ thống truyền dẫn nội hạt và dự kiến từ năm 2008 đến 2010 sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang mạng NGN.
Với giải pháp SURPASS của Siemens, mạng NGN do VNPT triển khai sẽ có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp chuyển tải, lớp điều khiển và lớp ứng dụng.
SURPASS NG Access SURPASS NG Optics SURPASS NG Switching SURPASS NG Management NGN Control NGN Management NGN Control NGN Core NGN Access PSTN/ Mobile Network Media Gateways Switch Switch Switch Media Gateway Access Gateway Metro Optics IP/Optical Backbone Residential Customers Triple Play Voice, Video, Data
Multi-Service Access Application/ Video Servers Business Customers LAN PBX CPE
Hình 5.6 Các lớp trong giải pháp SURPASS của SIEMENS
Lớp truy nhập: được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Edge Router vïng B-RAS MG PSTN DSLAM Network VTN B§ tØnh thµnh Hình 5.6: Cấu hình lớp truy nhập tại mỗi tỉnh thành
Các loại Media Gateway được sử dụng trong mô hình của SIEMENS:
SURPASS hiG 1050: dung lượng 16 luồng E1/T1 (480/368 kênh VoIP)
SURPASS hiG 1100: dung lượng 16 hoặc 32 luồng E1/T1 (480/384 đến 960/786 kênh VoIP)
SURPASS hiG 1200: dung lượng 24.000 kênh VoIP
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT Ngoài ra, nhằm để cung cấp các dịch vụ mới như IPTV, Video on Demand (VOD) và đồng thời vẫn cung cấp một gateway cho mạng lõi NGN, giải pháp Multiservice Access Node (MSAN) được sử dụng. MSAN cung cấp kết hợp các dịch vụ trên nền các công nghệ truy nhập khác nhau như POTS, ISDN, ADSL, SDSL, SDH, là giao diện cho cả mạng lõi có sẵn và NGN.
Trong mô hình SURPASS, các thiết bị MSAN hay SURPASS hiX 56xx cung cấp các dịch vụ như Internet tốc độ cao xDSL, VoIP, HDTV hay bất kỳ dịch vụ nào khác tới khách hàng.
Các thiết bị MSAN được sử dụng trong mô hình của SIEMENS:
SURPASS hiX 5635: cung cấp tối đa 1080 cổng ADSL2+/VoIP.
SURPASS hiX 5630: cung cấp tối đa 576 cổng ADSL2+/VoIP.
SURPASS hiX 5625: cung cấp tối đa 360 cổng ADSL2+/VoIP.
Hình 5.8 Mô hình ứng dụng MSAN trong giải pháp của SIEMENS.
Lớp chuyển tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục và vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH.
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT Hiện tại băng thông tuyến trục đã nâng cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s / WDM. Ba Router lõi M160 Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gb/s.
Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng vềđiều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP, ... Hệ thống các Server ứng dụng (tuỳ theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.
Hình 5.9 Softswitch trong mô hình SURPASS của SIEMENS
Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ như: dịch vụ thẻ trả trước 1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT
Hình 5.10 Mô hình NGN triển khai bởi VNPT
5.3.2 Hoạt động NGN của VNPT
NGN của VNPT có ba trung tâm tương ứng với với các vùng lưu lượng và địa lý. Các trung tâm này được trang bị các lõi chuyển mạch tốc độ sử dụng công nghệ gói cụ thể là M60 của JUNIPER. Bên cạnh các Core Router Switch lõi đó là các Router biên được đấu vào các bộ Router Switch lõi từ các tỉnh thành đó là thiết bị ERX1410 và ERX1440. Các ERX này một đầu được nối tới các MG là các cổng phương tiện nối tới mạng PSTN truyền thống. Các MG hiện đang sử dụng thực tế là hiG 1000. Nó được điều khiển trực tiếp bởi Softswitch thông qua giao thức điều khiển cổng MGCP. Ngoài ra còn có một số thiết bị truy nhập dùng thay cho tổng đài hiện tại ở các vùng dân cư là các cổng truy nhập, cũng được điều khiển trực tiếp bởi Softswitch thông qua giao thức SIP hoặc H323 trong NGN.
