Các nhân tố làm tăng giá lương thực

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 36 - 38)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO

3.2. Các nhân tố làm tăng giá lương thực

Giá lương thực tăng đều đều trong mấy năm trước và tăng phi mã trong thời gian gần đây, theo các chuyên gia kinh tế, là do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là các yếu tố quan trọng sau đây:

Yếu tố đầu tiên là giá nhiên liệu: Tốc độ công nghiệp hóa rất nhanh của hai nước khổng lồ ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đã làm gia tăng nhu cầu về nhiên liệu ,chủ yếu là dầu thô , mà họ phải nhập khẩu. Nhu cầu này đã khiến khả năng cung cấp dầu thô trở nên căng thẳng trên toàn cầu. Cộng với yếu tố đầu cơ, giá dầu đã vượt ngưỡng 100 USD, cao gấp 5 lần so với 13 năm trước. Và mới hôm 15/4/2008, nó đã đạt mức kỷ lục mới: 11408 USD/thùng tại sàn giao dịch New York.

Giá dầu thô và các loại nhiên liệu khác tăng khiến mọi giao dịch thương mại cũng tăng giá. Giá ngũ cốc, thịt, sữa, trứng v.v...do đó cũng tăng theo.

Một nguyên nhân khác làm cho lương thực tăng giá là cầu tăng rất nhanh trong khi nguồn cung ngày càng eo hẹp. Trở lại hai nước Trung Quốc và Ấn Độ, tăng trưởng kinh tế đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới. Tính theo đầu người, kể từ năm 1980, lớp người giàu mới ở Trung Quốc đã tiêu thụ thịt hơn 150%. Để thỏa mãn nhu cầu

cốc nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài. Việc này đẩy giá cả ngũ cốc trên toàn thế giới lên cao.

Nhiên liệu sinh học: Lợi bất cập hại

Một trong những yếu tố làm tăng giá lương thực gây nhiều tranh cãi nhất là nhiên liệu sinh học dùng để thay thế nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu diesel). Bởi lo sợ chất thải nhiên liệu hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm lên, khí hậu thay đổi, thiên tai ngày càng mãnh liệt, nhiều nước chủ trương sản xuất nhiên liệu sinh học như diesel sinh học, ethanol, butanol và propanol để thay xăng và dầu diesel trong ngành vận tải. Ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học đang phát triển mạnh ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á.

Diesel sinh học chế biến từ dầu thực vật thay thế dầu diesel trong các loại xe hơi chạy dầu diesel. Ethanol, loại nhiên liệu sinh học được dùng phổ biến nhất hiện nay, làm từ đường mía hay củ cải đường, tinh bột ngũ cốc và bắp.

Nhiên liệu sinh học, trên lý thuyết, có lợi cho môi trường, nhưng trên thực tế đã gây ra nhiều tác hại. Phong trào sản xuất nhiên liệu sinh học đã khiến diện tích rừng thu hẹp (phá rừng để trồng ngũ cốc, mía, bắp...nguyên liệu chế biến nhiên liệu sinh học). Nó cũng là nguyên nhân của khủng hoảng thiếu lương thựcvà đẩy giá lương thực lên cao chót vót. Vì vậy, nó trở thành một vấn đề chính trị quốc tế.

Tác hại của ngành sản xuất nhiên liệu sinh học bộc lộ rõ nhất ở Indonesia. Nạn tàn phá rừng ở đây đã kéo theo một vấn nạn khác: các bộ lạc không còn đất sống. Ở một vài nơi, việc sử dụng thái quá thuốc sát trùng trong việc trồng cây làm nhiên liệu sinh học làm ô nhiễm các nguồn nước, dẫn đến khan hiếm nước sạch.

Tổ chức Lương Nông (FAO) của Liên Hiệp Quốc đặc biệt rất lo về những tác hại nói trên. Jacques Diouf, Tổng Giám đốc FAO, hôm 14/4/2008, cảnh báo: “Khi chúng ta lái xe, người dân ở nhiều nước trên thế giới đói. Việc đưa số lượng lớn ngũ cốc Bắc Mỹ vào các nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học đã đạt tới giới hạn của chính trị và đạo đức. Có một thực tế là những người dân đó đang kiệt sức vì đói. Dĩ nhiên là họ không ngồi yên chờ chết đói, họ sẽ hành động”. Như ở Haiti, Bangladesh....

Nguyên nhân nữa là do giá phân bón và năng lượng lên cao, thu nhập đầu người của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ tăng, tổng mức dự trữ lương thực toàn thế giới giảm.

Yếu tố ông trời:

Yếu tố cuối cùng tác động đến cơn bão giá lương thực hiện nay là khí hậu trái đất đang thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho con người. Bão tố, hạn hán, lũ lụt ngày càng bất thường và khó dự báo đã làm giảm sản lượng lương thực đáng kể.

Tại hội nghị về thay đổi khí hậu ở Budapest, thủ đô Hungary, hồi đầu tháng này, các nhà khoa học cảnh báo rằng thay đổi khí hậu trái đất trong những thập niên tới sẽ gây ra nhiều lụt lội ở Bắc bán cầu và hạn hán ở Nam bán cầu, dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Những thiên tai kể trên sẽ dẫn đến khan hiếm lương thực vì vụ mùa thất bát. Giá lương thực vì thế sẽ tăng cao. Một ví dụ cụ thể là ở Philippines, lúa là thức ăn cơ bản của 83% dân số và trong 10 năm qua, nước này đã phải nhập khẩu gạo gấp đôi. Chính phủ Philippines năm nay sẽ phải tốn đến 1.3 tỉ USD để nhập gạo và trả mức chênh lệch giá gạo trên thị trường thế giới và giá gạo trong nước nhằm tránh những cuộc bạo loạn nổ ra.

Sự gia tăng giá cả các mặt hàng lương thực và các nhân tố làm tăng giá lương thực sẽ tác động mạnh đến tình hình giá các mặt hàng nông sản.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w