3. Một số biện pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 1 Đối với các Doanh nghiệp
3.1.1. Phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản, tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý thông tin và xúc tiến Thương mạ
tác thu thập, xử lý thông tin và xúc tiến Thương mại
Bí quyết bảo đảm sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp trước hết là thông tin. Thông tin chính là tiền đề cho sự phát triển, cho khả năng chi phối thị trường và cho thành công của doanh nghiệp. Cả thị trường trong nước và thị trường thế giới đều tác động trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần thu thập và sử lý thông tin về tình hình cung cầu của mặt hàng nông sản và các mặt hàng khác ở thị trường trong và ngoài nước, thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, thông tin về giá cả, thông tin về chính sách của nhà nước và của nước ngoài đối với hàng nông sản và các mặt hàng khác.
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến thương mại cũng rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng nông sản, bởi doanh nghiệp sẽ không có khách hàng nếu như khách hàng không biết về doanh nghiệp và không thích mua sản phẩm của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, công tác thu thập và sử lý thông tin của nhiều doanh nghiệp chưa hiệu quả, các hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu kém nên đã bỏ lỡ
nhiều cơ hội kinh doanh. Chính vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa công tác thu thập xử lý thông tin và các hoạt động xúc tiển thương mại.
Những công việc cụ thể mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian tới: Một là, thành lập một bộ phận chuyên trách việc thu thập và xử lý thông tin
Phòng này có các chức năng như: Điều tra, thăm dò nhu cầu thị trường; Chỉ ra các nhu cầu trên thị trường, các đoạn thị trường mà công ty có thể hướng tới; Thu hồi các thông tin phản hồi từ phía đối tác…
Hai là, xúc tiến các hoạt động mở văn phòng giao dịch tại những khu vực thị trường trọng điểm của doanh nghiệp, chọn các kiôt phân phối và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyếch trương và tuyên truyền thế mạnh của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, đài, báo, tạp chí…, cải tiến hình thức quảng cáo sản phẩm để phù hợp với từng nước.
Ba là, thúc đẩy và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức trong và ngoài nước: tổ chức các triển lãm, hội chợ trong nước và ngoài nước, các cuộc thi sản phẩm, quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch nông sản ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, hướng dẫn các doanh nghiệp về thương mại điện tử, xây dựng các trang web về nông sản, liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường, chào hàng và tìm đối tác kinh doanh.
Bốn là, quan hệ với các nhà phân phối lớn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng cao uy tín hàng nông sản của doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất khẩu hàng nông sản. Đồng thời đưa hàng nông sản của doanh nghiệp vào kênh phân phối của họ, qua đó nâng cao khả năng xâm nhập thị trường thế giới.
Năm là, tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác thị trường tiếp xúc được với thị trường trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao khả năng phân tích, phán đoán, xử lý
thông tin và đưa ra các giảp pháp thích hợp nhằm ứng phó trước những biến động của thị trường.
Sáu là, tranh thủ triệt để cơ hội tiếp xúc, thu thập thị trường từ các tổ chức kinh tế, thương nhân nước ngoài đến thăm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Thời gian gần đây, nước ta đã đón rất nhiều tổ chức kinh tế nước ngoài, các thương nhân đến Việt Nam. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để thu thập thông tin, tiếp xúc với các tổ chức, doanh nhân để chọn cho mình hướng kinh doanh thích hợp và ký kết được những hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản với khối lượng lớn.