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT Hai trung tâm Hà Nội và Tp HCM được xây dựng lớn hơn Đà nẵng, ở đây còn có các thiết bị điều khiển mà tiêu biểu là Softswitch hiQ 9200. Softswitch này sẽ quản lý và điều khiển tất cả các thực thể trong NGN. Nếu là các phần tử hoạt động với giao thức IP: thiết bị cổng, các Server hay các thuê bao IP đều có thểđược điều khiển trực tiếp bởi Sofftswitch thông qua các giao thức SIP và H323. Tại hai trung tâm này cũng có các hiQ20, hiQ30 dùng cho xử lý lưu lượng quốc tế và làm cơ sở dữ liệu.
Hệ thống quản lý được tổ chức gồm một server client network management và các client management terminal tại các trung tâm thoại ở các vùng khác nhau.
HANOI VOICE CENTER- Server-Client configuration ERX HCMC VOICE CENTER 6xE1 XP140 hiQ4000 hiQ9200 hiR200 STP STP Multi-Layer Switch Multi-Layer Switch MG – Hai Phong XP1 44 MG – Quang Ninh Note
- Server-Client trong mçi Voice Center manages all deployed SEs.
- NetM Boot is used for recovery purposes.
- Authorized terminal(s) can be extended to the other voice center(s) for application sharing and monitoring.
Communication, Application servers Server-Client Setup
HANOI VOICE CENTER- Server-Client configuration ERX HCMC VOICE CENTER 6xE1 6xE1 XP140 hiQ4000 hiQ9200 hiR200 STP STP Multi-Layer Switch Multi-Layer Switch MG – Hai Phong XP1 44 MG – Quang Ninh MG – Hai Phong XP1 44 MG – Quang Ninh Note
- Server-Client trong mçi Voice Center manages all deployed SEs.
- NetM Boot is used for recovery purposes.
- Authorized terminal(s) can be extended to the other voice center(s) for application sharing and monitoring.
Communication, Application servers Server-Client Setup Offered Applications • NetManager 4N based • Spot LT • PDC OPTIONAL - ADC or • ADC with ECB
Offered Applications • NetManager 4N based • Spot LT • PDC OPTIONAL - ADC or • ADC with ECB
Offered Applications From crentral databased Offered Applications From crentral databased
Citrix Server Citrix Server Remote View for HCMC Future Da Nang Da Nang Hình 5.11: Hệ thống quản lý và giám sát
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT Tại Hà Nội có một trung tâm kiến tạo dịch vụ đó chính là hiQ 4200. Thông qua Server này nó đóng vai trò như một OSP (Open Service Platform) để ta có thể triển khai nhiều dịch vu khác nhau trên cùng một hạ tầng mạng đó.
5.3.3 Định hướng phát triển mở rộng mạng NGN của VNPT:
− Mở rộng mạng NGN 61 tỉnh và thành phố, tăng cường năng lực mạng trục, các đường truyền nối router lõi với nhau, router lõi với router vùng sẽ được tăng tới STM-4 và STM-16, tăng cường năng lực các hệ thống ở lớp điều khiển, các dịch vụ ở lớp ứng dụng và đặc biệt là mở rộng hạ tầng xDSL cho tất cả các tỉnh còn lại với phạm vi vươn tới mọi huyện thị.
− Thực hiện thử nghiệm và thay thế các tổng đài lớp 5 bởi các Gateway của NGN.
− Cung cấp nhiều dịch vụ hơn như IP Centrex, hội nghị Web ...
− Ngoài ra, trong chiến lược hình thành tập đoàn với các Tổng công ty vùng, VNPT sẽ triển khai các mạng NGN nội hạt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mạng NGN nội hạt không chỉ kết nối liên mạng với NGN toàn quốc mà còn khai thác chung hạ tầng IP/MPLS với mạng Metro Internet cũng sẽđược xây dựng đồng thời.
CHƯƠNG 5:Tình hình triển khai và định hướng phát triển mạng NGN của VNPT
Hình 5.12: Mô hình NGN của VNPT
Hiện nay Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom cũng đang tiến hành xây dựng mạng NGN từ tháng 4/2005 theo giải pháp SURPASS của